Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ đó trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nếu nhà thơ không có một tình yêu chân thành, sâu nặng đối với quê hương thì không thể qua những câu miêu tả mà thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc như thế. Do đó, cảm xúc của tác giả thể hiện mạnh mẽ qua các hình ảnh, qua cách miêu tả. Qua miêu tả, nhà thơ làm nổi bật cái hồn của làng quê, cho thấy không chỉ qua những gì mà các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế “cánh buồm trắng” mới hóa thân thành “mảnh hồn làng” một cách tự nhiên nhất. Sự sáng tạo các hình ảnh để bộc lộ cảm xúc trữ tình tha thiết là nét độc đáo của bài thơ này.
a.
Câu bị động không thay đổi ý nghĩa của câu văn đã cho là:
Cảnh dân làng đón thuyền cá đã được tác giả Tế Hanh hồi tưởng lại thật đẹp, thật xúc động trong khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương".
b. (Mình triển khai ý để bạn thuộc nhanh hơn, mai còn thi nhé)
Đoạn văn diễn dịch, câu cảm thán, từ láy:
- Câu chủ đề: Cảnh dân làng đón thuyền cá đã được tác giả Tế Hanh hồi tưởng lại thật đẹp, thật xúc động trong khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương".
- Câu chủ đề kết: Khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương" kết lại với hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa: "Những con cá tươi ngon thân bạc trắng".
- Câu cảm thán: Chao ôi, tầm vóc, vị thế người lao động mới thật to lớn làm sao!
- Từ láy: bàng bạc (Câu chứa từ láy: Chất thơ bàng bạc được gợi ra từ cuộc đánh bắt cá đầy hứng khởi.)
- Ý lớn:
+ Ý lớn 1: Sự nhộn nhịp của làng chài sau chuyến ra khơi đánh bắt cá của ngư dân
* Hai câu thơ: "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ / Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" có:
Từ láy tượng thanh "ồn ào", từ tượng hình "tấp nập" cho thấy sự náo nức của người dân hướng đến ngư dân làng chài và thành quả lao động của họ
+ Ý lớn 2: Thành quả lao động rực rỡ của người lao động - ngư dân làng chài.
* Hai câu thơ: "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe / Những con cá tươi ngon thân bạc trắng." có:
^ Danh từ "cá" độc đáo chỉ thành quả lao động của ngư dân và gián tiếp cho thấy niềm tự hào và kiêu hãnh người dân làng chài có được sau bao nhọc nhằn đánh bắt.
^ "Cá" còn được miêu tả với tính từ "bạc trắng", "tươi ngon" gợi tả hình ảnh thực về những con cá còn tươi và ngon đến từng thớ thịt, là nguồn cung thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.
(bạn tự chú thích hình thức đoạn văn và thành phần Tiếng Việt nhé, bạn viết hình thức đoạn văn và gạch chân, chỉ rõ phần gạch chân Tiếng Việt mà cụ thể là câu cảm thán và từ láy)
P/S: Thi tốt nhoa
Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ của mình qua hình ảnh " màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và "con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi"
Cảnh dân chài đi đánh cá trở về được miêu tả : Họ trở về với mẻ cá bội thu, trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, cảm ơn mẹ Biển bao la đã cho họ nhận được thành quả lao động xứng đáng