K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.

Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.

Ngày 5-6-1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).

Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).

Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.

Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.

Bài thơ được viết vào tháng 2/1941 tại hang Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nhan đề bài thơ: Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. Tức cảnh sinh tình là ngắm cảnh mà có cảm xúc muốn làm thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ truyền thống: Thất ngôn tứ tuyệt. Kết cấu: Ba câu đầu là tả cảch sinh hoạt vật chất của Bác ở Pác Bó. Câu kết phát biểu cảm xúc và suy nghĩ của Người.

Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó - một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

28 tháng 8 2016

Mở bài:  Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói không nên để cho lòng ghen tị tồn tại dù chỉ là  trong suy nghĩ mỗi người.
Thân bài:
- Nêu khái niệm về ghen tị và những biểu hiện của lòng ghen tị.
- Phân biệt giữa ghen tị và thi đua: giữa ghen tị và thi đua có một khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh.
- Tác hại của lòng ghen tị:đừng để cho con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim.
- Từ đó nhắc nhở mọi người ý thức sống đúng đắn.
Kết bài:
-Khẳng định lại giữa ghen tỵ và thi đua là một khoảng cách và giá trị lời khuyên của Et-môn-đô–đơ.
-Nêu ý thức của mình trong việc trau dồi đạo đức.

25 tháng 3 2018

người cách mạng với ý trí kiên định , bản tính kiên cường

Câu 1. Tôi đi học cùa Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?A. Bút kíB. Truyện ngắn trữ tìnhC. Tiểu thuyếtD. Tuỳ bútCâu 2. Theo em nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?A. Lời nóiB. Tâm trạng C. Ngoại hìnhD. Cử chỉCâu 3. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, ông Đốc và thầy cô giáo đón các học sinh bằng thái độ, cử...
Đọc tiếp

Câu 1. Tôi đi học cùa Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Câu 2. Theo em nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?

A. Lời nói

B. Tâm trạng

C. Ngoại hình

D. Cử chỉ

Câu 3. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, ông Đốc và thầy cô giáo đón các học sinh bằng thái độ, cử chỉ:

A. Nghiêm khắc, lạnh lùng

B. Không tỏ thái độ gì đặc biệt

C. Rất ân cần niềm nở

D. Thái độ khác

Câu 4. Tự ngữ nghĩa rộng là gì?

A. Là từ ngữ mà nghĩa của nó giống với nghĩa của một số từ ngữ khác

B. Là từ ngữ mà nghĩa của nó đối lập với nghĩa của một số từ ngữ khác

C. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác

D. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm tất cả nghĩa của từ ngữ khác

Câu 5. Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mổi nhóm sau đây:

A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, vở

B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, tàu điện

C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cao

D. Nghệ thuật: âm nhạc, văn học, điện ảnh

Câu 6. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Tiểu thuyết

Câu 7. Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là một người như thế nào?

A. Là một người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc, với những “rắp tâm nhơ bẩn”

B. Là một người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ

C. La một người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay

D. Cả A và B đều đúng

Câu 8. Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm

C. Là một chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9. Thán từ là gì?

A. Là từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp

B. Là từ dùng để nhấn mạnh hoặc đánh giá sự vật, sự việc

C. Là từ dùng để biểu thị gọi tên các sự vật, hiện tượng

D. Là từ dùng để biểu thị đặc điểm các hoạt động, tính chất của sự vật

Câu 10. Câu nào trong các câu sau đây có dùng thán từ?

A. Ngày mai con chơi với ai?

B. Con ngủ với ai?

C. Khốn nạn thân con!

D. Trời ơi!

Câu 11. Nhận xét nào đúng nhất về tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê?

A. Là một tiểu thuyết hiệp sĩ nhầm chế nhạo và tạo tiếng cười đối với hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê

B. Là một tiểu thuyết nhái lại tiểu thuyết hiệp sĩ để chế giễu loại tiểu thuyết này

C. Là một tiểu thuyết viết về giới quý tộc ở Tây Ban Nha thế kỉ 16

D. Là một tiếu thuyết viết về mối quan hệ giữa quý tộc và nông dân ở Tây Ban Nha thế kỉ 16

Câu 12. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Xan-chô-pan-xa ở trong tình trạng như thế nào?

A. Tỉnh táo

B. Không tỉnh táo lắm

C. Mê muội đến mức mù quáng

D. Đang say rượu

Câu 13. Đôn-ki-hô-tê bị ngã nhưng không hề kêu đau vì?

A. Lão muốn giữ thể diện trước Xan-chô-pan-xa

B. Lão không biết đau vì làm hiệp sĩ giang hồ

C. Lão cho rằng, đã làm hiệp sĩ giang hồ thì dù có đau đớn đến đâu cũng không được rên rỉ

D. Lão tự xấu hổ với bản thân mình

Câu 14. Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Vì lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù

B. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép

C. Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại

D. Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo

Câu 15. Tình thái từ là gì?

A. Là những từ đùng để gọi đáp, kêu than

B. Là những từ đùng để biểu thị hoạt động, trạng thái sự vật

C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói

D. Là những từ dùng để biểu thị mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ

Câu 16. Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý đến điều gì?

A. Điều cần nhấn mạnh trong câu

B. Phù hợp với tầng lớp xã hội của người nói

C. Phù hợp với địa phương

D. Phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

Câu 17. Trường từ vựng là:

A. Là tập hợp tất cả các từ cò chung cách phát âm

B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ, ...)

C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa

D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt)

Câu 18. Các từ sau đây thuộc trường từ vựng nào : bờ biển, đáy biển, cửa biển, bãi biển, bán đảo.

A. Vẻ đẹp thiên nhiên

B. Địa thế vùng biển

C. Thời tiết biển

D. Sinh vật sống ở biển

Câu 19. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Có giá trị châm biếm sâu sắc

B. Là đoạn trích có giá trị kịch tính cao nhất

C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố

D. Có giá hiện thực và nhân đạo lớn

Câu 20. Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chị Dậu hiện lên là người như thế nào?

A. Giàu tình yêu thương với chồng con

B. Căm thù bọn tay sai của Thực dân Phong kiến

C. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ

D. Cả 3 ý trên

Câu 21. Theo em nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả

B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh

C. Nông dân là người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ

D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất

Câu 22. Ý nào nói đúng nhất nội dung truyện Lão Hạc?

A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người

B. Phẩm chất cao quý của người nông dân

C. Số phận đau thương của người nông dân

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 23. Nhận định nào dứng nhất về ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?

A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần

B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng

C.Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của một người nông dân

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 24. Tác phẩm Lão Hạc có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, miêu tả và biểu cảm

B. Tự sự, biểu cảm và nghị luận

C. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận

D. Tự sự , miêu tả và nghị luận

Câu 25. Từ tượng thanh là gì?

A. Là từ có hình thức âm thanh giống nhau

B. Là từ mô phỏng âm thanh cảu tự nhiên và con người

C. Là từ có hình thức cấu tạo giống nhau

D. Là từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

Câu 26. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

A. xôn xao

B. rũ rượi

C. xộc xệch

D. sòng sọc

Câu 27. Các từ tượng thanh sau mô phỏng âm thanh gì: bập bẹ, the thé, ồm ồm, oang oang, thỏ thẻ.

A. Gợi tả tiếng người cười

B. Gợi tả tiếng gió thổi

C. Gợi tả tiếng chân người đi

D. Gợi tả tiếng người nói

Câu 28. Biệt ngữ xã hội là gì?

A. Là từ ngữ được sử dụng ở một địa phương nhất định

B. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng ớp nhân dân

C. Là từ ngữ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định

D. Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội

Câu 29. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý:

A. Tình huống giao tiếp

B. Tiếng địa phương của người nói

C. Địa vị của người nói trong xã hội

D. Nghề nghiệp của người nói

Câu 30. Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biết ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá, ngự bút.

A. Biệt ngữ của những người buôn bán, kinh doanh

B. Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa

C. Biệt ngữ của sinh viên, học sinh

D. Biệt ngữ của vua quan trong triều đình pong kiến xưa

Câu 31. Nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh là ai?

A. Người mẹ

B. Ông Đốc

C. Thầy giáo

D. Tôi

Câu 32. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, tâm trạng chủ yếu của nhân vật “Tôi” trong ngày tựu trường như thế nào?

A. Vui vẻ, nô đùa

B. Không có gì đặc biệt

C. Mong chóng đến giờ vào lớp

D. Ngập ngừng e sợ, đứng nép bên người thân

Câu 33. Qua truyện Tôi đi học, “Tôi” có thái đó như thế nào đối với những người xung quanh?

A. Xa lánh

B. Thân thiện, dễ gần

C. Quyến luyến, gần gũi

D. E ngại

Câu 34. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác

B. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác

C. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác

D. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác

Câu 35. Từ ngữ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: thợ may, kỹ sư, giáo viên, bác sĩ.

A. Con người

B. Nghề nghiệp

C. Môn học

D. Tính cách

Câu 36. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung cảu đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Trình bày nổi đau khổ của mẹ bé Hồng

B. Trình bày tâm đia độc ác của người cô của bé Hồng

C. Trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ

D. Trình bày tâm trạng của chú bé Hồng

Câu 37. Trong những nội dung sau của văn bản Trong lòng mẹ, nội dung nào quan trọng nhất?

A. Tâm địa độc ác của bà cô

B. Nổi tủi hỗ cảu chú bé khi bà cô nói xấu mẹ

C. Tình yêu thương cháy bỏng của Hồng đối với người mẹ bất hạnh

D. Nổi nhớ mẹ da diết

Câu 38. Trợ từ là gì?

A. Là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc

B. Là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan

C. Là những từ biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật

D. Là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất của sự vật

Câu 39. Trong những từ ngữ được gạch chân dước đây, từ ngữ nào không phải là thán từ?

A. Ông ấy chính là thầy hiệu trưởng.

B. Ôi! Đất nước đẹp vô cùng!

C. Vâng, con đã nghe.

D. Trời ơi! Nắng quá!

Câu 40. Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?

A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn

B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn

C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn

D. Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật

3
14 tháng 4 2017

Chịu

khó quá

22 tháng 8 2017

Câu 1. Tôi đi học cùa Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

Câu 2. Theo em nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?

A. Lời nói

B. Tâm trạng

C. Ngoại hình

D. Cử chỉ

Câu 3. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, ông Đốc và thầy cô giáo đón các học sinh bằng thái độ, cử chỉ:

A. Nghiêm khắc, lạnh lùng

B. Không tỏ thái độ gì đặc biệt

C. Rất ân cần niềm nở

D. Thái độ khác

Câu 4. Tự ngữ nghĩa rộng là gì?

A. Là từ ngữ mà nghĩa của nó giống với nghĩa của một số từ ngữ khác

B. Là từ ngữ mà nghĩa của nó đối lập với nghĩa của một số từ ngữ khác

C. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác

D. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm tất cả nghĩa của từ ngữ khác

Câu 5. Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mổi nhóm sau đây:

A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, vở

B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, tàu điện

C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cao

D. Nghệ thuật: âm nhạc, văn học, điện ảnh

Câu 6. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Tiểu thuyết

Câu 7. Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là một người như thế nào?

A. Là một người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc, với những “rắp tâm nhơ bẩn”

B. Là một người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ

C. La một người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay

D. Cả A và B đều đúng

Câu 8. Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm

C. Là một chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9. Thán từ là gì?

A. Là từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp

B. Là từ dùng để nhấn mạnh hoặc đánh giá sự vật, sự việc

C. Là từ dùng để biểu thị gọi tên các sự vật, hiện tượng

D. Là từ dùng để biểu thị đặc điểm các hoạt động, tính chất của sự vật

Câu 10. Câu nào trong các câu sau đây có dùng thán từ?

A. Ngày mai con chơi với ai?

B. Con ngủ với ai?

C. Khốn nạn thân con!

D. Trời ơi!

Câu 11. Nhận xét nào đúng nhất về tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê?

A. Là một tiểu thuyết hiệp sĩ nhầm chế nhạo và tạo tiếng cười đối với hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê

B. Là một tiểu thuyết nhái lại tiểu thuyết hiệp sĩ để chế giễu loại tiểu thuyết này

C. Là một tiểu thuyết viết về giới quý tộc ở Tây Ban Nha thế kỉ 16

D. Là một tiếu thuyết viết về mối quan hệ giữa quý tộc và nông dân ở Tây Ban Nha thế kỉ 16

Câu 12. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Xan-chô-pan-xa ở trong tình trạng như thế nào?

A. Tỉnh táo

B. Không tỉnh táo lắm

C. Mê muội đến mức mù quáng

D. Đang say rượu

Câu 13. Đôn-ki-hô-tê bị ngã nhưng không hề kêu đau vì?

A. Lão muốn giữ thể diện trước Xan-chô-pan-xa

B. Lão không biết đau vì làm hiệp sĩ giang hồ

C. Lão cho rằng, đã làm hiệp sĩ giang hồ thì dù có đau đớn đến đâu cũng không được rên rỉ

D. Lão tự xấu hổ với bản thân mình

Câu 14. Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Vì lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù

B. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép

C. Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại

D. Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo

Câu 15. Tình thái từ là gì?

A. Là những từ đùng để gọi đáp, kêu than

B. Là những từ đùng để biểu thị hoạt động, trạng thái sự vật

C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói

D. Là những từ dùng để biểu thị mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ

Câu 16. Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý đến điều gì?

A. Điều cần nhấn mạnh trong câu

B. Phù hợp với tầng lớp xã hội của người nói

C. Phù hợp với địa phương

D. Phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

Câu 17. Trường từ vựng là:

A. Là tập hợp tất cả các từ cò chung cách phát âm

B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ, ...)

C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa

D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt)

Câu 18. Các từ sau đây thuộc trường từ vựng nào : bờ biển, đáy biển, cửa biển, bãi biển, bán đảo.

A. Vẻ đẹp thiên nhiên

B. Địa thế vùng biển

C. Thời tiết biển

D. Sinh vật sống ở biển

Câu 19. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Có giá trị châm biếm sâu sắc

B. Là đoạn trích có giá trị kịch tính cao nhất

C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố

D. Có giá hiện thực và nhân đạo lớn

Câu 20. Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chị Dậu hiện lên là người như thế nào?

A. Giàu tình yêu thương với chồng con

B. Căm thù bọn tay sai của Thực dân Phong kiến

C. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ

D. Cả 3 ý trên

Câu 21. Theo em nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả

B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh

C. Nông dân là người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ

D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất

Câu 22. Ý nào nói đúng nhất nội dung truyện Lão Hạc?

A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người

B. Phẩm chất cao quý của người nông dân

C. Số phận đau thương của người nông dân

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 23. Nhận định nào dứng nhất về ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?

A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần

B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng

C.Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của một người nông dân

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 24. Tác phẩm Lão Hạc có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, miêu tả và biểu cảm

B. Tự sự, biểu cảm và nghị luận

C. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận

D. Tự sự , miêu tả và nghị luận

Câu 25. Từ tượng thanh là gì?

A. Là từ có hình thức âm thanh giống nhau

B. Là từ mô phỏng âm thanh cảu tự nhiên và con người

C. Là từ có hình thức cấu tạo giống nhau

D. Là từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

Câu 26. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

A. xôn xao

B. rũ rượi

C. xộc xệch

D. sòng sọc

Câu 27. Các từ tượng thanh sau mô phỏng âm thanh gì: bập bẹ, the thé, ồm ồm, oang oang, thỏ thẻ.

A. Gợi tả tiếng người cười

B. Gợi tả tiếng gió thổi

C. Gợi tả tiếng chân người đi

D. Gợi tả tiếng người nói

Câu 28. Biệt ngữ xã hội là gì?

A. Là từ ngữ được sử dụng ở một địa phương nhất định

B. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng ớp nhân dân

C. Là từ ngữ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định

D. Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội

Câu 29. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý:

A. Tình huống giao tiếp

B. Tiếng địa phương của người nói

C. Địa vị của người nói trong xã hội

D. Nghề nghiệp của người nói

Câu 30. Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biết ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá, ngự bút.

A. Biệt ngữ của những người buôn bán, kinh doanh

B. Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa

C. Biệt ngữ của sinh viên, học sinh

D. Biệt ngữ của vua quan trong triều đình pong kiến xưa

Câu 31. Nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh là ai?

A. Người mẹ

B. Ông Đốc

C. Thầy giáo

D. Tôi

Câu 32. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, tâm trạng chủ yếu của nhân vật “Tôi” trong ngày tựu trường như thế nào?

A. Vui vẻ, nô đùa

B. Không có gì đặc biệt

C. Mong chóng đến giờ vào lớp

D. Ngập ngừng e sợ, đứng nép bên người thân

Câu 33. Qua truyện Tôi đi học, “Tôi” có thái đó như thế nào đối với những người xung quanh?

A. Xa lánh

B. Thân thiện, dễ gần

C. Quyến luyến, gần gũi

D. E ngại

Câu 34. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác

B. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác

C. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác

D. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác

Câu 35. Từ ngữ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: thợ may, kỹ sư, giáo viên, bác sĩ.

A. Con người

B. Nghề nghiệp

C. Môn học

D. Tính cách

Câu 36. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung cảu đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Trình bày nổi đau khổ của mẹ bé Hồng

B. Trình bày tâm đia độc ác của người cô của bé Hồng

C. Trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ

D. Trình bày tâm trạng của chú bé Hồng

Câu 37. Trong những nội dung sau của văn bản Trong lòng mẹ, nội dung nào quan trọng nhất?

A. Tâm địa độc ác của bà cô

B. Nổi tủi hỗ cảu chú bé khi bà cô nói xấu mẹ

C. Tình yêu thương cháy bỏng của Hồng đối với người mẹ bất hạnh

D. Nổi nhớ mẹ da diết

Câu 38. Trợ từ là gì?

A. Là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc

B. Là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan

C. Là những từ biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật

D. Là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất của sự vật

Câu 39. Trong những từ ngữ được gạch chân dước đây, từ ngữ nào không phải là thán từ?

A. Ông ấy chính là thầy hiệu trưởng.

B. Ôi! Đất nước đẹp vô cùng!

C. Vâng, con đã nghe.

D. Trời ơi! Nắng quá!

Câu 40. Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?

A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn

B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn

C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn

D. Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!

7 tháng 10 2018

Đáp án

1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b

I.VĂN BẢN (8 câu)Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản...
Đọc tiếp

I.VĂN BẢN (8 câu)

Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.

Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?

Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?

Câu 4: ***** vàng có ý nghĩa nhiều mặt đối với Lão Hạc. Theo em, ý nghĩa nào là quan trọng nhất đối với Lão Hạc?

Câu 5: Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” hãy chỉ ra những phương diện gây tác hại của bao bì ni lông?

Câu 6: Em hãy nêu trình tự diễn tả những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả Thanh Tịnh trong đoạn trích “ Tôi đi học”?

Câu 7: Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men?

Câu 8 : Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ?

II. TIẾNG VIỆT (9 câu)

Câu 1: Hãy nêu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh?Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 2 : Thế nào là trường từ vựng? Tìm 4 từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc?

Câu 3 : Thế nào là trợ từ? Xác định và nêu tác dụng của trợ từ được sử dụng trong câu văn : Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt.

Câu 4 : Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong 2 câu thơ sau ?

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

Câu 5: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 6: Tình thái từ là gì ?

- Cho câu sau đây: Con muốn đọc cuốn truyện tranh kia cơ!

Trong câu trên, tác dụng của thành phần tình thái từ là gì ?

Câu 7: - Em hiểu thế nào là nói quá?

- Tác dụng của phép nói quá trong 2 câu sau là gì ?

“...Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non...”

( Hồ Xuân Hương)

Câu 8 :

- Thế nào là câu ghép.

- Phân tích cụm chủ- vị trong câu văn sau và cho biết có phải là câu ghép không ?

“Hôm nay, trời rất trong lành và nắng rất ấm áp.”

Câu 9 : - Thế nào là thán từ ?

- Thán từ trong câu dười đây bộc lộ cảm xúc gì ?

Trời ơi ! Sao bạn lại đến đúng lúc thế ?

III. TẬP LÀM VĂN (5 đề).

Đề 1: Em hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em thích.

Đề 2: Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.

Đề 3: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.

Đề 4: Hãy giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.

3
30 tháng 11 2016

bucminhbucminhbucminhLàm ơn giúp mk vs nha các bneoeoeoeoeoeoMk sắp thi HK rùikhocroikhocroikhocroiMơn các bn nhìu lém

1 tháng 12 2016

câu 7 bài 1

- mơ ước cả đời của cụ Bơ-men

- làm Xiu khỏi bệnh

-đánh đổi cuộc đời của cụ Bơ mem

-chiếc lá giống thật khiến Xiu và Gioon xi không nhận ra

26 tháng 8 2016

Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8,  hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa  con người với con người. 

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây 
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao: 
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” 
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình: 
“Anh em như thể tay chân 
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” 
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như: 
“Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng” 
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần. 
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả: 
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn 
Lấy trí nhân để thay cường bạo” 
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ. 
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy! 
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: 
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế 
Người yêu người sống để yêu nhau"

26 tháng 8 2016

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây 
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao: 
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” 
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình: 
“Anh em như thể tay chân 
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” 
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như: 
“Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng” 
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần. 
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả: 
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn 
Lấy trí nhân để thay cường bạo” 
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ. 
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy! 
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: 
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế 
Người yêu người sống để yêu nhau"

I. VĂN BẢNCâu 1: Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh?Câu 2: Xéc-van-tét xây dựng cặp nhân vật tương phản qua hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa qua những chi tiết nào? Tác dụng của biện pháp tương phản ấy?Câu 3: Trình bày một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?Câu 4:...
Đọc tiếp

I. VĂN BẢN

Câu 1: Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh?

Câu 2: Xéc-van-tét xây dựng cặp nhân vật tương phản qua hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa qua những chi tiết nào? Tác dụng của biện pháp tương phản ấy?

Câu 3: Trình bày một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?

Câu 4: Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” em hãy trình bày những tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường?

Câu 5: Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men?

Câu 6: Hình ảnh của “cậu vàng” có ý nghĩa như thế nào đối với Lão Hạc?

Câu 7 : Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với ngưới mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?

Câu 8 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất tố.

II. TIẾNG VIỆT

Câu 1: Thế nào là câu ghép?

Phân tích cụm chủ- vị trong câu văn sau và cho biết đó có phải là câu ghép không?

Hôm nay, Lan đi xem phim còn Tuấn đang học bài và làm bài tập toán.

Câu 2: Thế nào là trường từ vựng? Tìm 4 từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc?

Câu 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 4: Em hiểu thế nào là nói quá?

Tác dụng của phép nói quá trong 2 câu sau là gì?

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

(Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)

Câu 5: Hãy nêu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 6: Thế nào là thán từ?

Thán từ trong câu dưới đây bộc lộ cảm xúc gì?

“Trời ơi! Sao bạn lại đến đúng lúc thế?”

Câu 7: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Đặt câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

III. TẬP LÀM VĂN:.

Đề 1: Em hãy kể về một trò chơi dân gian mà em yêu thích.

Đề 2 : Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.

Đề 3 : Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, em đến chúc mừng thầy cô. Em hãy kể lại buổi gâp gỡ đầy xúc động đó.

Đề 4: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.

Đề 5: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

1
25 tháng 11 2016

Phần I

câu 5: Chiếc là cuối cùng là kiệt tác vì :

-nó giống như thật => cái tâm của người nghệ sĩ

-nó có tác dụng nhiệm màu là cứu sống Giôn-xi

-đc vẽ = tình yêu thương và đức hi sinh cao cả

-nó đc vẽ (.) 1 hoàn cảnh đặc biệt

-nó vẽ = 1 tình yêu nghệ thuật chân chính

26 tháng 10 2016

Cau 1:

Chị Dậu đối phó với bọn tay sai bằng cách:

+ lúc đầu chị đấu lý. Chị van xin chúng, dùng đạo lý tối thiểu của con người ra để nói với chúng nhằm khêu gợi một chút thương tâm trong lòng bọn tay sai. Chịn nhẫn nhục chịu đựng cho dù bị bọn chúng chà đạp lên chị => chị chịu đựng để bảo vệ chồng mình

+ Đến lúc biết bọn chúng không còn chút lương tâm nào nữa thì chị chuyển sang đấu lực. Hành động " nghiến răng ken két " xưng "bà- mày" ..... (bạn tự phân tích)

Chị Dậu có được sức mạnh như vầy nhờ tình yêu thương chồng con hết mực và sự căm phẫn xã hội đầy bất công thời bấy giời

26 tháng 10 2016

Câu 2

- Lão Hạc chọn cái chết để bảo toàn số tiền và mảnh vườn của con trai và bảo toàn nhân cách của người cha. Lão sống khổ sở để con trai lão được sống một cuộc sống sung túc.

- Lão Hạc chết cũng là vì lão hối hận khi lừa một ***** và lão cho rằng lão là người có tội nên lão dằn vặt và tự tử bằng bả chó như một cách chuộc lỗi

- người dân trong xã hội xưa phải sống một cuộc sống bất công đầy bi thương và sự chèn ép chà đạp của thế lực phong kiến. Và cũng giống như lão Hạc khi bị chèn ép quá mực học phải đứng lên đấu tranh (chị D tong vb tức nước vỡ bờ) hoặc đi tu hay chọn cách chết. Số phận của họ hẩm hiu, đau thương và bất hạnh.