K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2018

Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về    phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng

Đáp án cần chọn là: D

12 tháng 9 2021

Dzịt, minh nguyet CTV, ✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, em hãy suy nghĩ về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"?"Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là ở sự thông minh và nhạy bén với cái mới… nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, em hãy suy nghĩ về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"?
"Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là ở sự thông minh và nhạy bén với cái mới… nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…".

(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Đề 2: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình (bài II).
Đề 3: Về một vẻ đẹp của bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

Đề nào có tính  định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?

1
17 tháng 3 2019

- Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể.

- Đề 2 và 3 là những dạng đề mở, yêu cầu người viết phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Đọc hiểu bài thơ:

+ Đề tài: tình yêu.

+ Chủ đề: mượn hình tượng sóng để diễn tả hình tượng tình yêu của con người.

+ Nhân vật trữ tình: người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình.

+ Thể thơ: thơ năm chữ

+ Nhịp điệu bài thơ Sóng: câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/1/1; 3/2.

+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đối, ẩn dụ.

+ Thông điệp bài thơ: Dù tình duyên trắc trở thì hãy vẫn mạnh mẽ và vẫn khát khao như Xuân Quỳnh để đến được bến bờ tình yêu.

- Tác giả Xuân Quỳnh: (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

+ Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến. 

+ Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…

+ Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.
- Hoàn cảnh sáng tác bài Sóng: được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Các ý cần trình bày là:

- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Tự tình (bài II) được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hoà trong:

+ Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.

+ Sử dụng nhiều từ ngữ thuần Việt.

+ Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao,...

- Cảm nghĩ: Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh thi sĩ là Bà Chúa thơ Nôm.



 

28 tháng 10 2021

1. Mở bài

- Giới thiệu về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương: “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

2. Thân bài

– Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ

+ Hoàn cảnh:

Thời gian nghệ thuật: đêm khuya.

Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian.

+ Tâm trạng buồn tủi của nữ sĩ:

Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận.

 

“Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn.

– Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất

+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá hiên ngang tồn tại đầy mạnh mẽ: “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”.

+ Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu:

Làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây.

Ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả.

– Bài thơ kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi.

+ “Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm.

+ Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân.

+ Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại.

3. Kết bài

Khái quát giá trị của bài thơ: Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữa vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.

31 tháng 8 2023

B. Đều vận dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

1 tháng 9 2023

Chọn B. Đều vận dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Tham khảo

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ suất sắc của Việt Nam, số lượng tác phẩm bà để lại khá nhiều, và phong cách sáng tác thơ chủ yếu của Hồ Xuân Hương chính là tả cảnh ngụ tình. Bà còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ viết nhiều về thân phận người phụ nữ, là người dũng cảm đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bênh vực cho họ và phê phán lên án gay gắt chế độ xã hội cũ. Tự tình là một trong những bài thơ hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng là của người phụ nữ nói chung.
Bài thơ Tự tình mở đầu với 2 câu thơ vừa tả cảnh nhưng cũng tả hình ảnh của một người phụ nữ - hay có thể gọi là hồng nhan. Nhưng tiếc thay, hồng nhan đó lại rơi vào hoàn cảnh cô đơn trống vắng, giữa đêm khuya u tịch.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua. Bước chân của đêm tối mới nặng nề càng làm in sâu nỗi đau đời âm ỉ, dai dẳng thiêu đốt tâm can nữ sĩ bấy lâu nay bật thốt thành lời chua chát, đắng cay. Hồng nhan là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Là một người phụ nữ có nhan sắc, nhưng lại được miêu tả “trơ với nước non”. Trước cuộc đời rộng lớn, người phụ nữ đó nhận ra thân phận của mình lẻ loi đơn chiếc, và âm thanh của trống cầm canh lại càng điểm thêm một nỗi buồn, trống vắng khó tả. Người phụ nữ ấy đã tìm đến rượu để giải sầu:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Những tưởng như nỗi bất hạnh đã khiến tâm hồn hoá thành gỗ đá nhưng không phải. Trái tim còn đập nên ý thức vẫn còn, nữ sĩ đành say cho quên vậy. Mỗi khi có chuyện gì đó sầu muộn, người xưa thường tìm đến trăng đến rượu để ngỏ cùng bầu tâm sự. Chỉ muốn uống thật say, hương rượu thật nồng để quên đi tất cả, nhưng nghịch lí thay, chén rượu đưa lên mũi, hương nồng vào mũi nhưng người muốn say nhưng tâm và suy nghĩ vẫn đang rất tỉnh. Không có nỗi buồn nào biến mất ở đây, mà càng làm hiện hữu rõ nỗi lòng của người phụ nữ lúc này. Hình ảnh vầng trăng xuất hiện nhưng khuyết chưa tròn. Phải chăng, ngụ ý cho thân phận cho hạnh phúc của chính tác giả. Là người tài giỏi nhưng duyên phận hẩm hiu, chưa một lần trọn ven. Tuổi xuân dần đi qua mà hạnh phúc vẫn chưa tới bến đỗ.
Tỉnh thì đau khổ nhưng mình vẫn còn được là mình không đến nỗi tuyệt vọng. Lời dạy của trời đất sâu kín mà rành rành trước mắt, ngụ ở ngay trong rêu đá. Hình ảnh rêu được đưa ra đây nhưng mang những dụ ý sâu xa của tác giả Hồ Xuân Hương, rêu là loài mỏng manh nhỏ bé nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ, không dừng lại đó, ở bất cứ một điều kiện nào thì nó vẫn có thể tươi tốt,dù là điều kiện sống như thế nào đi chăng nữa. Hình ảnh rêu từng đám đâm xuyên ngang mặt đất gợi ra cho chúng ta những liên tưởng mạnh mẽ về sự phản kháng mạnh mẽ cũng như sự chống đối của nó với thứ có thể mạnh hơn nó. Hình ảnh đá cũng vậy, đối lập với sự nhỏ bé của những viên đá với sự rộng lớn của trời đất, nó lại càng làm nổi bật sức mạnh của những viên đá, quả thực nó không tầm thường một tí nào. Sự đồng điệu của người và thiên nhiên, luôn đối mặt với khó khăn thách thức nhưng chưa bao giờ đi đến thành công. Kiếp làm vợ lẽ, dù cố thoát ra nhưng vẫn không được. Cho nên mới có 2 câu cuối:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Thiên nhiên thuận theo đất trời, xuân đi rồi xuân lại tới, nhưng con người lại khác, với người phụ nữ tuổi xuân trôi đi nhưng chẳng bao giờ quay lại thêm một lần nào nữa. Lại càng đáng buồn hơn cho nhưng số phận hẩm hưu, chờ mong cả tuổi xuân, chờ có một niềm hạnh phúc trọng vẹn nhưng nào đâu có được. Trước sự lẻ loi, chán chường mà Hồ Xuân Hương đã sử dụng” ngán” phần nào nói lên được nỗi lòng của thi sĩ bây giờ. Mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ, chia nhỏ ra. Không được hưởng một tình yêu một hạnh phúc trọn vẹn, tới khi tìm đến với hạnh phúc lại phải san sẻ, thật quả là đáng thương. Qua đây cũng ngầm ẩn ý về những số phận của người phụ nữ, chịu cảnh thê thiếp, dưới chế độ cũ không được coi trọng và không có quyền lên tiếng.
Tự tình là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách cũng như tư tưởng của Hồ Xuân Hương đặc biệt là những vấn đề xoay quanh người phụ nữ. Bài thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhưng không hề bi lụy bởi nổi bật lên trên hết là cốt cách cứng cỏi, tâm hồn nhạy cảm và mạnh mẽ đã giúp nữ sĩ vượt qua bao bất hạnh của cuộc đời. Bài thơ vừa là tiếng lòng riêng của nữ sĩ, vừa là tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thuở ấy. Qua đây chúng ta cũng thấy được một Hồ Xuân Hương vừa yếu mềm nhưng cũng thật ngang tàng mạnh mẽ khi dám bộc lộ những suy nghĩ của chính mình.

17 tháng 10 2018

Đáp án A