K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2022

Người Việt đã có ý thức về một nền văn hóa của riêng mình và có “ý thức dân tộc” trước khi bị đô hộ. Đó là ý thức hệ, tiếng nói (Việt - Mường), chữ viết và văn hoá riêng. Khi người Hán sang đô hộ còn bị đồng hoá ngược lại.

- Tinh thần dân tộc, kiên quyết đấu tranh của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của những thủ lĩnh xuất sắc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan,... Nhân dân ta liên tục đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền đô hộ, quyết giành độc lập dân tộc.

- Sự bất ổn trong chính sách cai trị và đồng hóa từ phương Bắc. Suốt 1000 năm Bắc thuộc, ở Trung Hoa cũng có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội nên không thể tập trung cho việc đồng hóa người Việt.

- Sự khác biệt về môi trường sinh sống, khí hậu và thời tiết dẫn tới sự đặc thù của sản xuất. Người Hán sang nước ta cũng phải làm việc và sinh sống theo nhân dân ta để thích nghi với thời tiết, khí hậu,...

- Bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc chưa vươn tới làng - xã (ở cấp làng - xã vẫn do người Việt đứng đầu). Làng - xã là nơi khởi nguồn, lưu giữ và phát huy nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.

xin lỗi, hơi muộn, ko bik có được k ko

22 tháng 2 2021

+Miền đất Âu Lạc cũ bao gồm ba quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

 

22 tháng 2 2021

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

21 tháng 4 2022

Tham khảo:

1. Những biểu hiện cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại: + Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ. + Những tín ngưỡng truyền thống như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… tiếp tục được duy trì.

2.  Tổ chức xã hội thay đổi rõ rệt: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì.

Những thế lực tầng lớp trên của xã hội bị chính quyền đô hộ chèn ép

Mâu thuẫn bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc

Theo em, thành phần nông dân công xã trong xã hội sẽ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của người Việt vì đây là thành phần chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế của phong kiến Bắc thuộc

16 tháng 3 2021

 Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc ta nhằm đồng hóa dân tộc và thôn tính nước ta vĩnh viễn

16 tháng 3 2021

cảm ơn bn!!!thanghoa

12 tháng 4 2022

A

12 tháng 4 2022

thanks

9 tháng 3 2023

- Những biểu hiện cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:

+ Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.

+ Những tín ngưỡng truyền thống như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… tiếp tục được duy trì.

 

+ Các phong tục, tập quán như: nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy vẫn được truyền từ đời này sang đời khác.

23 tháng 3 2021

Chống đồng hóa của người Việt[sửa | sửa mã nguồn]

Trong 1000 năm Bắc thuộc, người Việt vẫn luôn đấu tranh để giành lại đất nước và tới thế kỷ 10 thì từng bước thoát khỏi sự ràng buộc với phương Bắc. Để phục hồi lại quốc thống, người Việt luôn phải chống lại sự đồng hóa để bảo tồn giống nòi Việt[15].

Nhận định về Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc, sử gia [bông khẳng định rằng "người Giao Châu ta có một cái nghị lực riêng và cái tính chất riêng để độc lập, chứ không chịu lẫn với nước Tàu"[16].

Xu hướng[sửa | sửa mã nguồn]

Những cuộc di dân và đồng hóa có những tác động lớn đối với đời sống xã hội trên lãnh thổ Việt Nam lúc đó.

Những người dân Bách Việt bản địa ở đồng bằng Giang châu sau nhiều thế kỷ bị Hán hóa đã trở thành người Hoa Quảng châu; còn người Lạc Việt ở vùng Châu thổ sông Hồng tuy bị Bắc thuộc nhưng không bị Hán hóa. Các sử gia xem việc thành lập Quảng châu với 3 quận tách khỏi Giao châu của Ngô Cảnh Đế Tôn Hưu vào năm 264 có nguyên nhân sâu xa như vậy[17].

Dù trong ngàn năm Bắc thuộc đã xảy ra quá trình hòa trộn, dung hợp nhiều tộc người mà chủ yếu là sự dung hợp giữa người Việt cổ và người Hán về phương diện nhân chủng, văn hóa, xã hội, nhưng phương hướng chủ yếu là Việt hóa[18]. Người Việt kiên trì bám đất bám làng, bám chắc địa bàn sinh tụ, không từ bỏ nơi chôn rau cắt rốn và dân tộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển.

Phía nam Ngũ Lĩnh, tương đương với vùng châu thổ sông Hồng của Việt Nam hiện nay, là vùng đất nhỏ cuối cùng duy trì sự tồn tại của nền văn minh lúa nước trong thế giới cổ đại, giữ được lối sống truyền thống của người Việt trước sự đồng hóa của phương Bắc[11].

Giữ tiếng nói[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu hiện rõ nhất của sự bảo tồn giống nòi và văn hóa Việt để chống đồng hóa là sự bảo tồn tiếng Việt. Tiếng nói là một thành tựu văn hóa, là một thành phần của văn hóa. Tiếng Việt được các nhà khoa học xác định thuộc nhóm ngôn ngữ từ xưa ở Đông Nam Á và điều đó cho thấy gốc tích lâu đời, bản địa của người Việt. Các triều đình phương Bắc chỉ tiêu diệt được chính quyền cai trị người Việt nhưng không tiêu diệt được tiếng Việt[19].

Ngoại trừ một nhóm người tham gia bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc tại Việt Nam học tiếng Hán, còn lại đa số người Việt vẫn sống theo cách sống riêng và duy trì tiếng nói của tổ tiên. Dù đã có sự hòa trộn những từ, ngữ Hán trong tiếng Việt nhưng người Việt đã hấp thu chữ Hán theo cách sáng tạo riêng, Việt hóa những từ ngữ đó theo cách dùng, cách đọc, tạo thành một lớp từ mà sau này được gọi là từ Hán Việt[20].

Do chữ Hán không có đủ phiên âm để phiên âm đúng nhiều từ ngữ trong tiếng Việt cổ, lại thêm hàng loạt từ ngữ nhập vào từ tôn giáo và văn hóa do ảnh hưởng Ấn Độ, càng khiến chữ Hán không đủ để phiên âm dùng trong đời sống người Việt, nên cần phải có sự chế biến ra chữ Nôm từ chữ Hán để sử dụng để phiên âm những từ tiếng Việt mà chữ Hán không có[21]. Thái thú Sĩ Nhiếp cùng một số trí thức đương thời sáng tạo ra chữ Nôm với mục đích ban đầu để dễ cai trị người Việt hơn, nhưng đồng thời chính chữ Nôm cũng đã tạo cơ sở cho tiếng Việt có một chỗ đứng riêng với tiếng Hán[22]. Nhà nghiên cứu Lê Văn Siêu cho rằng điều may mắn cho tiếng Việt là: chính vì tổ tiên người Việt trong thời Bắc thuộc không quá thông minh tới mức có thể đọc lại (phát âm) chữ Hán giống đúng giọng người Hán chuẩn mực nên tiếng Việt còn giữ được và người Việt không bị mất tiếng nói, dân tộc Việt không bị hút vào đại khối dân Trung Hoa[22].

Giữ phong tục[sửa | sửa mã nguồn]

Người phương Bắc đã đưa vào nhiều thứ lễ giáo của phương Bắc và điều đó có ảnh hưởng nhất định tới người Việt. Tuy nhiên, những nếp sinh hoạt truyền thống trong đời sống của người Việt vẫn được duy trì.

Sống trong ngàn năm Bắc thuộc, người Việt thời đó vẫn không bỏ những phong tục như búi tóc, xăm mình, ăn trầu, chôn người chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét rỗng, nhuộm răng...[23].

17 tháng 3 2021

2. Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, một trong những chính sách có tính chất xuyên suốt, liên tục của chính quyền đô hộ chính sách đồng hóa. Mục tiêu cuối cùng của phong kiến Trung Hoa là nhằm thiết lập trên đất nước ta một cơ cấu xã hội, một thể chế chính trị, một phương thức canh tác và một phong tục tập quán giống như Trung Hoa.

1.

- Phương thức bóc lột cơ bản: đặt ra nhiều thứ thuế và tận thu các nguồn của cải

- Thời nhà Hán bóc lột thuế và cống nạp

- Nhà Hán giữ độc quyền sản xuất buôn bán sắt và muối vì đây là 2 mặt hàng thiết yếu

- Thời nhà Đường bóc lột chủ yếu: Tô, dung, điệu, cống nạp, bắt nộp thuế sắt muối, đay gai. Bắt thợ thủ công giỏi sang Trung Quốc

3.Nguyên nhân:

 

Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.

diễn biến:

Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

4.Nguyên nhân dẫn đến cuộc KN Lý Bí là do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương với nhân dân Giao Châu. Chúng thực hiện chính sách phân biệt đối xử với người Việt, nhân dân phải chịu tô thuế nặng nề khiến đời sống dân khổ cực.

diễn biến:

Vào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây).

Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.

Sau 3 tháng từ khi cuộc KN Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên (nay là Bắc Ninh) bỏ chạy về Trung Quốc.

Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được quân Lương và giải phóng được Hoàng Châu.

Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2.

Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. KN Lý Bí có kết quả tốt đẹp.

23 tháng 3 2022

Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài tại các châu và các quận.

23 tháng 3 2022

Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài tại các châu và các quận.