Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời giải:
Các loài phát triển qua biến thái hoàn toàn là: ong, bướm, ếch
2 loài còn lại phát triển biến thái không hoàn toàn là: châu chấu, gián
Đáp án cần chọn là: B
Tham khảo:
- So sánh hình thái của sâu bướm, nhộng và bướm trưởng thành.
Sâu bướm | Nhộng | Bướm trưởng thành |
Sâu bướm thường dài và thon, không có cánh, có thể có các chân nhỏ hoặc không có chân, có hàm để ăn lá cây. Chúng có thể có nhiều màu sắc khác nhau tùy loài. | Nhộng được bao bọc trong kén, thường có màu vàng nhạt, trắng hoặc xanh, ở trạng thái tiềm sinh không cử động, không ăn, các phần phụ còn ngắn, mềm và luôn xếp gọn về mặt bụng. | Có cánh, có thể bay, có chi, có vòi hút, cánh thường có nhiều màu sắc và hoa văn. |
- So sánh trạng thái nòng nọc ếch và ếch trưởng thành.
Nòng nọc | Ếch trưởng thành |
Sống dưới nước, không có chi, có mang ngoài để hô hấp và có đuôi để bơi. | Sống dưới nước và trên cạn, có 4 chi để di chuyển, hô hấp bằng phổi và da. |
- Kết luận về kiểu biến thái của các sinh vật đã quan sát: Bướm và ếch có kiểu biến thái hoàn hoàn, do quá trình phát triển mà ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.
Tham khảo!
- Vòng đời của tằm:
- Vòng đời của châu chấu:
- Nếu muốn hạn chế châu chấu hại mùa màng thì nên tác động vào giai đoạn trứng trong vòng đời của châu chấu sẽ cho hiệu quả cao nhất. Vì đây là giai đoạn dễ tác động trong vòng đời của chúng; nếu trứng nở ra thành ấu trùng, ấu trùng phát triển thành con trưởng thành, thức ăn chủ yếu của chúng là lá cây, làm suy yếu, giảm năng suất sinh học của cây trồng; gây phá hoại mùa màng.
Tham khảo:
Sâu bướm, châu chấu, cào cào phá hoại cây xanh rất mạn và gây tổn thất lớn cho nông nghiệp bởi vì khi còn ở giai đoạn con non, chúng có đủ các enzyme tiêu hóa protein, lipid, carbohydrat nhưng lại thiếu enzyme tiêu hóa chất cellulose. Do đó việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thấp khiến chúng ăn nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Giai đoạn non là giai đoạn ấu trùng cần rất nhiều năng lượng để sinh trưởng và phát triển qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành.
Tham khảo!
- Số lượng trứng trong mỗi lần đẻ giữa các loài cá, ếch và gà là khác nhau. Trong đó số lượng trứng trong mỗi lần đẻ của cá rất nhiều, có thể lên đến hàng vạn trứng, tùy thuộc vào từng loài. Ếch có số lượng trứng trong mỗi lần đẻ thường ít hơn cá, từ vài trăm đến vào nghìn trứng. Gà chỉ đẻ trung bình 1 trứng mỗi ngày và khoảng 15-18 trứng mỗi đợt.
- Số lượng trứng trong một lần đẻ cũng là một đặc điểm thích nghi vì nó phù hợp với đặc điểm sinh sản và môi trường sống của mỗi loài. Các yếu tố môi trường, thức ăn, tỉ lệ thụ tinh,… đều ảnh hưởng đến tỉ lệ nở của trứng và khả năng sống sót của con non. Do đó, số lượng trứng trong một lần đẻ là đặc điểm thích nghi quan trọng giúp đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của loài.
Tham khảo:
a) Bướm và ếch có kiểu biến thái hoàn hoàn, do quá trình phát triển mà ấu trúng có hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.
b) Ở bướm, mỗi giai đoạn cấu tạo và sinh lí biến đổi phù hợp với chức năng sinh lí khác nhau:
- Ở giai đoạn sâu bướm có cấu tạo và sinh lí thích nghi với việc ăn lá cây giúp tích lũy dinh dưỡng, trong ống tiêu hóa của sâu có các enzyme thủy phân protein, lipid và cacbohydrate thành các chất dễ hấp thụ.
- Giai đoạn nhộng là thời điểm sự chuyển hóa bên trong diễn ra mạnh mẽ nhất giúp cho việc chuyển đổi sâu thành bướm. Giai đoạn nhộng giúp ầu trùng bướm trải qua điều kiện môi trường sống khó khăn như lạnh giá, thiếu thức ăn,….
- Giai đoạn bướm thích nghi với chức năng sinh sản. Trong ống tiêu hóa chỉ có enzyme sucrase tiêu hóa đường sucrose, nên chúng sống bằng mật hoa.
* Ở ếch, sự phát triển qua biến thái hoàn toàn mang tính chất thích nghi để duy trì sự tồn tại của loài đối với điều kiện khác nhau của môi trường sống:
- Giai đoạn nòng nọc sống trong nước, chúng có đuôi để bơi, không có chi, có mang ngoài để hô hấp. Nòng nọc có hệ tiêu hóa hoàn thiện dần để trở thành động vật ăn thịt. Qua thời gian, các mô, cơ quan cũ của nòng nọc (mang ngoài, đuôi,…) tiêu biến dần đi, đồng thời các mô, cơ quan mới hình thành, thức ăn chủ yếu là các loại tảo.
- Giai đoạn ếch sống trên cạn và dưới nước, hô hấp bằng phổi và da, có bốn chi để di chuyển, thức ăn chủ yếu của ếch trường thành thường là côn trùng và ấu trùng của các loài động vật khác.
- Biến thái trong cuộc đời của ếch và bướm gần như là dống nhau vì đều là biến thái hoàn toàn vì ấu trùng có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành.
- Còn châu chấu thì khác hoàn toàn với bướm và ếch vì châu chấu phát triển qua biến thái không hoàn toàn tức là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành và ở châu chấu thì chúng phải trải qua nhiều lần lột xác mới trưởng thành.