K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2023

Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thắng lợi chung quan trọng trên nhiều mặt trận quân sự và chính trị:

- Thắng lợi quân sự: Quân đội Việt Nam đã đối mặt với một quân đội mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các đồng minh, nhưng vẫn giữ vững sức mạnh và tri thức quân sự. Các trận đánh quyết định như trận Điện Biên Phủ đã chứng minh sự kiên nhẫn và quyết tâm của quân và dân Việt Nam.

- Thăng trầm tinh thần của quân địch: Cuộc chiến đã làm cho quân đội Mỹ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc duy trì tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Sự phản đối chiến tranh tại Mỹ và các nước đồng minh đã tạo áp lực lên chính phủ Mỹ.

- Hợp tác quốc tế: Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác quốc tế và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.

- Chính trị ngoại giao: Sự thăng trầm của cuộc chiến đã tạo điều kiện cho cuộc thương lượng và đàm phán. Hiệp định Paris năm 1973 dẫn đến cuộc ngừng bắn và rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam.

- Tinh thần chiến đấu và đoàn kết của nhân dân: Nhân dân Việt Nam đã phải chịu nhiều khó khăn, nhưng họ đã duy trì tinh thần chiến đấu và đoàn kết trong cuộc chiến tranh.

- Sự hậu thuẫn của Trung Quốc và Liên Xô: Trung Quốc và Liên Xô đã cung cấp hỗ trợ quân sự và chính trị quan trọng cho Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.

-> Những thắng lợi này cùng với sự kiên nhẫn và quyết tâm của nhân dân Việt Nam đã đóng góp vào sự kết thúc của cuộc chiến và độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc chiến này cũng đã để lại nhiều hậu quả và thiệt hại lớn đối với cả hai bên tham chiến và vùng Đông Dương nói riêng.

12 tháng 1 2018

Để đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh", Đảng ta chủ trương tiếp tục tiến công trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao ; tăng cường phối hợp chiến đấu với quân và dân hai nước bạn, nhờ vậy mà ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn :

- Trên mặt trận chính trị : thắng lợi to lớn với sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngày 6-6-1969 và Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam. Lào, Cam-pu-chia tổ chức ngày 24 và 25-4-1970.

- Trên mặt trận quân sự: giành hai thắng lợi ở Cam-pu-chia giữa năm 1970 và ở Lào đầu năm 1971. Phong trào đấu tranh chính trị ở thành thị diễn ra liên tục, rầm rộ. Phong trào chống "bình định", phá ấp chiến lược của địch ở nông thôn. Sau khi giành hàng loạt các chiến thắng trong ba năm 1969, 1970, 1971 trên các mặt trận, ta chủ động mở cuộc. Tiến công chiến lược năm 1972 (bắt đầu từ 30-3-1972 đến cuối tháng 6-1972) đánh vào Quảng Trị, rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam.

- Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ (1969 - 1973) đã tạo bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, giáng đòn mạnh mẽ vào quân đội Sài Gòn và quốc sách "bình định" của Mĩ trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Buộc Mĩ tuyên bố "Mĩ hóa” trở lại trong chiến tranh xâm lược.

18 tháng 2 2021

* Mặt trận chính trị:

- Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lâp ngày 6-6-1969.

- Ngày 24, 25 - 4 - 1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia họp để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu, chống đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

* Mặt trận quân sự:

- Ngày 30 - 4 đến ngày 30 - 6 - 1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia, đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân.

- Ngày 12 - 2 đến ngày 23 - 3 - 1971, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào, đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn - 719”, quét sạch 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn khỏi đường 9 - Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

18 tháng 2 2021

* Mặt trận chính trị:

- Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lâp ngày 6-6-1969.

- Ngày 24, 25 - 4 - 1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia họp để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu, chống đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

* Mặt trận quân sự:

- Ngày 30 - 4 đến ngày 30 - 6 - 1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia, đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân.

- Ngày 12 - 2 đến ngày 23 - 3 - 1971, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào, đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn - 719”, quét sạch 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn khỏi đường 9 - Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

 

19 tháng 3 2018

Đáp án là B.

1 tháng 5 2021

1. Trên mặt trận chống phá “bình định”

- Năm 1962, Quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh,…

- Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Đến cuối 1962 trên nửa tổng số ấp và 70%  nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.

- Đến giữa năm 1965, chỉ còn kiểm soát 2.200 ấp.

2. Trên mặt trận đấu tranh chính trị

- Diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

- Ngày 11 - 6 - 1963, trên đường phố Sài Gòn, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.

- Ngày 16 - 6 - 1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.

- Ngày 1 - 11 - 1963, Mĩ làm đảo chính lật đổ chế độ Diệm - Nhu với hy vọng ổn định tình hình.

3. Trên mặt trận quân sự

- Ngày 2 - 1 - 1963, quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

- Lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch Đông - Xuân 1964 - 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.

⟹ Với những chiến thắng dồn dập, quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.


 

5 tháng 5 2022

- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, gọi là “Đông Dương hóa chiến tranh”.

 

- “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy, cung cấp vũ khí và phương tiện chiến tranh.

- Tiến hành “Việt nam hóa chiến tranh” Mĩ tiếp tục dùng âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” để giảm thương vong của người Mĩ trên chiến trường.

- Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích để mở rộngchiến tranh xâm lược Campuchia (năm 1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (năm 1971) thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

Thủ đoạn của Mĩ - Ngụy sử dụng trong Việt Nam hóa chiến tranh

- Tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài gòn.

- Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, Lào, Campuchia.

- Mĩ tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hoàn hoãn với Liên xô, nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân ta.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/cau-25-dai-cuong-on-tap-su-9-hk-2

 

11 tháng 5 2022

Tiêu biểu là trận Ấp Bắc (Mỹ Tho)

14 tháng 4 2017

Bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu - đông 1950 đến trước đông - xuân 1953 - 1954:



1 tháng 2 2018

viết sai các sự kiện mà hoc24 vẫn chọn

hoc24....oe