K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2018

- “Thuế” vốn là một khái niệm đã quen thuộc. Nhưng tại sao lại gọi là “Thuế máu”? Cách đặt nhan đề tạo nên sự tò mò, mang đến sự chú ý, ấn tượng mạnh mẽ và gợi ra trong lòng độc giả nhiều suy nghĩ. Phải chăng chế chộ của thực dân xâm lược tàn bạo và hà khắc đến mức nhân dân ta phải đóng thuế bằng “máu”.

- Chữ “Máu” ở đây có lẽ Nguyễn Ái Quốc dùng với ngụ ý là sức lực, sức khỏe, hay chính là tính mạng của chính người dân.

- Cái tên "Thuế máu" này gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, gợi lên lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.

5 tháng 3 2018

Nhan đề “Thuế máu” gây cho tôi nhiều suy nghĩ đặc biệt sâu sắc và đầy sức ám ảnh. Cái tên gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Thuế máu là thứ thuế tàn nhẫn, ghê gớm nhất của chủ nghĩa thực dân, đồng thời tác giả cũng bày tỏ lòng căm phẫn,thái độ mỉa mai, châm biếm đối với tội ác của chính quyền thực dân.

5 tháng 3 2018

Nhan đề “Thuế máu” có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc và đầy sức ám ảnh. Cái tên gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Thuế máu là thứ thuế tàn nhẫn, ghê gớm nhất của chủ nghĩa thực dân, đồng thời tác giả cũng bày tỏ lòng căm phẫn,thái độ mỉa mai, châm biếm đối với tội ác của chính quyền thực dân.

18 tháng 2 2018

Thuế máu” là chương đầu trong 12 chương của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân”. Chương này chia làm ba phần:

Phần đầu: Chiến tranh và người bản xứ.

Ởphần này tác giả đã bóc trần cái giọng lưỡi phản trắc, giả dối của bọn thực dân cáo già là “toàn quyền lớn”, “toàn quyền bé”.

Để đẩy dân bản xứ vào cuộc chiến tranh, chúng vuốt ve đưa ra những lời đường mật! Từ là dân “An-nam-mít bẩn thỉu” chỉ đối xử bằng dùi cui, roi vọt nay bỗng nhiên được tôn là “những con yêu”, “những bạn hiền”! Kết quả là họ phải lìa xa gia đình và vợ con, bỏ xác trên bờ sông Mác-rơ trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ.

Cuối phần này, tác giả tố cáo nỗi đau của nhân dân bản xứ bằng những hình tượng đầy ấn tượng. Đó là “kẻ cầm súng thì bỏ xác nơi chiến địa để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”. Còn những “lính thợ” ở hậu phương thì nhiễm luồng khí độc “khạc ra từng miếng phổi! Cuối cùng trong số70 vạn người bản xứ thì có 8 vạn không bao giờ còn thấy mặt trời quê hương nữa!

Phần hai: Tác giả lên án cái gọi là “chế độ tình nguyện”.

Ởphần này tác giả đã phơi bày nỗi khổ của dân bản xứ bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưusai và bị cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện, đến nay cóthêm cái nạn “mô hình” nữa. Đây thực chất là một thứ “thuế máu”.

Dân bản xứ bị săn bắt như một thứ “vật liệu biết nói”! Sự thật thì cái chế độ “lính tình nguyện” ấy là “lùa” những người khỏe mạnh, nghèo khổ vào nơi giam giữ để khỏi bỏ trốn. Cuối cùng họ phải chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra”.

Có người phải tìm cách hủy hoại cả thân thể để mong thoát nạn bắt lính như tự làm cho mình đau mắt toét chảy mủ, tìm cách xát vào mắt bằng vôi sống hay mủ của lệnh lậu.

Trong khi đó thì bọn “chóp bu” là toàn quyền Đông Dương lại vuốt ve: “Các bạn đã tấp nập đầu quân... các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương”.

Tác giả đã lật tẩy những chiêu bài mị dân của bọn thực dân bằng cách nêu lên cảnh biểu tình chống bắt lính ở Cao Miên, và những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hòa..

Phần ba: Tác giả lên tiếng tốcáo bọn thực dân đã lật lọng nuốt lời khi người “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” trở về thì mặc nhiên trở lại giống người bẩn thỉu.

Hơn thế nữa, Bác còn phơi bày con “tim đen” của chúng trong một việc mà chính quyền thuộc địa đã phạm tới hai tội ác:

-     Một mặt chúng vẫn chưa dừng tay lôi kéo thêm nạn nhân vào cuộc huynh đệ thương tàn. Chúng đối xử rất tàn tệ với những ai còn tấm thân tàn trở lại quê hương! Khi bước chân xuống tàu họ bị lột hết các thứ tự mình mua sắm được. Họ được xếp như “lợn” dưới hầm tàu thiếu ánh sáng và không khí. Tồi tệ hơn nữa chúng còn đón chào họ bằng lời diễn văn đầy lật lọng, bất nhân: “Các anh đã bảo vệ tổ quốc... Bây giờ chúng tôi không cần anh nữa, cút đi”.

-     Mặt khác nếu là thương binh Pháp mất một phần thân thể và vợ của người tử sĩ thì được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện để tiếp tục vung tay đầu độc gây thêm tệ nạn xã hội. Cuối cùng tác giả như nói với thương binh và quả phụ của chiến tranh rằng đó là món quà nhơ nhớp chỉ nên đá văng đi.

Bằng một nghệ thuật tương phản và nhắc lại cái lưỡi của bọn thực dân, tác giả đã khái quát lên một thứ thuế nữa được đặt ra bên cạnh cái thuế thân là thuế máu.

Thuế máu chỉ là một chương của Bản án chế độ thực dân Pháp nhưng vẫn đầy đủ tính chất là bài luận, vẫn có giá trị tố cáo và thức tỉnh đồng bào.

22 tháng 3 2017

Chọn d

16 tháng 3 2018

Về mục đích: viết để tô" cáo tội ác của thực dân Pháp (như tên tác phẩm đã nêu) ở các nước thuộc địa.

Về đôi tượng: đây là vấn đề phải được xem xét kĩ lưỡng. Đối tượng trực tiếp của Bản án....không phải là nhân dân Việt Nam với hơn 90% dân sô" mù chữ lúc bấy giờ. Đối tượng của tác phẩm là nhân dân Pháp, mở rộng ra là dư luận tiến bộ trên toàn thế giới. Dù ở nhiều thành phần khác nhau nhưng họ đều có một đặc điểm cơ bản, đó là trình độ văn hoá rất cao nhưng lại chưa hiểu biết gì nhiều về các nước thuộc địa, do đó dễ dàng bị giai cấp thống trị lừa gạt. Nhiều người tin rằng, quân đội Pháp đang thực hiện những sứ mệnh cao cả, đó là đem lại hạnh phúc, no ấm cho các dân tộc thuộc địa.

Với đối tượng như vậy, chọn cách viết như thê" nào? Nếu đứng về phía nhân dân các nước thuộc địa mà tô" cáo e sẽ khó tạo được sự hấp dẫn cho bạn đọc, do đó khó đạt được hiệu quả mong muôn. Bởi vậy, thay vì tô" cáo trực tiếp, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho mình vị trí trung lập, khách quan, thậm chí đứng từ góc nhìn của người Pháp để khái quát vấn đề. Góc nhìn ấy đã tạo ra một giọng điệu châm biếm rất sâu cay khiến cho thực dân Pháp rất tức tối mà không làm gì được (về mặt pháp lí).

Gây ấn tượng với mọi người trước tiên là nhan đề: Thuế máu

Là một công dân bình thường, không ai xa lạ với chuyện đóng thuê": thuê" đường, thuê' chợ, thuê" ruộng đất, thuê" kinh doanh... Những người Pháp quan tâm đến văn học thuộc địa có thể biết ở Việt Nam (lúc bấy giờ) người dân phải đóng thuê' thân, không những người sống mà đến cả người chết cũng phải đóng (?) (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) nhưng không ai có thể tưdng tượng nổi một thứ thuê" ghê rợn đến thế: thuế máu. Khi các quan cai trị cần tiền, cần rất nhiều tiền, họ không ngại ngần gì mà không tăng thuê", đồng thời vẽ ra đủ các thứ thuê" vô lí mới, bất chấp những người nô lệ è lưng ra cũng không gánh nổi bởi vì những người nô lệ làm gì có quyền đấu tranh? Tương tự như vậy, khi các quan muốn củng cố địa vị cho mình bằng các cuộc chiến tranh hao tổn xương máu, hà cớ gì không bắt đám dân nô lệ “dễ bảo” kia đem xương máu ra mà cống nộp? Và thế là thuế máu ra đời.

18 tháng 3 2018

Một nguyên tắc được quán triệt thâu đáo trong quan điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là luôn luôn phải xác định một cách rõ ràng đối tượng, mục đích (Viết cho ai? Viết để làm gì?), từ đó đề ra phương pháp cụ thể (Viết như thế nào?). Có thể nói, thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật của Bản án chế độ thực dân Pháp nói chung và chương Thuế máu nói riêng là trên phương diện bút pháp. Mọi yếu tô" từ lời văn, câu chữ, kết cấu, giọng điệu... đều được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng các yêu cầu về đối tượng, mục đích của tác phẩm. Về mục đích: viết để tô" cáo tội ác của thực dân Pháp (như tên tác phẩm đã nêu) ở các nước thuộc địa. Về đôi tượng: đây là vấn đề phải được xem xét kĩ lưỡng. Đối tượng trực tiếp của Bản á«....không phải là nhân dân Việt Nam với hơn 90% dân sô" mù chữ lúc bấy giờ. Đối tượng của tác phẩm là nhân dân Pháp, mở rộng ra là dư luận tiến bộ trên toàn thế giới. Dù ở nhiều thành phần khác nhau nhưng họ đều có một đặc điểm cơ bản, đó là trình độ văn hoá rất cao nhưng lại chưa hiểu biết gì nhiều về các nước thuộc địa, do đó dễ dàng bị giai cấp thống trị lừa gạt. Nhiều người tin rằng, quân đội Pháp đang thực hiện những sứ mệnh cao cả, đó là đem lại hạnh phúc, no ấm cho các dân tộc thuộc địa. Với đối tượng như vậy, chọn cách viết như thê" nào? Nếu đứng về phía nhân dân các nước thuộc địa mà tô" cáo e sẽ khó tạo được sự hấp dẫn cho bạn đọc, do đó khó đạt được hiệu quả mong muôn. Bởi vậy, thay vì tô" cáo trực tiếp, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho mình vị trí trung lập, khách quan, thậm chí đứng từ góc nhìn của người Pháp để khái quát vấn đề. Góc nhìn ấy đã tạo ra một giọng điệu châm biếm rất sâu cay khiến cho thực dân Pháp rất tức tối mà không làm gì được (về mặt pháp lí). Gây ấn tượng với bạn đọc trước tiên là nhan đề: Thuế máu Là một công dân bình thường, không ai xa lạ với chuyện đóng thuê": thuê" đường, thuê' chợ, thuê" ruộng đất, thuê" kinh doanh... Những người Pháp quan tâm đến văn học thuộc địa có thể biết ở Việt Nam (lúc bấy giờ) người dân phải đóng thuê' thân, không những người sống mà đến cả người chết cũng phải đóng (?) (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) nhưng không ai có thể tưdng tượng nổi một thứ thuê" ghê rợn đến thế: thuế máu. Khi các quan cai trị cần tiền, cần rất nhiều tiền, họ không ngại ngần gì mà không tăng thuê", đồng thời vẽ ra đủ các thứ thuê" vô lí mới, bất chấp những người nô lệ è lưng ra cũng không gánh nổi bởi vì những người nô lệ làm gì có quyền đấu tranh? Tương tự như vậy, khi các quan muốn củng cố địa vị cho mình bằng các cuộc chiến tranh hao tổn xương máu, hà cớ gì không bắt đám dân nô lệ “dễ bảo” kia đem xương máu ra mà cống nộp? Và thế là thuế máu ra đời.

12 tháng 5 2021

, Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. ... 'Thuế Máu' là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Cái tên 'thuế máu' gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân.

19 tháng 3 2020

1. Nhan đề "Thuế máu" có một ý nghĩa rất đặc biệt và hết sức sâu sắc, song cũng không kém phần ám ảnh. Đó là cái tên gợi lên những gì mà những người dân thuộc địa phải gánh chịu với nhiều thứ thuế bất công và hết sức vô lí - đó chính là điều mà cái tên gợi lên. Thuế máu là thứ thuế tàn nhẫn, ghê gớm nhất của chủ nghĩa thực dân thời bấy giờ. Bên cạnh đó, tác giả cũng bày tỏ thái độ mỉa mai, sự phẫn nộ và châm biếm với tội ác của chính quyền thực dân.

2 tháng 10 2021

Từ xưa đến nay, dân số vẫn luôn là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của mọi người và xã hội không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Văn bản "Bài toán dân số" của Thái An đã phân tích, bàn luận tương đối sâu sắc về vấn đề nóng bỏng, cấp thiết ấy của toàn xã hội.

Ngay trong phần mở đầu, tác giả Thái An đã nêu lên vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình một cách độc đáo và hấp dẫn. Tác giả đã khéo léo dẫn dắt người đọc đến vấn đề dân số thông qua câu chuyện dân số từ thời cổ đại, để rồi từ đó, tác giả nêu lên quan điểm của mình về vấn đề dân số trong thời điểm hiện tại. Thoạt đầu, tác giả không tin vào điều đó bởi lẽ, với tác giả "vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình mới chỉ được đặt ra vài chục năm gần đây". Nhưng rồi về sau tác giả đã "sáng mắt ra", thừa nhận điều đó là sự thật. Với cách mở đầu tự nhiên, giản dị, chân thực, tác giả đã đưa đến cho người đọc vấn đề về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời, tác giả muốn bạn đọc cũng "sáng mắt ra" như mình.

Thêm vào đó, tác giả còn đi sâu làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình từ bài toán cổ đại cho đến thời điểm hiện tại. Trước hết, tác giả nêu lên bài toán cổ, đó là bài toán về việc kén rể của nhà thông thái. Đó là việc xếp thóc vào 64 ô theo cấp số nhân, đó là công việc không khó nhưng khó ai có thể thực hiện được vì không ai có thể có đủ số thóc ấy để xếp và các ô. Từ câu chuyện đó, tác giả muốn so sánh nó với tốc độ gia tăng dân số hiện nay, đó là sự gia tăng rất nhanh với một con số khổng lồ. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số hiện nay với các số liệu cụ thể, chính xác. Đó là những con số về tốc độ gia tăng dân số.

Tác giả dẫn ra giả thiết, nếu khi khai thiên lập địa, dân số trên thế giới chỉ có A-đam và Ê-va thì đến năm 1995, dân số trên thế giới đã đạt mức là 6.53 tỉ người. Đó là một tốc độ gia tăng dân số chóng mặt. Tác giả còn đưa ra những con số sinh động về tỉ lệ sinh con của người phụ nữ như "một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê-pan: 6,3; Ru-an-đa: 8,1; ...Với những con số cụ thể ấy, tác giả một lần nữa muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng tốc độ gia tăng dân số trên thế giới đang rất nhanh và đó là một con số cực khủng, như số thóc trên bàn cờ trong bài toán cổ mà tác giả đã dẫn ra. Đồng thời, qua những con số ấy, tác giả còn muốn giải thích với người đọc rằng tốc độ gia tăng dân số gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với tỉ lệ sinh con tự nhiên ở người phụ nữ.

Trên cơ sở nêu lên các dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số thế giới, trong phần cuối cùng của văn bản, tác giả Thái An đã đưa ra lời cảnh báo và kêu gọi mọi người để giảm thiểu tốc độ gia tăng dân số: "Đừng để cho mỗi con người trên Trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt". Lời cảnh báo, lời khuyên nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc của tác giả mong mọi người chung tay góp phần giảm tốc độ gia tăng dân số, thực hiện tốt dân số kế hoạch hóa gia đình.

Tóm lại, văn bản "Bài toán dân số" của Thái An với việc sử dụng các dẫn chứng, số liệu chính xác cùng cách lập luận chặt chẽ, sắc bén đã đưa đến cho người đọc những suy ngẫm về sự gia tăng dân số hiện nay. Đồng thời, qua đó mỗi người sẽ tự đặt ra cho mình những giải pháp và trách nhiệm để hạn chế tốc độ gia tăng dân số.

3 tháng 3 2021

Tham khảo:

Một trong những kho báu quý giá nhất của loài người đó là tri thức. Và con đường đi tới tri thức nhanh nhất đó là qua những trang sách. Sách là phương tiện trung gian đưa con người tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng nhất với nguồn tri thức ấy. Mỗi trang sách có thể chứa đựng những điều có giá trị truyền đạt từ vạn năm. Chính vì thế mà M.Gorki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống”. Câu nói khẳng định vai trò quan trọng của sách đối với cuộc sống của con người.

 

      Sách là một trong những thành tựu văn minh kỳ diệu của con người. Nói tới sách là nói tới trí tuệ của loài người. Nó là những gì tinh tú nhất, đẹp đẽ nhất, văn minh nhất của con người mà tổ tiên ta tích lũy từ ngàn đời truyền lại cho thế hệ sau. Từ xa xưa, khi chưa có giấy bút, những người tiền sử đã biết cách ghi lại những cảm xúc của bản thân bằng cách khắc lên đá, trên nền đất. Sau đó khi nền văn minh tiến bô hơn, con người biết khắc trên thẻ tre, xương thú, mai rùa, trên da dê,.. mà tiêu biểu là nền văn hóa của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã,.... Cho tới bây giờ, sách đã hoàn toàn quen thuộc với chúng ta. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (in trong cuốn Lịch sử văn hóa tổng hợp - 1987) cho biết:”Tính đến nay, trong 500 năm Lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy càng làm cho ta cảm thấy tầm quan trọng của sách với cuộc sống. Bởi mỗi cuốn sách là một kho tàng kiến thức của nhân loại, là chìa khóa vàng mở cánh cửa két sắt trong ngân hàng tri thức.

      Có thể nói, đọc sách là con đường ngắn nhất dẫn con người tới những vùng đất xa xôi, không tưởng. Ngàn năm trước, ngàn năm sau, sách đã tồn tại như một nhân vật trung gian kết nối không gian, thời gian, kết nối nhân loại, để dù một đất nước Việt Nam nhỏ bé, ta vẫn hiểu đời sống của con người tận vùng Bắc Âu, để từ hôm nay quá khứ vẫn hiện về trong ta một thời hào hùng trong Lịch sử nước nhà. Qua sách, nhân loại không chỉ hiểu biết mà còn đồng cảm nhau hơn vì những điều đã đọc mà cứ như được sống tận nơi, nhìn tận mắt. Sách như một hướng dẫn viên du Lịch đưa ta đến với những vùng trời tri thức mới, giúp ta hiểu biết về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, giúp ta khám phá những điều còn chưa rõ, nuôi dưỡng cho ta những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ cho cuộc sống của mình, của xã hội và cả nhân loại. Có thể nói, sách là con thuyền chở văn hóa, văn minh nhân loại, là một con đường mở mang dân trí,dù đôi khi, đọc sách chỉ như là thú vui giải trí, một niềm vui tự nhiên của con người. 

      Nguồn kiến thức mà sách mang đến cho con người là vô tận. Tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống đều được tổng hòa trong những trang sách. Sách giúp con người lý giải cuộc sống, lý giải tự nhiên và từng bước làm chủ cuộc sống của mình. Đọc sách khoa học giúp ta hiểu nhân loại đã tiến bộ như thế nào từ sự xuất hiện đầu tiên của lửa, rồi phát minh ra điện sự phát hiện ra tia X…Tìm hiểu sách xã hội để khám phá ra sự phong phú vô tận từ nền văn hoá của mọi quốc gia, mọi thời kỳ Lịch sử. Say sưa cùng những trang sách văn học để trở nên đồng cảm với nhân loại hơn trong chặng hành trình lớn lên của một con người, vận động của một tâm hồn, đấu tranh vì những khát vọng… Hãy đọc Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na. Sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử… để thấy sự vô tận trong trí tuệ của con người. Trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người. Những tác phẩm như "Sử ký Tư Mã Thiên, chiến tranh và hòa bình, những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc",... Những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sát nền văn minh nhân loại. Sách là kết tinh trí tuệ của con người, là nguồn kiến thức bao la và mênh mồng. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng.

      Tuy nhiên dù một người bình thường có thể đọc hơn ngàn quyển sách trong đời và cũng tiếp nhận từng ấy kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng đọc không chưa đủ người đọc cần phải phát huy được những giá trị đích đáng mà sách mang đến cho mình. Bởi kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người. Sách cũng như một kho báu, biến nó thành tri thức vô giá mà cống hiến cho đời hay để nó mãi chỉ là tri thức vô dụng trên trang giấy là tuỳ vào thái độ của người đọc nó. Đọc là một chuyện, vận dụng vào đời sống lại là một chuyện khác hãy vận dụng kiến thức ta có được từ những trang sách vào thực tế sôi động và phong phú ngoài kia. Thực tiễn mới là nơi ta sống, kiến thức từ sách sẽ là phù sa làm giàu có cho dòng chảy cuộc đời.

      Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh. Sách chiếm 1 vị trí cực kì quan trọng trong việc học tập của chúng ta. Một người có thể tự học, không cần thầy, không cần bạn nhưng không thể không cần sách. Đó là phương tiện học tập thuận lợi nhất, ít tốn kém nhất nhưng lại vô cùng hiệu quả. Nếu ta biết cách đọc sách sao cho hợp lý. Đọc sách nhiều nhưng phải biết gạn lọc đó mới là một thái độ đúng đắn khi tiếp cận với nguồn tri thức nhân loại.

      Đọc sách là một công việc bổ ích và Lý thú. Đọc sách làm cho cuộc sống của mình phong phú hơn, đẹp hơn Chính vì thế mà sách trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Vậy nên hãy “yêu sách”, đọc sách và biến những kiến thức im lặng trên trang sách thành kiến thức hữu dụng trong thực tế. Câu nói của M. Go-rơ-ki chính là bài học thấm thía đối với mỗi chúng ta.

 

 

6 tháng 4 2022

hay lém ✔