Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Học sinh thực hành cùng người thân những việc làm trên để tự bảo vệ khi có bão.
- Dấu hiệu nguy cơ sạt lở
+ Cần quan sát những thay đổi xảy ra xung quanh khu vực sinh sống như các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại), xuất hiện dấu vết sạt lở, cây bị sạp… Cửa hoặc cửa sổ bị kẹt, không thể mở ra. Vết nứt mới xuất hiện trên tường, trần, gạch, hoặc nền. Bức tường ngoài, lề đường hoặc cầu thang không nguyên dạng. Xuất hiện các vết nứt mở rộng trên mặt đất hoặc trên lối đi. Vỡ mạch nước ngầm. Mặt đất có hiện tượng phồng rộp, đường bấp bênh. Nước phun ra từ mặt đất tại nhiều vị trí mới. Hàng rào, tường chắn, cột điện, cây cối bị nghiêng hoặc di chuyển.
+ Chú ý sự thay đổi của dòng nước. Nếu nước đang từ trong chuyển sang đục thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sắp có sạt lở đất.
+ Khi bắt đầu nghe thấy tiếng rơi của đất đá và âm lượng tăng dần, mặt đất bắt đầu dịch chuyển xuống theo chiều dốc, các lớp đất thụt xuống, những âm thanh lạ, như tiếng cây gãy hoặc tảng đá va chạm với nhau tức là sạt lở đất sắp xảy ra và việc cần làm là nhanh chóng di dời khỏi khu vực nguy hiểm và thông báo cho chính quyền địa phương và hàng xóm để có thể được hỗ trợ kịp thời.
- Thực hiện những việc làm sau để bảo vệ trước nguy cơ sạt lở:
+ Tìm hiểu khu vực gần nhà đã từng xảy ra sạt lở đất.
+ Quan sát đất quanh nơi ở để phát hiện các dấu hiệu của sạt lở đất.
+ Chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc xẻng, cuộn dây,…
Đồng thời phải dọn bỏ đồ ăn nhiễm bẩn, dọn dẹp những đổ nát và vệ sinh căn nhà.
• Tìm hiểu thời gian, mức độ lũ lụt xảy ra bằng cách xem dự báo thường xuyên trên các đơn vị truyền thông.
• Cần chuẩn bị khi biết địa phương em có thể có lũ lụt và cô lập khi mưa bão: đồ ăn, lương thực, nước sạch, đèn pin, áo phao, các vật dụng y tế…
• Khi bị ngập lụt em cần mặc áo phao và tìm nơi cao ráo để trú
• Khi đang đi trên đường gặp nước lũ dâng và chảy xiết em nên dừng lại không nên tiếp tục đi và tìm sự hỗ trợ từ các người lớn.
• Sau lũ, lụt em và gia đình cần làm dọn dẹp, lau chụi sạch sẽ để khắc phục hậu quả.
Ngoài ra thì cũng nên mua trước đó thực phẩm dự trữ, hạn chế dùng đồ dùng điện.
• Để biết được hiện tượng sạt lở đất có thể xảy ra: xem dự báo thời tiết và quan sát lượng mưa hàng ngày
• Khi được biết hiện tượng sạt lở đất có thể xảy ra ở khi vực gia đình đang sinh sống, em cần: Tìm kiếm sự hỗ trợ của nhà nước, thực hiện di dân đến nơi an toàn.
1 số thiên tai VD như bão lụt, hạn hán, sạt lở đất, sóng thần,...
- Tên các hiện tượng thiên tai là:
1. Sạt lở
2. Lũ lụt
3. Bão
- Các dấu hiệu nhận biết:
- Sạt lở: Cần quan sát những thay đổi xảy ra xung quanh khu vực sinh sống như các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại), xuất hiện dấu vết sạt lở, cây bị sập…
+ Vết nứt mới xuất hiện trên tường, trần, gạch, hoặc nền.
+ Xuất hiện các vết nứt mở rộng trên mặt đất hoặc trên lối đi.
+ Mặt đất có hiện tượng phồng rộp, đường bấp bênh. Nước phun ra từ mặt đất tại nhiều vị trí mới.
+ Tiếng rơi của đất đá và âm lượng tăng dần, mặt đất bắt đầu dịch chuyển xuống theo chiều dốc, các lớp đất thụt xuống, những âm thanh lạ, như tiếng cây gãy hoặc tảng đá va chạm với nhau…
- Lũ quét:
+ Lũ quét thường xảy ra khi có lượng mưa lớn và kéo dài ở lưu vực các sông suối nhỏ miền núi, có độ dốc lớn, mặt lưu vực bị phong hoá mạnh, kết cấu kém.
+ Lũ quét thường xảy ra trong thời gian ngắn (3-6h), vào ban đêm và sáng sớm, trong các tháng mùa lũ.
- Bão:
+ Trong những ngày đẹp trời, êm gió đi biển mà thấy những đợt sóng lừng từng đợt lên xuống đều đặn với một tần số chỉ bằng một nửa tần số sóng thường, tròn đầu, cự li giữa hai đỉnh sóng rất dài (từ 200 – 300 m).
- Cách ứng phó:
+ Trước thiên tai, lập kế hoạch (Quan sát xung quanh xem nơi mình sống có nằm trong các hiện tượng thiên tai trên kia hay không.)
+ Tìm các tuyến đường di tản khẩn và tốt nhất để rời khỏi nhà và thoát khỏi thiên tai trong khu vực bạn sinh sống.
+ Chuẩn bị trong thiên tai những vật dụng thiết yếu như nước, đồ ăn liền, hộp sơ cứu, trang phục thiết yếu, dụng cụ và vật dụng khẩn cấp…
+ Sau thiên tai: Kiểm tra các đường dây điện bị đứt, bình gas, cảnh giác loài vật hoang, mặc đồ bảo hộ khi lau dọn…
- Những dấu hiệu có bão: Trong những ngày đẹp trời, êm gió đi biển mà thấy những đợt sóng lừng từng đợt lên xuống đều đặn với một tần số chỉ bằng một nửa tần số sóng thường, tròn đầu, cự ly giữa hai đỉnh sóng rất dài (từ 200 – 300 m) có vẻ hiền lành, im lặng, thứ tự nhịp nhàng thì cần đề phòng cẩn thận, theo dõi tình hình thời tiết liên tục vì có thể đó là một trong những dấu hiệu có cơn bão sắp tới (vì bình thường sóng thường có đầu nhọn, bước sóng ngắn khoảng 50 – 100 m)…
- Khi xảy ra bão, em cần thực hiện những việc sau:
+ Không trú, tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.
+ Không sử dụng điện thoại khi có sấm sét; không mang các vật dụng bằng kim loại như: cuốc, xẻng, búa, liềm,…
+ Trú ẩn nơi an toàn trong công trình kiên cố (nhà ở, trường học,…)
+ Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn.