Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX :
Cần Vương có nghĩa là giúp vua cứu nước
- Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
- Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
- Về lực lượng :
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
-Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
- Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
- Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
- Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...
Sau hai bản hiệp ước năm 1883 và năm 1884, phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết quyết tâm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, thẳng tay trừng trị những kẻ thân Pháp và đưa Ham Nghi lên ngôi vua . Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phe chủ chiến.
Đêm ngày 4 rạng ngày 5 / 7 / 1885 phe chủ chiến phản công tại kinh thành Huế nhưng thất bại . Trong quá trình đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở ( Quảng Trị ) , ngày 13 / 7 / 1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra " Chiếu Cần Vương " kêu gọi văn thân sĩ phu yêu nước và nhân dân đùng lên giúp vua cứu nước .
Hưởng ứng " Chiếu Cần Vương " , một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần vương
Câu 1:
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
Câu 3:
Nội dung | Khởi nghĩa Yên Thế | Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương |
Mục đích | Chỗng lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. | Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến. |
Thời gian tồn tại | Diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. | Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam. |
Lãnh đạo | Nông dân. | Văn thân, sĩ phu. |
Địa bàn hoạt động | Các tỉnh Trung và Bắc Kì. | Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì. |
Lực lượng tham gia | Nông dân | Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân. |
Phương thức đấu tranh | Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến. | Khởi nghĩa vũ trang. |
Tính chất | Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát | Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc. |
#k
Vì là thuyết minh nên cho phép mình có một chút ý tham khảo nha:
Việt Nam với trên 3.000 km bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam và hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ, Việt Nam có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng về hải phận, an ninh, quốc phòng. Các thế hệ người Việt Nam bao đời nay đã đổ mồ hôi, xương máu để xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với những vùng biển, đảo của Tổ quốc. Để chung tay góp sức vào công cuộc bảo vệ và phát huy thế mạnh kinh tế-xã hội của các vùng biển, đảo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch phát hành 03 bộ tem về chủ đề Biển, đảo Việt Nam: bộ 1 “Sinh vật biển” (2018), bộ 2 “Tàu cảnh sát biển Việt Nam” (2020), bộ 3 “Động vật đặc hữu” (2022). Bộ tem bưu chính “Biển, đảo Việt Nam: Sinh vật biển” được tổ chức phát hành theo nghi thức đặc biệt tại tỉnh Khánh Hòa, nơi có bờ biển dài, nhiều cửa lạch, vịnh, đảo, quần đảo, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh (cửa ngõ thông ra biển Đông), thuận tiện về giao thông đường biển, có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biển và có vai trò quan trọng, chiến lược quốc phòng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Việc phát hành bộ tem tại đây càng làm tăng thêm ý nghĩa và làm lan tỏa tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương, chung sức vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đến người dân Khánh Hòa, đồng bào trong nước và kiều bào ở ngoài nước. Bộ ten bưu chính “Biển, đảo Việt Nam: Sinh vật biển” (gồm 04 mẫu tem và 01 blốc tem), được thiết kế bằng ngôn ngữ hội họa với bút pháp hiện thực cổ điển. Các tác phẩm sơn dầu trên vải đã được chuyển lên tem bưu chính đã thể hiện sống động các loài sinh vật biển cùng môi trường sống đa dạng trong không gian đa chiều với ánh sáng và chuyển động của đại dương bao la. Bộ tem giới thiệu về những sinh vật biển lung linh, sắc màu huyền ảo tại các vùng biển, đảo của Việt Nam. Hình ảnh những sinh vật biển nổi bật, rực sáng gắn liền với sự trường tồn, bất khuất, mạnh mẽ ra khơi bám biển của ngư dân Việt Nam. Việc phát hành bộ tem bưu chính này là một trong những hoạt động cụ thể, thiết thực của Bộ TTTT nhằm tuyên truyền, quảng bá về tài nguyên biển của đất nước để mọi người dân Việt Nam cùng chung sức, chung lòng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quê hương - phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam chúng ta. Những con tem bưu chính nhỏ bé sẽ gửi tới bạn bè quốc tế những hình ảnh về những sinh vật biển đặc hữu của Việt Nam, về sự tươi đẹp của đất nước Việt Nam. Từ những mẫu tem này, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã phát hành tem truyền thông mang thông điệp “Bưu điện Việt Nam chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo” được cung ứng trên toàn mạng lưới 63 Bưu điện tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ bưu thiếp với chủ đề “Trường Sa – Biển đảo quê hương” có dán sẵn tem để gửi tặng chiến sỹ, người dân sống trên đảo Trường Sa và du khách đến thăm và làm việc tại đảo Trường Sa, món quà là thông điệp gửi trao, nối liền khoảng cách giữa đất liền và đảo xa, giới thiệu hình ảnh Trường Sa đi khắp mọi miền Tổ quốc và ra thế giới.
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy. Mỗi quân thứ gồm 100 - 500 người, phân bố đồng đều trên địa bàn hoạt động.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương. Khi khởi nghĩa tan rã cũng là lúc phong trào Cần Vương kết thúc.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mộc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
- Trình độ trang - thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục, được xây dựng công sự, rèn - đúc - chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường, tích trữ lương thảo...)
- Phương thức tác chiến: đánh du kích và vận động chiến; có sự chỉ huy phối hợp thống nhất và tương đối chặt chẽ nhờ dựa vào vùng rừng núi hiểm trở; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương.
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương vì:
+ Đây là cuộc khởi ngĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.
+Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là các văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ- Tỉnh.
+ Thời gian tồn tại 10 năm
+Tính chất ác liệt chống Pháp và chính quyền phong kiến bù nhìn, tính chất cuộc khởi nghĩa có sự thay đổi : đó là sự xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và chính quyền phong kiến tay sai , tức nội dung dân tộc của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện rõ, chứ không còn là xung đột giữa đế quốc và phong kiến.
Bài viết cung cấp cho người đọc:
+ Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)
+ Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.
+ Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn
+ Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.
Ngày 5-6-1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).
Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).
Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.
Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).
Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.
Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
Bài thơ được viết vào tháng 2/1941 tại hang Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nhan đề bài thơ: Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. Tức cảnh sinh tình là ngắm cảnh mà có cảm xúc muốn làm thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ truyền thống: Thất ngôn tứ tuyệt. Kết cấu: Ba câu đầu là tả cảch sinh hoạt vật chất của Bác ở Pác Bó. Câu kết phát biểu cảm xúc và suy nghĩ của Người.
Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó - một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.