K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2018

a, chuyển được . Sửa : chiều , những con thuyền lại được bến cảng dang rộng vòng tay chào đón trở về

b, chuyển được .Sửa : chủ nhật , em được bố chở về thăm bà

c, chuyển được . Sửa: nhiều nhà cao tầng được người ta xây dựng ở vùng này

d, ko chuyển được

e, ý nghĩa văn chương được Hoài Thanh viết từ những năm đầu thế kỉ 20

~ học tốt ~

28 tháng 2 2018

mình nghĩ câu d sửa được

em bị thầy giáo phê bình vì đi học muộn

mik nghĩ vậy thôi

5 tháng 4 2018

a) Chuyển đc thành câu bị động:

=> Chiều,những con thuyền trở về đc bến cảng giang rộng vòng tay chào đón.

b) Chuyển đc thành câu bị động:

=>Ở vùng này,nhà cao tầng đc người ta xây dựng nhiều.

c) Chuyển đc thành câu bị động:

=> Chủ nhật,em đc bố chở về thăm bà.

d) Không chuyển đc thành câu bị động

NẾU THẤY ĐÚNG THÌ K CHO MK NHA MN CHÚC BN HC TỐT

21 tháng 2 2022

1, câu bị động

2, câu bị động

3, câu bị động

4, câu chủ động

5, câu bị động

6, câu chủ động

7, câu chủ động

8, câu bị động

9, câu chủ động

10. câu bị động

24 tháng 8 2018

a.

    + Em được thầy giáo phê bình.

    + Em bị thầy giáo phê bình.

b.

    + Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi.

    + Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi.

c.

    + Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.

    + Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.

- Câu bị động có từ "được" khác với câu bị động có từ "bị" ở sắc thái biểu đạt: câu bị động có từ được mang hàm ý đánh giá tích cực, câu bị động có từ bị mang hàm ý đánh giá tiêu cực.

- Vì có sự khác nhau trên nên khi chuyển đổi cần lưu ý: Câu (a) nên dùng từ "bị", câu (b) có thể dùng cả 2 từ, câu (c) nên dùng từ "được" vì sự thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn vốn là điều tích cực, trong mong muốn của mọi người.

Bài 1:Trong các sau, câu nào là câu bị động?a/ Bệnh nhân ấy được mổ rồi.b/ Bác sĩ ấy được mổ bệnh nhân rồi.c/ Nó bị nước bắn vào người.d/ Xe này bị hỏng.Bài 2:Hãy chuyển đổi các câu bị động sau đây thành câu chủ động?- Toàn chi đội lớp 7A được Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương.- Ông Hoa bị con rắn cắn vào tay.- Ngày 19/5 này, em được bố mẹ đưa đi thăm quê Bác.- Chuồng...
Đọc tiếp

Bài 1:Trong các sau, câu nào là câu bị động?

a/ Bệnh nhân ấy được mổ rồi.

b/ Bác sĩ ấy được mổ bệnh nhân rồi.

c/ Nó bị nước bắn vào người.

d/ Xe này bị hỏng.

Bài 2:Hãy chuyển đổi các câu bị động sau đây thành câu chủ động?

- Toàn chi đội lớp 7A được Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương.

- Ông Hoa bị con rắn cắn vào tay.

- Ngày 19/5 này, em được bố mẹ đưa đi thăm quê Bác.

- Chuồng gà nhà em bị một con chuột chui vào.

Bài 3:Trong các câu sau đây, câu nào không biến đổi được thành câu bị động? Vì sao?

a/ Nó rời nhà lúc bảy giờ sáng.

b/ Thầy giáo nhắc nhở nó phải làm bài tập.

c/ Nó hỏi thầy giáo khi nào thì nghỉ hè.

d/ Các bạn của em ùa ra khỏi lớp.

Bài 4: Hãy ghép các câu đơn sau đây thành câu có cụm CV làm thành phần (có thể thêm bớt những từ cần thiết)

a/ Lan học giỏi.                             1/ Hoa đã gặp bạn ấy.

b/ Anh quen biết cậu ấy.               2/ Bố mẹ luôn luôn vui lòng.

c/ Chúng em biết.                         3/ Bàn đã hỏng.

d/ Bạn ấy đẹp.                              4/ Bạn ấy đã về nhà hôm qua.

Bài 5:Viết đoạn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về thông điệp “ Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần”.Trong đoạn có sử dụng ít nhất 1 câu bị động, 1câu có cụm CV mở rộng thành phần.(gạch chân,chú thích).

0
17 tháng 3 2021

1)-Chúng tôi bị người ta phản đối ý kiến.

   -Chúng tôi bị phản đối ý kiến.

2)+Ngôi nhà này được các kiến trúc sư xây dựng đã 7 năm.

   +Ngôi nhà này được xây đã 7 năm.

3)-Quyển sách này được ông viết xong vào năm 2000.

   -Quyển sách này được viết xong vào năm 2000.

4)+Ông được nhà nước tặng nhiều huân chương.      

   +Ông được tặng nhiều huân chương. 

5)-Người vi phạm luật về giao thông bị công an phạt.

   -Người vi phạm luật về giao thông bị phạt.

17 tháng 3 2021

Bài 3:

a, ý kiến của chúng tôi bị người ta phản đối

Chúng tôi bị người ta phản đối ý kiến

b, ngôi nhà được các kiến trúc sư xây dựng trong 7 năm

Ngôi nhà xây dựng trong 7 năm bởi các kiến trúc sư

c, Quyển sách này ông ta viết xong vào năm 2000

Năm 2000 ông ta viết xong quyển sách này

d, Nhiều huân chương được nhà nước tặng ông

Ông được nhà nước tặng nhiều huân chương

e, Người vi phạm luật giao thông bị công an phạt

 

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tìnhcảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chươngmà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏtrông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng...
Đọc tiếp

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương
mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm
vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”

a. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn được gạch chân
b. Câu văn in đậm đã chứng tỏ được sức mạnh nào của văn chương đối
với con người?
c. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 -10 câu để làm
sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh ”Văn chương gây cho ta những tình cảm
ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, trong đoạn có sử dụng 1
câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ)
d. Từ đó, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc học môn Ngữ văn
trong nhà trường phổ thông.

0
7 tháng 5 2020

a. Thuyền được người lái đò đẩy ra xa.

b. Bác nhận được tin yêu của nhiều người.

c. Đá được người ta chuyển lên xe.

d. Em bé được mẹ rửa chân cho.

e. Tàu hỏa bị bọn xấu ném đá lên.

Bài làm

Bài 1: Chuyển đổi các câu sau thành câu bị động

a)    Bác đã đặt tên cho các đồng chí giúp việc và phục vụ mình.

----> Các đồng chí giúp việc và phục vụ Bác được Bác đặt tên cho.

b)   Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố.

----> Nhiều tuyến đường mới trong thành phố được người ta mở thêm.

c)     Thực dân Pháp đã đàn áp dã man những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.

----> Những cuộc khỏi nghĩa của nhân dân ta bị thực dân Pháp đàn áp.

d)   Người ta đã xây dựng một chiếc đồng hồ đếm ngược ở gần Bờ Hồ.

----> Chiếc đồng hồ đếm ngược mới được người ta xây ở gần Bờ Hồ.

e)    Các công nhân đã xây xong cầu vào năm 1898.

----> Chiếc cầu được các công nhân xây xong vào năm 1898.

Bài 2: Chuyển các câu sau thành câu chủ động

a)    Năm 1945, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên

----> Vào năm 1945, người ta đã đổi tên cây cầu thành cầu Long Biên.

b)   Cầu Long Biên được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm.

----> Người ta khởi công xây dựng Cầu Long Biên vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm.

c)     Con gà bị con rắn cắn.

-----> Con rắn cắn con gà.

d)   Lọ hoa bị vỡ.

----> Em làm vỡ lọ hoa.

# Học tốt #

19 tháng 4 2020

Bài 1:
  a. Bác đã đặt tên cho các đồng chí giúp việc và phục vụ mình.
=> Tên của các đồng chí giúp việc và phục vụ mình đã được Bác đặt cho.
b. Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố.
=> Nhiều tuyến đường mới trong thành phố đã được người ta mở thêm.
c. Thực dân Pháp đã đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
=>Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man.
d. Các công nhân đã xây xong cầu vào năm 1898.
=>Cầu đã được các công nhân xây xong vào năm 1898
e. Người ta đã dựng một chiếc đồng hồ đếm ngược ở gần Bờ Hồ.
=>Một chiếc đồng hồ đếm ngược đã được người ta dựng ở gần Bờ Hồ
bài 2 ko viết câu hỏi nữa nhé
Bài 2:
a.Năm 1945,người ta đã đổi tên cầu thành cầu Long Biên
b.Người ta đã khởi công xây dựng cầu Long Biên vào năm 1898 và hoàn thành sau 4 năm
c.Con rắn cắn con gà
d.Con  mèo làm vỡ lọ hoa(hoặc Em làm vỡ lọ lọ hoa cx đc)