Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những nét tiêu biểu của văn hoá Cam-pu-chia và văn hoá Lào:
* Văn hoá Cam-pu-chia:
- Chữ viết: sáng tạo ra những chữ viết của riêng mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.
- Văn học: văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật. Phản ánh những tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, giữa những con người cùng sống chung trong một cộng đồng.
- Kiến trúc: nổi tiếng nhất là quần thế kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.
* Văn hoá Lào:
- Chữ viết: Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
- Đời sống văn hóa: Người Lào thích ca nhạc và ưa múa hát, sống hồn nhiên nên các điệu múa của họ cởi mở, vui tươi. Người Lào có rất nhiều lễ hội.
- Kiến trúc: xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là tháp Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
⟹ Nền văn hoá truyền thống Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Tuy nhiên, mỗi nước lại lồng vào đó nội dung của riêng mình, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
1. Về tư tưởng, tôn giáo.
- Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo vốn được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc ; sang thời kì độc lập, càng có điều kiện phát triển. Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục, thi cử. Mặc dù vậy, từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, trong nhân dân ảnh hưởng của Nho giáo còn ít. Trong khi đó, Phật giáo lại giữ vị trí quan trọng và phổ biến. Từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, các nhà sư được triều đình coi trọng. Đạo giáo tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo. Một số đạo quán được xây dựng.
- Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy giảm. Trong khi đó, ở thế kỉ XV, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến thời Lê sơ. Sự phát triển của giáo dục Nho học cũng góp phần củng cố vị trí của Nho giáo.
- Từ thế kỉ XVI, Nho giáo suy thoái dần, tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như thời Lê sơ, thi cử không còn nghiêm túc như trước. Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện khôi phục vị trí nhưng không được như thời Lý-Trần, nhiều chùa, quán được xây dựng, một số chùa được trùng tu lại.
- Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nhiều giáo sĩ đạo Thiên Chúa phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào Đại Việt để truyền bá đạo Thiên Chúa ở cả hai Đàng, nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên nhiều nơi, đạo Thiên Chúa trở thành tôn giáo lan truyền trong cả nước. Do nhu cầu truyền đạo, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng ra đời ở thế kỉ XVII, tuy nhiên bấy giờ chữ Quốc ngữ chưa được phổ cập, phải đến thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ mới sử dụng phổ biến.
- Các tín ngưỡng truyền thống trong dân gian vẫn được duy trì, phát huy và tôn trọng như tục thờ cúng tổ tiên, các anh hùng có công với làng với nước, các đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi. Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế các hoạt động của các tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo.
2. Về giáo dục
- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, nội dung học tập quy định chặt chẽ, trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu của đất nước. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên tại kinh thành. Sang thời Trần, giáo dục, thi cử quy định chặt chẽ hơn. Thời Lê sơ, nhà nước quy định cứ 3 năm tổ chức một kì thi Hội để chọn Tiến sĩ. Trong dân gian số người đi học ngày càng đông, số người đỗ đạt cũng tăng thêm nhiều. Thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), đã tổ chức 12 khoa thi Hội có 501 người đỗ Tiến sĩ. Năm 1484, nhà nước quyết định ghi tên dựng bia Tiến sĩ. Nhiều tri thức tài giỏi đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên giáo dục nho học không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước.
- Năm 1527, nhà Mạc thành lập, tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi Hương, thi Hội để tuyển chọn nhân tài, tổ chức được 22 kì thi Hội lấy được 485 Tiến sĩ. Đến nhà Lê - Trịnh, cũng cố gắng tiếp tục mở rộng giáo dục Nho học theo chế độ thời Lê sơ, tổ chức nhiều khoa thi nhưng số người đi thi và đỗ đạt không còn nhiều như trước. Ở Đàng Trong, năm 1646 chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên theo cách riêng, việc học hành không câu nệ sách vở, khuôn sáo. Các chúa Nguyễn coi trọng khả năng thực tế và thi cử không phải là con đường tuyển quan lại duy nhất.
- Đến triều Tây Sơn, với chính sách chăm lo giáo dục của vua Quang Trung, chữ Nôm được sử dụng trong công việc hành chính, thi cử. Mặc dù vậy, nội dung giáo dục chủ yếu vẫn là kinh sử, các bộ môn khoa học tự nhiên ít được chú ý. Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn tiếp tục củng cố giáo dục Nho học. Các kì thi Hương, thi Hội vẫn được tổ chức đều đặn.
3. Về văn học
- Giáo dục Đại Việt thế kỉ X đến thế kỉ XV phát triển, đã góp phần hình thành và phát triển văn học dân tộc. Ban đầu nội dung văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo, từ thời Trần nền văn học dân tộc ngày càng phát triển. Công cuộc xây đựng, bảo vệ đất nước chống ngoại xâm đã trở thành nguồn đề chính của các bài thơ, phú và hịch như “Nam quốc sơn hà”; “Hịch tướng sĩ”; “Bạch Đằng giang phú”; “Bình Ngô Đại Cáo”;v.v...cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời, vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Thời Lê sơ, đânhs dấu bước phát triển cao của nền văn học. Cùng văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm đều phát triển, các tập thơ Nôm ra đời như “Hồng Đức quốc âm thi tập” của vua Lê Thánh Tông, “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi;...
- Từ thế kỉ XVI, Nho giáo suy thoái, văn học chữ Hán không còn vị thế như thời Lê sơ. Tuy vậy văn học chữ Nôm phát triển và chiếm vị trí quan trọng, xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng với nhiều tác phẩm đặc sắc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian phát triển rầm rộ, với tài năng của mình nhân dân đã sáng tác hàng loạt ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian..., thể hiện ước mơ về cuộc sống tự do, thanh bình của người dân lao động.
- Nửa đầu thế kỉ XIX, văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Xuất hiện nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...
4. Về nghệ thuật
- Từ thế kỉ X, nghệ thuật cũng có bước phát triển mới. Nghệ thuật kiến trúc bắt đầu phát triển, với nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng như chùa Một Cột (Diên Hựu), chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, kinh đô Thăng Long được xây dựng thời nhà Lý, thành nhà Hồ được xây dựng cuối thế kỉ XIV là những công trình nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu và đặc sắc ở nước ta. Ngoài ra ở phía Nam, các đền, tháp Chăm cũng được xây dựng mang phong cách nghệ thuật đặc sắc. Nghệ thuật điêu khắc với nhiều tác phẩm có họa tiết đặc sắc, độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc nhiều cánh bệ chân cột hình hoa sen nở,... cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn,... Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ngày càng phát triển. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.
- Trong các thế kỉ XVI - XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển, thể hiện ở các chùa mới được xây dựng như chùa Thiên Mụ (Huế), tượng Phật ở các chùa... Nghệ thuật dân gian được hình thành trong các công trình điêu khắc và kiến trúc. Nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài với nhiều phường tuồng, chèo ở các làng, các làn điệu dân ca ở các địa phương.
- Thế kỉ XIX, Nhã nhạc cung đình Huế đã trở thành món ăn tinh thần của giới quý tộc thượng lưu. Các loại hình ca múa nhạc dân gian tiếp tục phát triển trong nhân dân với các làng điệu dân ca đặc trưng của từng vùng miền. Cùng với các điệu ca, điệu múa còn có các trò chơi dân gian như đấu vật, đua thuyền, đá cầu,... Thế kỉ XVII, nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài như tuồng, chèo, múa rối,...
5. Về khoa học - kĩ thuật
- Thế kỉ X đến thế kỉ XV, nhiều ngành khoa học – kĩ thuật phát triển đạt nhiều thành tưu có giá trị cao như “Đại Việt sử kí” của Lê Văn Hưu (thời Trần), “Lam Sơn thực lục”, “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Hồng Đức bản đồ” thời vua Lê Thánh Tông. Nhà Nguyễn lập Quốc sử quán và biên soạn nhiều công trình như “Đại Nam thực lục”,... ngoài ra còn có các bộ sử do các cá nhân biên soạn như “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức,... Thế kỉ XV, một số công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên được biên soạn như “Đại thành toán pháp” của Lương Thế Vinh, “Lập thành toán pháp” của Vũ Hữu,... Về quân sự, có “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp tông bí truyền thư” của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Đầu thế kỉ XV, Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.
- Thế kỉ XVI - XVIII, số công trình khoa học tăng lên. Sử học có nhiều bộ sử như “Ô châu cận lục”, “Đại Việt thông sử”..., địa lí học có tập bản đồ “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư”, quân sự có tập “Hổ trướng khu cơ” của Đào Duy Từ,... Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời, khoa học tự nhiên vẫn chưa có điều kiện phát triển. sSVề kĩ thuật, một số kĩ thuật phương Tây du nhập vào nước ta và bước đầu hình thành, phát triển phục vụ nhu cầu quốc phòng như kĩ thuật đúc súng đại bác, đóng thuyền máy, xây thành lũy,... Nghề làm đồng hồ ra đời đã chứng tỏ sự khéo léo và khả năng sáng tạo của người Việt.
*Văn hoá Lào:
- Chữ viết: Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
- Đời sống văn hóa: Người Lào thích ca nhạc và ưa múa hát, sống hồn nhiên nên các điệu múa của họ cởi mở, vui tươi. Người Lào có rất nhiều lễ hội.
- Kiến trúc: xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là tháp Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
*Nhận xét: Nền văn hoá truyền thống Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Cam-pu-chia, Mi-an-ma trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Tuy nhiên, Lào lại lồng vào đó nội dung của riêng mình, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Văn hóa Lào
+ Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma
+ Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú, hồn nhiên
+ Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo, điển hình là Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.
Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.
Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.
Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.
Hồng lâu mộng của Tào Tuyết cần viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và tình yêu của một đôi trai gái - Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Qua đó, tác giả đã vẽ lẽn bộ mặt của xã hội phong kiến trong giai đoạn suy tàn.
Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học. Y dược... của Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau... Tổ Xung Chi (thời Nam - Bắc triều) đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ.
Thời Tần, Hán, Trung Quốc phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi...
Từ rất sớm, Trung Quốc đã có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đấu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.
Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng : giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.
Trung Quốc có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc : Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay.
- Nho giáo :
+ Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.
+ Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.
+ Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Phật giáo :
+ Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.
+ Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.
- Sử học :
+ Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.
+ Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng.
- Văn học :
+ Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị...
+ Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với những kiệt tác như Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung...
- Khoa học - kĩ thuật :
+ Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn, Y học...
+ Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
- Nghệ thuật kiến trúc : Đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như : Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động
- Tư tưởng:
+ Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
+ Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường
- Sử học
+ Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên
+ Thời Đường, Sử quán được thành lập
- Văn học
+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...
+ Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam QUốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,...
- Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học , Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,...
- Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
- Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,....
Dưới thời phong kiến, nhân dân Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ, độc đáo.
Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.
Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.
Văn học là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn học; Trung Quốc dưới thời phong kiến. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ Còi sáng mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...
Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ờ thời Minh, Thanh Ở Trung Quốc, tại các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện về sự tích lịch sử. Dựa vào đó, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm lớn, nổi tiếng đã ra đời trong giai đoạn này như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...
La Quán Trung viết Tam quốc diễn nghĩa dựa vào câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào. Nội dung cơ bản của tác phẩm miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị phức tạp giữa ba nước Nguỵ, Thục, Ngô.
Tác phẩm Thuỷ hử của Thi Nại Am tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa nông dân do Tống Giang làm thủ lĩnh tại vùng Lương Sơn Bạc. Tác phẩm đã ca ngợi tài mưu lược, lòng quả cảm của những anh hùng áo vải nên đã bị chính quyền đương thời cấm lưu truyền. Nhưng hình ảnh của các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc vẫn ăn sâu vào lòng dân và đã tạo thêm nguồn sức mạnh tinh thần cổ vũ cuộc đấu tranh chống phong kiến của nông dân Trung Quốc.
Ngô Thừa Ân kể chuyện Sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật trong các tập Tây du kí nổi tiếng. Tính cách của các nhân vật được biểu hiện trên suốt dọc đường đầy nguy nan trắc trở. Cuối cùng thầy trò Huyền Trang đã đạt được mục đích.
Hồng lâu mộng của Tào Tuyết cần viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và tình yêu của một đôi trai gái - Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Qua đó, tác giả đã vẽ lẽn bộ mặt của xã hội phong kiến trong giai đoạn suy tàn.
Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học. Y dược... của Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau... Tổ Xung Chi (thời Nam - Bắc triều) đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ.
Thời Tần, Hán, Trung Quốc phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi...
Từ rất sớm, Trung Quốc đã có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đấu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.
Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng : giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.
Trung Quốc có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc : Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay.
*Văn hoá Cam-pu-chia:
- Chữ viết: sáng tạo ra những chữ viết của riêng mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.
- Văn học: văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật. Phản ánh những tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, giữa những con người cùng sống chung trong một cộng đồng.
- Kiến trúc: nổi tiếng nhất là quần thế kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.
*Nhận xét: Nền văn hoá truyền thống Cam-pu-chia đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Tuy nhiên, Cam-pu-chia lại lồng vào đó nội dung của riêng mình, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.