Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều
2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
. - Nội dung của tám câu thơ: Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.
b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
1, Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.
- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.
2, Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:
Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".
3, Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:
- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)
- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)
- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)
- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)
- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)
Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.
4, Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
5, Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.
Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Trong ca dao, hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa; mà thông dụng nhất là ý nghĩa ẩn dụ. Con cò là hình ảnh người nông dân, là hình ảnh người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống. Chế Lan Viên đã khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò ở nội dung biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
2
- Tác giả đã chia bài thơ thành ba đoạn. Bố cục này được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm và xuyên suốt cả bài thơ đó là hình tượng con cò trong mối quan hẹ với cuộc đời con người.
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.
+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mồi con người. - Ở đoạn 1, hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây, tác giả chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò ở ca dao. Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người với những lời ru, ca dao,dân ca.
Trong đoạn 2, hình ảnh con cò trong ca dao đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh con cò đã được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ, như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng và nâng đờ con người trong mỗi chặng đường đời. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
Trong đoạn 3, hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đốn suốt cuộc đời.
Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.
Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.
Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.
Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:
- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".
- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".
Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.
Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"
Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.
Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...
Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.
Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.
Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.
Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.
Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:
- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".
- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".
Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.
Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"
Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.
Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...
Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện. Ánh trăng- ùa vào căn phòng soi sáng không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi áp sát song cửa, ngửa mặt lên nhìn trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Xúc động trào dâng, tôi thấy rưng rưng trong lòng, rưng rưng khóe mắt…
Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba năm rồi. Tôi về thành phố, sống trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hòa bình, đời sống đã khác xưa. Nhà cao cửa rộng, tiện nghị hiện dại, khác xa vói những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng sông, cùng bể, cùng trăng. Có lẽ giờ đây tôi đã quen với ánh điện, cửa gương trong đời sống hiện đại đủ đầy, giàu sang mà lãng quên, vô tình với trăng. Trăng vẫn đi qua ngõ, vậy mà tôi như không thấy, vô tình, bạc bẽo, dửng dưng như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình đèn điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sáng cho bầu trời, mặt đất, nhân gian mà không giận hờn, trách móc.
Đối diện với trăng trong tình huống bất ngờ, trăng đã gợi cho tôi biết bao kỉ niệm ấu thơ sống với đồng, sông, rừng, bể, hòa nhập gắn bó vói thiên nhiên. Trăng gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rổn của mình, yêu trăng yêu cả chú Cuội, chị Hằng; về một thời chiến tranh ác liệt ở rừng ở rú được nhân dân che chở, yêu thương, Ngày ấy không có điện, trăng là bạn cố tri thường cùng tôi đàm tâm độc thoại, là bạn chiến đấu “Đầu súng trăng treo”, là gương mặt mĩ nữ gợi bao khao khát yêu thương, gợi bao cánh thơ bay bổng tâm hồn… Ngày ấy, duy nhất chỉ sống với trăng. Tình yêu thiên nhiên hồn nhiên như cỏ cây hoa lá không hề vụ lợi, ngỡ chẳng bao giò tôi quên… Ấy thế mà, khi cuộc sống đủ đầy, lòng tôi cũng đổi thay… vô tình nhìn trăng như người dưng qua ngõ.
Đối diện với trăng đêm nay, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như sông, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa… cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh – nhìn tôi – ánh trăng im phăng phắc. Tôi hiểu trong sự im lặng ấy như nghiêm khắc, lại như chất chứa một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng “kể chi người vô tình”. Chính sự độ lượng của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiển bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất, đã kể vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhau đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?
Cảm ơn trăng đã nhắc nhở tôi đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, “Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”. Nếu không biết trân trọng quá khứ, gìn giữ và biết ơn, người ta rất dễ biến chất thành kẻ vô tình, vô tâm, vong ân bội nghĩa.
Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện. Ánh trăng- ùa vào căn phòng soi sáng không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi áp sát song cửa, ngửa mặt lên nhìn trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Xúc động trào dâng, tôi thấy rưng rưng trong lòng, rưng rưng khóe mắt…
Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba năm rồi. Tôi về thành phố, sống trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hòa bình, đời sống đã khác xưa. Nhà cao cửa rộng, tiện nghị hiện dại, khác xa vói những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng sông, cùng bể, cùng trăng. Có lẽ giờ đây tôi đã quen với ánh điện, cửa gương trong đời sống hiện đại đủ đầy, giàu sang mà lãng quên, vô tình với trăng. Trăng vẫn đi qua ngõ, vậy mà tôi như không thấy, vô tình, bạc bẽo, dửng dưng như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình đèn điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sáng cho bầu trời, mặt đất, nhân gian mà không giận hờn, trách móc.
Đối diện với trăng trong tình huống bất ngờ, trăng đã gợi cho tôi biết bao kỉ niệm ấu thơ sống với đồng, sông, rừng, bể, hòa nhập gắn bó vói thiên nhiên. Trăng gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rổn của mình, yêu trăng yêu cả chú Cuội, chị Hằng; về một thời chiến tranh ác liệt ở rừng ở rú được nhân dân che chở, yêu thương, Ngày ấy không có điện, trăng là bạn cố tri thường cùng tôi đàm tâm độc thoại, là bạn chiến đấu “Đầu súng trăng treo”, là gương mặt mĩ nữ gợi bao khao khát yêu thương, gợi bao cánh thơ bay bổng tâm hồn… Ngày ấy, duy nhất chỉ sống với trăng. Tình yêu thiên nhiên hồn nhiên như cỏ cây hoa lá không hề vụ lợi, ngỡ chẳng bao giò tôi quên… Ấy thế mà, khi cuộc sống đủ đầy, lòng tôi cũng đổi thay… vô tình nhìn trăng như người dưng qua ngõ.
Đối diện với trăng đêm nay, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như sông, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa… cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh – nhìn tôi – ánh trăng im phăng phắc. Tôi hiểu trong sự im lặng ấy như nghiêm khắc, lại như chất chứa một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng “kể chi người vô tình”. Chính sự độ lượng của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiển bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất, đã kể vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhau đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?
Cảm ơn trăng đã nhắc nhở tôi đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, “Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”. Nếu không biết trân trọng quá khứ, gìn giữ và biết ơn, người ta rất dễ biến chất thành kẻ vô tình, vô tâm, vong ân bội nghĩa.
Phân tích :" Tưởng người ... người ôm ." Qua khổ thơ em hiều gì về những phẩm chất tốt đẹp của Kiều .Qua đó , em hãy nhận xét về chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du.
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
- Đi vào phân tích.
Về chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du, hãy làm rõ những ý sau :
- Xót xa : Ông xót xa trước số phận bi thảm của Kiều, khắc họa sâu sắc tâm trạng của Kiều.
- Phê phán : tái hiện cuộc sống, cảnh ngộ của Kiều, từ đó phê phán xã hội phong kiến lúc bấy giờ ra sao?
- Trân trọng và cảm thông : thái độ của tác giả đối với Thúy Kiều cũng như đối với số phận những người phụ nữ thời phong kiến nói chung.
Tạm quên đi những chia xé trong lòng, Kiều nhớ về những người thân:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Trái với những quy định phong kiến, Kiều nhớ về người yêu rồi mới nhớ cha mẹ. Trong lúc này, nỗi đau dứt tình người yêu như còn rớm máu, kỉ niệm như còn mới đây thôi. Hơn thế nữa Kiều lại bị Mã Giám Sinh làm nhục, sau đó bị đưa vào chốn lầu xanh nên nỗi đau lớn nhất của nàng lúc này là:
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Chính bởi thế mà người đầu tiên nàng nghĩ tới là chàng Kim. Với cha mẹ, nàng đã hi sinh bán mình nên phần nào đã đáp đền được ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, nàng là kẻ phụ tình, lỗi hẹn. Trong tâm cảnh như thế, để Kiều nhớ chàng Kim trước là sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người yêu là nhớ tới đêm trăng thề nguyền. Vừa mới hôm nào, nàng cùng chàng uống chén rượu thề nguyền son sắc, một lòng cùng nhau một đời mà nay mối tình duyên đã chia lìa đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim rỉ máu. Kiều đau đớn hình dung Kim Trọng vẫn ngày ngày hướng về nàng để chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng Kim bao nhiêu thì Kiều lại thương cho thân mình bấy nhiêu. Thương mình bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, nàng hiểu rằng tấm son mà nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của nàng đến khi nào mới rửa cho được. Trong nỗi nhớ còn có cả nỗi xót xa, ân hận. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn, Kiều đã tạm để nỗi lòng mình lắng xuống và nhớ tới Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thuỷ của một con người.
Nếu khi nhớ tới Kim Trọng, Kiều tưởng thì khi nghĩ tới cha mẹ Kiều xót:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Nàng thương cha mẹ từ bấy đến nay vẫn sớm chiều tựa cửa ngóng chờ tin của đứa con lưu lạc. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể quạt nồng ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Thành ngữ quạt nồng ấp lạnh, điển cố Sân Lai, gốc tử đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay. Cha mẹ thì mỗi người thêm một già yếu mà nàng thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ đây khoảng cách không gian giữa nàng và cha mẹ là cách mấy nắng mưa. Thiên nhiên không chỉ tàn phá cảnh vật mà còn tàn phá cả con người. Lần nào khi nhớ tới cha mẹ, Kiều cũng nhớ ơn chín chữ cao sâu và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi vào chiều dài thời gian, vào chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm da diết, sâu xa. Dù đau buồn bất hạnh nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương, nhân hậu, vị tha. Nàng là người tình chung thuỷ, là người con rất mực hiếu thảo, là người có tấm lòng vị tha đáng trọng. Hai nỗi nhớ được biểu hiện khác nhau đó cùng là sự cảm thông lạ lùng của nhà thơ, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với con người.
Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, Kiều cảm thấy xa cách, hoang vắng, một mình một bóng bơ vơ, bị giam cầm cách biệt nơi đất khách quê người, xa quê hương, xa người yêu của mình:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Ở lầu Ngưng Bích Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước, đó là một nét bút đặc sắc, độc đáo và phù hợp với tâm lí, thể hiện tấm lòng chung thủy của Kiều. Các từ ngữ “tưởng”, “trông”, “chờ” trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều đã làm bật lên nỗi nhớ Kim Trọng khôn nguôi của nàng. Kiều càng nhớ về lời thề đôi lứa, lời hẹn ước trăm năm ở vườn Thúy lại càng thương cho Kim Trọng. Chén rượu thề như còn đây mà nay mỗi người như mỗi ngả khiến nàng ân hận, xót xa như kẻ phụ tình. Nàng tưởng tượng Kim Trọng đang hướng về mình, “rày trông mai chờ” uổng công vô ích khiến nàng càng thêm xót xa, càng thấp thỏm lo âu. Dù cho mỗi người một phương nhưng tình cản, tấm lòng son của nàng dành cho Kim Trọng là mãi mãi, không thể phai mờ. Càng nghĩ Kiều càng lo lắng, khiến nàng bật lên câu hỏi tu từ không biết trên bước đường trôi dạt nơi “bên trời góc bể” , bao giờ nàng mới có thể gột rửa sạch những hoen ố của tấm lòng son chung thủy để có thể đáp lại tình yêu của Kim Trọng dành cho nàng.
Ở nơi lầu cao ấy, nàng cũng không nguôi nhớ thương, lo lắng cho cha mẹ của mình:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Với ngôn ngữ độc thoại, kết hợp với lối viết cổ, tâm trạng ngổn ngang của Kiều hiện lên thật rõ nét. Các từ ngữ “hôm mai”, “cách mấy nắng mưa” chỉ nỗi nhớ mong cha mẹ dài theo năm tháng của nàng. Kiều xót thương cha mẹ mình ngày đêm lo lắng, “tựa cửa hôm mai” mong ngóng tin nàng, sợ cha mẹ già yếu ở nhà, không ai chăm sóc, phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, cùng với điển tích “Sân Lai”, “Gốc tử” đã nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ mình. Nàng lo sợ ở nơi quê hương, mọi thứ đã đổi thay, cha mẹ nàng lại ngày càng già yếu nên nàng vô cùng day dứt, áy náy vì chưa làm tròn bổn phận phụng dưỡng cha mẹ của người con. Từ đó tấm lòng vị tha và hiếu thảo của Kiều đã hiện lên thật rõ nét. Trong cảnh ngộ bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích, lưu lạc nơi chân trời góc bể, Kiều là người đáng thương nhất. Thế nhưng với tâm hồn cao đẹp của mình, nàng luôn hi sinh bản thân, quên đi cảnh ngộ của bản thân để lo lắng, nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ của mình. Nỗi nhớ của Kiều rất thực và có chiều sâu, từ đó cho thấy Kiều là một đứa con hiếu thảo, một người tình thủy chung và là một con người giàu lòng vị tha.
Trong thời đại ngày càng huyên náo như hiện nay, có quá nhiều thứ làm chấn động giác quan con người, song những điều làm rung động lòng người ngày càng ít. Xã hội hiện đại muôn màu, muôn vẻ, tràn đầy cám dỗ, mê hoặc.
Sống trong xã hội đầy rẫy những thú vui, bạn phải chiến thắng các thứ cám dỗ mới mong làm nên nghiệp lớn. Cám dỗ đến từ mọi phương diện, vật chất có, tinh thần có, bên trong có, bên ngoài có, có sự tham gia của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội,… Cám dỗ đến từ các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại. Mở tivi ra, bạn sẽ được ngắm nhìn bao nhiêu chiêu độc của các ca sĩ cố làm ra vẻ để quyến rũ người xem, nếu bạn không chóng lại được sự cám dỗ của âm thanh hình ảnh đó thì công việc, học hành sẽ bê trễ, lôi thôi.
Cám dỗ đến từ các thành phố ồn ào náo nhiệt, đến từ sàn nhảy, vũ trường, cám dỗ dễ đến từ non sông, đến từ những vùng đất lạ,…
Thản nhiên là trạng thái tâm lí cao nhất để đối chọi với những cám dỗ đó, đồng thời cũng là sự thăng hoa của nhân cách. Có quá nhiều thứ tốt đẹp trên thế gian này, nhưng chúng ta cần phân biệt rõ ràng những gì mới là cái đẹp mà chúng ta phải theo đuổi. Con người sống phải có lí tưởng, phải đặt niềm tin vào điều gì đó, đồng thời phải đạp bằng mọi thách thức gian nguy để thực hiện được lí tưởng của mình, có thể đó là cả sinh mạng mình! Muốn làm được như vậy, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh với cám dỗ, chiến thắng sự cám dỗ đó.
Chúng ta dễ dàng đánh mất bản thân trong sự phồn hoa huyên náo. Chiến thắng sự cám dỗ là định sẵn số phận cô độc cho mình, cô độc không phải là đau thương mà là chút nghỉ ngơi cho tâm hồn sau khi vẫy vùng thoát khỏi hố bùn lầy vật chất, cám dỗ. Hãy vứt bỏ các thứ huyên náo lại ngoài tai, ngoài mắt để tìm thấy cho tâm hồn một chốn bình yên thư giãn, hãy vứt bỏ nghìn ngày rong chơi phù phiếm để đổi lấy giây phút cô đơn cho tâm hồn nghỉ ngơi, nhìn lại chính mình. Lòng không bị vật dục sai khiến, thân không bị thói đời rượt đuổi, hãy để nhân cách thăng hoa, hãy để tâm hồn được thanh tịnh, hãy để tâm tươi sáng.
Con người sinh ra đã đối diện với định mệnh, lựa chọn con đường hạnh phúc cho mình trong muôn vàn con đường phải chọn. Chính vì thế mà chúng ta cần rèn luyện cho trái tim mình có khả năng chịu đựng cô đơn, có sự trầm lắng của trái tim nhiệt huyết nhưng biết đâu là nguy hiểm để nhận định và đối diện. Như thế lòng mình sẽ không còn nông nổi.
Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:
- Phương ngữ bắc ( Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…
- Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…
- Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…
1 số phương ngữ Bắc (miền Bắc)
1 số phương ngữ Trung (miền Trung)
1 số phương ngữ Nam (miền Nam)
Chọn đáp án: A.
Giải thích: Người mẹ thể hiện tình cảm, nỗi lòng của mình với đứa con.