Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Chức năng của các cơ quan sinh dục nam: tạo ra tế bào sinh sản hay còn gọi là tế bào sinh dục (tinh trùng) và hormone sinh sản.
Chức năng của các cơ quan sinh dục nữ: tiếp nhận tinh trùng, cấy thai, nuôi thai và sinh con.
2, Tinh hoàn nằm trong bìu để giữ mức nhiệt độ luôn thấp hơn nhiệt độ cơ thể là từ 0,5 đến 2 độ C, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tinh trùng và sản sinh hormone sinh sản (hormone testosteron)
Hình a :
Tên hóa chất : Sodium hydroxide
Công thức hóa học : NaOH
Độ tinh khiết : AR ( hóa chất tinh khiết )
Hạn sử dụng : 3 năm từ ngày sản xuất
Hình b
Tên hóa chất : Hydrochloric acid
Nồng độ hòa tan : 37%
Khối lượng mol : 36 ,46g/mol
Công thức hóa học : HCl
và một số kí hiệu cảnh báo ( phần màu đỏ )
Hình c :
Hóa chất nguy hiểm , cần lưu ý khi vẩn chuyển
Tên chất : Oxygen
Gas : thể khí
Khối lượng : 25kg
Khối lượng : 500g
Tiêu chuẩn chất lượng
Tham khảo!
- Các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu: hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. Trong đó, quan trọng nhất là thận.
- Các bộ phận chủ yếu của thận: bể thận, phần tủy và phần vỏ. Trong đó, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng nằm ở miền vỏ và miền tủy, mỗi đơn vị chức năng của thận lại được cấu tạo từ các ống thận và cầu thận
Tham khảo!
Ý 1: Sơ đồ hóa quá trình thu nhận âm thanh của tai: Âm thanh → Vành tai → Ống tai → Màng nhĩ → Các xương tai giữa → Ốc tai → Cơ quan thụ cảm → Dây thần kinh thính giác → Trung khu thính giác ở não.
Ý 2:Vai trò của vòi tai trong cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng: Vòi tai là ống nối giữa tai giữa với vòm mũi, họng. Vòi tai giúp dẫn lưu không khí từ họng mũi vào tai giữa và ngược lại, nhờ đó, đảm bảo duy trì sự cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng.
Câu 1.
- Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu dinh dưỡng, độ tuổi, giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lí của cơ thể,…
- Ví dụ:
+ Trẻ em cần có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người cao tuổi.
+ Người lao động chân tay có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nhân viên văn phòng.
+ Người bị bệnh và khi mới khỏi bệnh cần được cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.
+ Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng tăng thêm năng lượng, bổ sung chất đạm và chất béo, bổ sung các khoáng chất.
Câu 2:
Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.
Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.
- Ví dụ: Gạo tẻ
+ X: Khối lượng cung cấp, X = 400g.
+ Y: Lượng thải bỏ, Y = 400 × 1% = 4g.
+ Z: Lượng thực phẩm ăn được, Z = 400 – 4 = 396g.
Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.
Bước 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.
- Ví dụ: Giá trị dinh dưỡng của gạo tẻ
+ Protein = \(\dfrac{7,9.396}{100}\)= 31,29 g.
+ Lipid = \(\dfrac{1,0.396}{100}\)= 3, 96 g.
+ Carbohydrate = \(\dfrac{75,9.396}{100}\)= 300,57 g.
Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.
Tên thực phẩm | Khối lượng (g) | Thành phần dinh dưỡng (g) | Năng lượng (Kcal) | Chất khoáng (mg) | Vitamin (mg) | |||||||||
X | Y | Z | Protein | Lipid | Carbohydrate |
| Calcium | Sắt | A | B1 | B2 | PP | C | |
Gạo tẻ | 400 | 4,0 | 396 | 31,29 | 3,96 | 300,57 | 1362 | 273,6 | 10,3 | - | 0,8 | 0,0 | 12,7 | 0,0 |
Thịt gà ta | 200 | 104 | 96 | 22,4 | 12,6 | 0,0 | 191 | 11,5 | 1,5 | 0,12 | 0,2 | 0,2 | 7,8 | 3,8 |
Rau dền đỏ | 300 | 114 | 186 | 6,1 | 0,56 | 11,5 | 76 | 536 | 10 | - | 1,9 | 2,2 | 2,6 | 166 |
Xoài chín | 200 | 40,0 | 160 | 0,96 | 0,5 | 22,6 | 99 | 16 | 0,64 | - | 0,16 | 0,16 | 0,5 | 48 |
Bơ | 70 | 0,0 | 70 | 0,35 | 58,45 | 0,35 | 529 | 8,4 | 0,07 | 0,4 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
Bước 4: Đánh giá chất lượng khẩu phần ăn:
- Protein: 31,29 + 22,4 + 6,1 + 0,96 + 0,35 = 61,1 (g)
- Lipid: 3,96 + 12, 6 + 0,56 + 0,5 + 58,45 = 76,07 (g)
- Carbohydrate: 300,57 + 11,5 + 22,6 + 0,35 = 335 (g)
- Năng lượng: 1362 + 191 + 76 + 99 + 529 = 2257 (Kcal)
- Chất khoáng: Calcium = 845,5 (mg), sắt = 22,51 (mg).
- Vitamin: A = 0,52 (mg), B1 = 3,06 (mg), B2 = 2,56 (mg), PP = 23,6 (mg), C = 217,8 (mg).
So sánh với các số liệu bảng 31.2, ta thấy đây là khẩu phần ăn tương đối hợp lí, đủ chất cho lứa tuổi 12 – 14.
Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.
Tham khảo!
Các cơ quan của hệ hô hấp | Đặc điểm | Chức năng |
Mũi | Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông mũi và lớp mao mạch dày đặc. | Giúp ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi. |
Họng | Có tuyến amidan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limpho. | Dẫn khí và làm sạch không khí. |
Thanh quản | Có nắp thanh quản, có thể cử động để đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn. | Dẫn khí, phát âm, ngăn thức ăn không rơi vào đường hô hấp khi nuốt thức ăn. |
Khí quản | Có cấu tạo với các vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục. | Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi. |
Phế quản | Cấu tạo bởi các vòng sụn, chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong các phế nang của phổi. Ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ. | Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi. |
Phổi | Có xoang màng phổi chứa dịch và áp suất âm bao quanh giúp phổi không bị xẹp. Gồm nhiều phế nang, phế nang được bao bọc bởi hệ thống mạch máu dày đặc. | Là nơi thực hiện trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi. |
Tham khảo!
Câu 1:
Tác động của hoạt động trồng trọt đến môi trường qua các thời kì phát triển xã hội:
- Thời kì xã hội nông nghiệp, hoạt động trồng trọt của con người đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác. Hoạt động cày với đất canh tác làm thay đổi đất và nước ở tầng mặt, khiến nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Tuy nhiên, hoạt động trồng trọt cũng đem lại lợi ích là hình thành các hệ sinh thái trồng trọt, tích lũy nhiều giống cây trồng.
- Thời kì xã hội công nghiệp, con người đã bắt đầu cơ giới hóa hoạt động trồng trọt dựa vào các loại máy bóc; nguồn nguyên, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng,… làm tác động mạnh mẽ tới môi trường sống; thuốc trừ sâu và phân bón được sử dụng nhiều cũng gây ô nhiễm môi trường.
Tham khảo!
Câu 2:
Hoạt động của con người | Hậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên |
Hái lượm | Mất nhiều loại sinh vật |
Săn bắt động vật hoang dã | Mất nhiều loại sinh vật Mất cân bằng sinh thái |
Đốt rừng lấy đất trồng trọt Khai thác khoáng sản Chiến tranh | Mất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất Ô nhiễm môi trường, Cháy rừng, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái |
Phát triển nhiều khu dân cư | Mất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái |
Chăn thả gia súc | Mất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất Ô nhiễm môi trường, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái |