K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2023

Tham khảo:

Chúng tôi là những ngư dân, vốn đã gắn bó với biển khơi. Và một hành trình nữa lại bắt đầu.

Đoàn thuyền đánh cá bắt đầu xuất phát khi mặt trời đã xuống biển. Tầm vóc hiên ngang của người lao động hòa quyện với thiên nhiên, vũ trụ bao la. Đoàn thuyền đánh cá chúng tôi lại ra khơi như một đoàn quân sung sức, tràn đầy khí thế. Sóng gió không làm chúng tôi lo sợ mà trở thành bầu bạn. Những câu hát tràn ngập niềm vui cũng có sức đẩy mạnh mẽ như gió khơi.

Ngày hôm đó, chúng tôi hừng hực khí thế và tràn đầy cảm xúc. Những con người “ăn sóng nói gió” thể hiện niềm mơ ước về một chuyến đi biển thành công, mang về nhiều chiến lợi phẩm là cá. Đó là những cảm xúc thẩm mĩ về vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ đến huyền ảo của các loài cá trên biển, giữa ánh trăng và sao. Thiên nhiên trở nên lung linh, kỳ vĩ, làm tôn thêm vẻ đẹp muôn đời của vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng của đất nước Việt Nam.

Điều thú vị hơn nữa, bạn có thể sẽ rất bất ngờ với cảnh đêm trên biển. Biển thật khoáng đạt với gió, trăng, mây, với chiều cao (mây cao), chiều rộng (biển bằng) và chiều sâu (dò bụng biển). Con thuyền đánh cá chúng tôi lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm và lướt với vận tốc phi thường giữa cái vô hạn của trời, biển, giữa mây cao và biển bằng. Chúng tôi biết công cuộc đánh cá không đơn giản. Nó chẳng khác nào một trận đánh được thua. Ngư dân như tôi phải “thăm dò bụng biển” trước rồi sau đó “dàn đan thế trận”. Mỗi lần tung ra một mẻ lưới cần đảm bảo trúng luồng cá để khi đoàn thuyền trở về, các khoang thuyền đều nặng oằn, ăm ắp cá tươi ngon.

Trời sáng cũng là lúc kết thúc công việc, đoàn thuyền quay về bình minh cũng đó mà lên.

  

28 tháng 12 2020

cậu tham khảo bài văn này nha:

Chiến tranh luôn là nỗi đau đau trong lòng của mỗi con người. Nhưng có lẽ đau đớn và xót xa khôn nguôi hơn cả là những con người đã oằn mình trong cuộc chiến ấy vì bảo vệ biên cương. Hôm nay, nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, trường tôi có mời một bác cựu chiến binh đã tham gia chiến trường chống Pháp năm xưa. Trò chuyện, tâm sự với bác sau buổi lễ kết thúc tôi mới có dịp được hiểu rõ và biết được bác chính là anh lính năm xưa được nhà thơ Chính Hữu khắc họa qua bài thơ Đồng chí.

 Biết rằng hôm nay sẽ có một cựu chiến binh đến thăm trường nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam nên tôi vô cùng háo hức. Tôi ấn tượng khi nhìn thấy bác bởi vẻ ngoài thật đặc biệt. Chân dung bác là chân dung người lính đứng tuổi vô cùng uy nghi trong bộ quân trang màu xanh cùng rất nhiều quân hàm. Đó có lẽ là niềm kiêu hãnh và tự hào khôn cùng ở bác. Dáng đi của bác có phần chậm chạp hơn bởi tuổi tác. Nhìn mái tóc bạc trắng, những vết chân chim nơi khóe mắt bác giúp tôi nhận ra dấu hiệu thời gian. Để ý kĩ hơn tôi có thể thấy cánh tay hoạt động không được linh hoạt mà có phần chậm hơn bình thường. Tôi chợt hiểu ra đó có lẽ là vết thương chiến tranh đã để lại. Bác vô cùng xúc động khi bài hát Quốc ca vang lên và khi nghe về truyền thống lịch sử của dân tộc. Tôi còn chú ý hơn cả đến ánh mắt, sự chú tâm nhìn xuống các bạn học sinh phía dưới dõi theo từng hoạt động của chúng tôi.  Cuộc gặp gỡ, nói chuyện với bác diễn ra dù chỉ ít phút nhưng khiến tôi xúc động khôn nguôi. Tôi rất đỗi may mắn khi được là người đại diện cho toàn khối để lắng nghe câu chuyện của bác khi buổi lễ kết thúc. Bác hiền hậu, ân cần qua từng cử chỉ, hành động. Và tôi còn thêm bất ngờ khi biết bác chính là người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu. Bác kể về xuất thân của bác và đồng đội đều là người lính nông dân nghèo khó. Đồng đội cùng chung nhau lí tưởng, đồng đội cùng sống trong hoàn cảnh gian khó và đồng hành vượt lên khắc nghiệt với căn bệnh sốt rét, với áo rách, quần vá...Các bác đã động viên nhau vượt qua khó khăn và trở thành tri kỉ, là người bạn thân thiết gắn bó với trăng, với không khí chiến trường khắc nghiệt. Tôi chỉ biết điều ấy qua trang thơ, nay qua lời kể của bác tôi càng thêm bồi hồi, xúc động khôn nguôi.  Bác nhìn tôi với ánh mắt ánh lên niềm tin tưởng, hi vọng cũng như niềm tin vào thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Giọng bác dịu hiền yêu thương: ''Các cháu hãy cố gắng nối tiếp truyền thống cha anh. Bác và cả dân tộc đều trông chờ vào thanh niên sức dài vai rộng''. Người lính đồng chí năm xưa nay vẫn ở đây như một chứng nhân lịch sử để nhắc nhở tất cả chúng tôi bằng tình yêu thương lớn lao.  Cuộc trò chuyện với bác kết thúc giúp tôi hiểu ra nhiều điều. Chiến tranh khắc nghiệt gian khổ nhưng cũng làm sáng rõ và nổi bật vẻ đẹp của anh lính bộ đội cụ Hồ dẫu mấy chục năm qua thì vẻ đẹp ,khí thế ấy sống mãi. 
28 tháng 12 2020

à tớ quên Chúc cậu học tốt :))))))))

25 tháng 10 2021

tham khảo

Chiến tranh đã rời xa, đất nước đã hòa bình được hai năm. Thế nhưng trong tâm trí tôi vẫn in đậm những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng đó. Biết bao kỉ niệm tràn về nhưng có lẽ nhớ nhất là những đồng chí đã cùng kề vai sát cánh bên tôi.

 

Năm 1945, chiến tranh nổ ra. Khắp nơi tràn đầy khói lửa chiến tranh. Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng những thanh niên trong làng hăng hái đăng kí tham gia kháng chiến. Từ một người nông dân chỉ quen cầm cuốc cầm cày, tôi rời quê hương đến với chiến trường khốc liệt, cầm trên tay cây súng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những người thân yêu, bảo vệ quê hương cùng những hạnh phúc giản dị nơi đây. Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Trong đơn vị hầu như là những gương mặt xa lạ từ bốn phương trời hợp lại. Thế nhưng bởi vì cùng là nông dân từ những miền quê nghèo đến, cùng chung hoàn cảnh xuất thân thế nên rất nhanh tôi và mọi người đã làm quen được với nhau. Đặc biệt, tôi rất thân với anh Dũng. Quê anh là ở một vùng chiêm trũng ven biển, đất chua rất khó trồng trọt. Còn làng tôi cũng là miền đất trung du đất cày lên sỏi đá, quanh năm khô cằn. Rất nhanh chúng tôi đã trò chuyện như quen thân từ lâu.

 

Chúng tôi đóng quân ở chiến khu Tây Bắc. Thời chiến tranh loạn lạc, hoàn cảnh thiếu thốn đủ thứ. Tôi vẫn nhớ những đêm ở đây với cái rét thấu xương, tôi và anh cùng chung nhau cái chăn mỏng, nằm sát bên nhau tâm sự. Tôi và anh chia sẻ với nhau nỗi nhớ quê nhà, nhớ người thân. Anh kể về căn nhà tranh tồi tàn bây giờ để không trải qua mưa gió, về mảnh ruộng nhỏ ra đi phải nhờ bạn thân trông coi hộ, về hình ảnh người thân trong phút chia li. Thế nhưng tất cả đều không ngăn được quyết tâm ra đi của anh. Chúng tôi đều chung một lí tưởng, một mục tiêu chung, mặc cho nỗi nhớ quê nhà vẫn vững tay súng bảo vệ quê hương. Những câu chuyện nhỏ như thế, những tâm sự từ đáy lòng chia sẻ với nhau làm chúng tôi càng thêm gắn bó, trở thành tri kỷ của nhau. Và rồi dần dần phát triển thành một tình cảm thiêng liêng hơn mà bây giờ tôi càng trân trọng: tình đồng chí.

 

Chiến tranh gian khổ thiếu thốn đã để lại cho tôi nhiều kỉ niệm đáng quý. Tại vùng núi lạnh lẽo ấy, ám ảnh nhất là những cơn sốt rét rừng. Cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi vẫn còn in sâu vào trong tâm trí tôi bây giờ, chỉ nghĩ lại đã thấy rùng mình. Khi ấy, chiến khu thiếu thốn thuốc men, chúng tôi phải tự mình chống chọi với cơn sốt rét đó. Chính những giây phút thiếu thốn đó mà chúng tôi càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Rồi cả những ngày đầu vô cùng khó khăn phải chờ sự viện trợ từ quốc tế, chúng tôi thiếu thốn đủ thứ. Cái áo thì rách vai, quần thì vá chằng chịt, thậm chí trong thời tiết lạnh lẽo như thế chúng tôi còn phải đi chân trần. Nhưng khó khăn như thế chúng tôi cũng không nản lòng. Nụ cười trong giá lạnh, cái nắm tay truyền hơi ấm là động lực tiếp thêm niềm tin, sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua tất cả.

 

Đặc biệt tôi nhớ nhất những lúc kề vai sát cánh cùng nhau. Những hôm phục kích địch, chờ đợi trong đêm tối, trong rừng hoang đọng lại cả sương muối, chúng tôi đứng bên nhau dưới ánh trăng. Ngắm nhìn ánh trăng, cùng chờ đợi giặc tới. Đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần, có lúc như treo trên đầu ngọn súng. Trăng khi ấy chính là minh chứng cho tình đồng chí keo sơn của chúng tôi.

 

Những ngày tháng kháng chiến thật khó khăn, nguy hiểm nhưng thật may mắn vì bên tôi luôn có những đồng chí đồng đội cùng kề vai sát cánh chiến đấu. Chính tình đồng chí keo sơn gắn bó đã truyền cho tôi sức mạnh tiếp tục chiến đấu, góp một phần sức lực tạo nên chiến thắng cho dân tộc.

 

 

20 tháng 12 2021

Sáng hôm ấy là thứ hai, mọi thứ đều thay đổi rất nhiều, tâm trạng của tôi cũng như vậy, tôi vui tươi lắm. Bởi tôi vui tươi nên những thứ gì mà đập vào mắt tôi cũng sinh động, nhộn nhịp lắm, mọi thứ sao nay đẹp đến lạ thường.

Bước vô lớp thì mọi thứ dường như khác với tôi nghĩ, bao nhiêu ánh mắt nhìn tôi với cảm giác ghê rợn. Tôi vào chỗ ngồi, Phương vội ghé sát vào tai tôi khé nói:

- Trời ơi, cậu mà lại đi làm chuyện đó ư ???

- Ủa ? Chuyện gì vậy? - Tôi ngạc nhiên, hốt hoảng.

Phương tiếp lời:

- Hôm qua ông có giữ dùm cặp của Trân, hôm nay bạn ấy mất cái túi tiền quỹ của lớp bỏ trong cái cặp đó (Trân là thủ quỹ của lớp) nên bây giờ ai cũng nghi ngờ cậu đấy, nhưng tôi chơi với cậu lâu nay tôi nghĩ ông không làm như vậy.

Tôi sẵn lúc ấy định đến bên Trân cố giải thích nhưng bạn ấy cứ một mực lảng tránh tôi. Cả lớp ai ai thấy tôi cũng mặc cảm im lặng. Tôi gục xuống bàn, mình không có làm như vậy mà, mình không có làm như vậy mà, sao các bạn không tin mình. Tôi chạy xuống phòng vệ sinh rửa mặt và thốt lên:

- Trời ơi ! Sao các bạn không tin mình ?

 

Chạy liền lên lớp các bạn nói rằng túi tiền ấy Trân đã kiếm ra rồi, tôi đã được minh oan, các bạn đã xin lỗi tôi. Tôi vui lắm, cuối cùng mọi chuyện cũng được sáng tỏ. Bây giờ, ai ai nhìn tôi cũng cười tít mắt, vui vẻ. Tôi vui trong lòng mà không nói ra, vui vì mình không còn đấu tranh nội tâm như trước nữa, mọi nỗi lo sợ, lo các bạn sẽ xa lánh đã bay đi. Tôi thầm nhủ rằng:

Cảm ơn các bạn đã hiểu cho tôi.

3. Đoạn văn có sử dụng yếu tố đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm siêu ngắn

Kết thúc buổi liên hoan chia tay, tôi mang trong lòng một nỗi buồn nặng trĩu. Ngày mai tôi sẽ rời xa Hà Nội để đi du học, vậy mà người bạn thân nhất của tôi là Hằng lại không đến tham dự.

Đang lan man suy nghĩ, bỗng có tiếng nói của Lan cất lên từ phía sau:

- Cậu đang suy nghĩ điều gì mà nhìn tâm trạng thế?

Tôi quay lại nhìn Lan và trả lời:

- Ừ, không có gì đâu.

- Tớ biết cậu đang buồn vì Hằng không thể tới, nhưng hãy thông cảm cho bạn ấy nhé, mẹ bị ốm phải vào viện. Hằng có gửi cho cậu một lá thư và một món quà kỉ niệm đây.

Tôi mở lá thư ra đọc, từng dòng chữ khiến tôi bồi hồi xúc động. Hằng vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa chúng tôi ư? Dù bận chăm sóc mẹ ốm nhưng Hằng vẫn rất chu đáo, phải chăng tôi đã trách lầm Hằng? Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

- Hằng ơi! Cậu mãi là người bạn tốt của tớ trong cuộc đời này.

16 tháng 9 2018

* Gợi ý dàn bài:

* Mở bài:

Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc bài thơ “Đồng chí” và tình đồng chí đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp nói chung, trong bài thơ nói riêng.

* Thân bài:

- Kể về tình đồng chí đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính trong bài thơ:

   + Những người lính trong bài thơ họ đều xuất thân từ nông dân, từ những vùng quê nghèo.

   + Họ cùng chung mục đích, lý tưởng, chung nhiệm vụ.

   + Họ cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.

   + Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.

   + Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính.

   + Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối gió rét.

* Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng cụ thể là hình ảnh anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Suy nghĩ của bản thân về những người lính cách mạng...