K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2019

Nhà nước và công dân có trách nhiệm phải giữ vững các truyền thống văn hoá dân tộc đối với di sản văn hoá 

28 tháng 4 2019

bảo vệ môi trường :

- không vứt rác bừa bãi

- biết giữ vệ sinh chung

bảo vệ tài nguyên thiên nhiên :

- không khai thác bừa bãi

- không săn bắn thú quý hiếm 

-không chặt phá cây rừng 

- không săn bắn cá bằng bom , mìn

30 tháng 4 2019

Để bảo vệ tài nguyên, môi trường, em nhận thấy mình cần phải:

- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở điạ phương

- Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

10 tháng 3 2018

Câu 1: Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.

- Những việc làm bảo vệ Môi trường:

  • Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. 
  • Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng. 
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi. 
  • Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. 
  • Không hút thuốc là nơi công cộng. 
  • Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. 
  • Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh. 
  • Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.

Câu 2: 

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có thể kể đến là ý thức con người, sự phát triển công nghiệp như vũ bão kéo theo nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường. 

Trước tiên chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân, họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm ô nhiễm môi trường.Hoặc nhiều người cho rằng việc bảo vệ môi trường không phải là trách của mình mà là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền. Một số khác lại nghĩ rằng môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới mình nhiều…Vậy nhưng thực tế không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người phá hoại môi trường lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là trách nhiệm của nhà nước nhưng quan trọng lại là ý thức của người dân. Nếu chúng ta làm ô nhiễm môi trường, có thể bây giờ chúng ta chữa thấy ngay tác hại nhưng sau này chúng ta sẽ thấy rõ được nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta như thế nào?

 Một nguyên nhân khác nữa gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ chỉ đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà không để ý đến vấn đề xử lý chất thải, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. 

Như nước thải công nghiệp, khí thái, rác thải không xử lý được. Và nguy hiểm hơn là rác thải của lò điện nguyên tử, rác thải của chiến tranh còn tồn đọng nguy hại trực tiếp đến con người. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho những hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn.Ngoài ra, môi trường ngày càng ô nhiễm cũng một phần do sự quản lý của nhà nước đối với người dân quốc gia là chưa chặt chẽ. Cụ thể đối với Việt Nam, những điều luật liên quan đến môi trường còn chưa thiết thực hoàn toàn, vẫn còn chưa phù hợp đối với hành vi vi phạm khiến cho những hành động làm tổn hại đến môi trường vẫn cứ thế mà tiếp tục diễn ra bất chấp sự can thiệp của nhân tố bên ngoài. Môi trường bị hủy hoại, đồng nghĩa cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất cũng bị hủy hoại. 

Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

  •  Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội.
  • Tạo cho con người phương  tiện sinh sống,  phát triển trí tuệ và đạo đức 
  •  Tạo cuộc sống tinh thần :  con người vui tươi khỏe mạnh  và làm giầu đời sống tinh thần.

Có. Vì chúng ta cần phải tìm hiểu phong tục, tập quán, lịch sử nước ta để ta biết thời lịch sử nước ta có những gì mới lạ. Cung như có câu " Dân ta phải biết sử ta "

Ok. Mk trả lời rồi 

==================

15 tháng 4 2019

sai rồi bạn ơi cái này mình hỏi về di sản văn hóa cơ mà thôi vẫn cho bạn k đúng

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng...
Đọc tiếp

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

     Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em, mà minh chứng cụ thể đầu tiên là hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

     Nói cách khác, thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ chính ý thức kém của một bộ phận người dân. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn ở các bãi biển tự nhiên. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Bạn có biết rằng Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương hàng năm lên đến 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines. 

Câu 1: Chủ đề của văn bản trên là gì? Tìm những chi tiết kể về hành động thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người trong văn bản trên? (1,5 điểm)

Câu 2: Nêu thông điệp mà văn bản muốn gửi tới chúng  ta. (1,5 điểm)

3
24 tháng 8 2023

Câu 1:

Chủ đề của văn bản trên là: Nguyên nhân thực trạng ô nhiễm môi trường đến từ chính con người. 

Những chi tiết kể về hành động thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người trong văn bản trên: 

Những suy nghĩ bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều.

Hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định.

Phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ.

Câu 2:

Hãy sớm ý thức về thực trạng môi trường và có hành đọng cụ thể để bảo vệ môi trường. 

24 tháng 8 2023

Câu 1 : Chủ đề VB trên nói về Thực trạng về môi trường tại VN . Ăn xong vứt rác bừa bãi .

Câu 2 : Mỗi người chúng ta cần nâng tao í thức để cho MT thêm xanh sạch đẹp đừng để chỉ vì một số người thiếu í thức mà ảnh hưởng đến mn xung quanh và MT .

21 tháng 10 2018

rong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.

Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? 
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”

Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc, 
Hàm Tử bắt quân thù. ”

Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.

Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở, 
Rành rành định phận tại sách trời. ”

Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.

Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức, 
Non nước ấy nghìn thu”

Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.

Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.

21 tháng 10 2018

Cảm ơn :))))))

16 tháng 4 2022

      Người Việt từ xưa đã có các nét văn hóa vẫn được giữ gìn cho đến tận ngày này như tục ăn trầu , tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên , các lễ hội,...Vậy nếu chúng ta muốn bảo vệ ,phát triển những di sản văn hóa này thì chúng ta phải làm gì? Theo em ,chúng ta nên  Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. Tổ chức tuyên truyền về giá trị và sự cần thiết phải giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa.Không nên phá hủy các di sản văn hóa dân tộc này.Và hãy đưa những nét văn hóa dân tộc này lan truyền trên thế giới để nhiều người biết đến nét văn hóa của dân tộc ta.Nếu chúng ta giữ gìn văn hóa dân tộc thì đó cũng là chúng ta đang thể hiện lòng tôn trọng với tổ tiên chúng ta.