Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sáng lập và xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (1930): Đây là sự kiện quan trọng ban đầu, khởi đầu cho sự tổ chức và phát triển của Đảng. Đảng đã xác định mục tiêu là giành độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam, làm nền móng cho sự lãnh đạo sau này.
- Chiến lược Đánh vỡ phong cách chiến tranh "đói không, trình không" (1949-1954): Qua các cuộc chiến, Đảng và quân đội nhân dân đã chứng tỏ sự linh hoạt và sáng tạo trong chiến lược chiến tranh. Thắng lợi trong trận Điện Biên Phủ đã góp phần chấm dứt chiến tranh Pháp, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và khẳng định vị thế của Đảng.
- Chiến lược "Kháng chiến chống Mỹ cứu nước" (1954-1975): Đây là giai đoạn chiến tranh chống Mỹ, trong đó sự lãnh đạo của Đảng đã được thể hiện rõ nét. Qua việc xây dựng chiến lược tổng lực, kết hợp giữa chiến đấu và chính sách, Đảng đã giành được sự ủng hộ của nhân dân và gắn kết toàn dân vào cuộc chiến. Sự khéo léo trong việc sử dụng chiến thuật du kích, công tác tình báo và quản lý lãnh thổ đã góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng.
- Hòa bình Paris (1973): Cuộc đàm phán hòa bình Paris đã đánh dấu sự công nhận quốc tế về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thỏa thuận này đã đặt nền móng cho việc chấm dứt chiến tranh và đảm bảo quyền tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Em tham khảo nhé !!
Câu 1 :
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong ba thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Thắng lợi đó đã tạo ra "một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta": chấm dứt sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp tồn tại trong 87 năm (1858-1945) và sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót nghìn năm, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập…Cả dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, chưa kịp củng cố và phát triển thì chính quyền cách mạng phải đối phó với muôn vàn khó khăn: kinh tế nghèo nàn lạc hậu, ngân quỹ nhà nước trống rỗng, nạn đói, nạn dốt, sự chống phá của các đảng phái phản động… nhưng khó khăn lớn nhất khiến vận mệnh dân tộc rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" đó là âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, đặc biệt là của quân Tưởng và thực dân Pháp.
Để giữ vững chính quyền cách mạng, để bảo vệ những thành quả cách mạng mà nhân dân đã đạt được, trên lĩnh vực ngoại giao, Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chính trị vô cùng linh hoạt, sáng tạo đó là "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược", triệt để lợi dụng mẫu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
Từ tháng 9-1945 đến trước tháng 3-1946, thực hiện việc nhân nhượng với quân Tưởng, chính quyền cách mạng cung cấp 10 ngàn tấn gạo mỗi tháng cho quân đội Tưởng, thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu về nhà ở, điều kiện sinh hoạt, tạm thời cho phép lưu hành tiền Quan Kim trong phạm vi trao đổi hàng hoá giữa nhân dân ta với quân đội Tưởng, mở rộng thành phần Chính phủ liên hiệp lâm thời, dành 1 ghế Phó Chủ tịch nước, 4 ghế Bộ trưởng và 70 ghế trong Quốc hội cho Việt Quốc, Việt Cách không thông qua bầu cử, tránh mọi xung đột với quân đội Tưởng. Phải nhân nhượng với Tưởng nhưng Đảng ta cũng xác định phải giữ vững 2 nguyên tắc, đó là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền cách mạng và giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời kiên quyết trừng trị bọn tay sai phản cách mạng.
Với sách lược tạm hòa hoãn với quân Tưởng, chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất mọi hoạt động phá hoại của quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, góp phần làm ổn định mọi mặt ở miền Bắc, tạo điều kiện cho nhân dân ta có thêm thời gian củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngày 28-2-1946, chính quyền Tưởng Giới Thạch và thực dân Pháp ký Hiệp ước Hoa - Pháp tại Trùng Khánh. Theo Hiệp ước này, quân đội Tưởng rút về nước nhường cho quân Pháp quyền giải giáp quân đội Nhật của chúng ở miền Bắc Đông Dương. Đổi lại, Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa, bán cho Tưởng đoạn đường sắt Côn Minh - Hồ Kiều, nhượng cho Tưởng một đặc khu ở cảng Hải Phòng, hàng hóa của Tưởng vận chuyển qua miền Bắc sẽ được miễn thuế.
"Hiệp ước Hoa - Pháp" là một sự chà đạp thô bạo đối với độc lập, chủ quyền của Việt Nam; buộc Đảng và nhân dân ta phải lựa chọn một trong hai con đường: hoặc là đánh Pháp ngay từ khi chúng đưa quân ra miền Bắc, hoặc là chủ động hoà hoãn với Pháp để đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tránh tình thế cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Lựa chọn giải pháp hòa với thực dân Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ lập trường đàm phán của chúng ta là: "Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của dân ta… và sự thống nhất quốc gia của ta".
Chủ trương hòa với thực dân Pháp được tiến hành thông qua việc ký kết bản "Hiệp định sơ bộ" (6-3-1946) và bản "Tạm ước" (14-9-1946) giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Pháp.
Mọi nỗ lực ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều bị tư tưởng hiếu chiến của thực dân Pháp phá bỏ. Nhân dân Việt Nam một lần nữa phải đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.
Chủ trương "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược" đã thể hiện rõ sự thông minh, sáng suốt, tài tình, khéo léo, bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ trương này được thực hiện thắng lợi không chỉ góp phần to lớn vào việc giữ vững nền độc lập, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đưa dân tộc vượt qua tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", cả nước có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đối với hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta trong những giai đoạn sau này.
Hành động nào của Pháp trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ ta phát động toàn quốc đứng dậy kháng chiến chống Pháp một lần nữa?
A. Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội (12/1946).
B. Pháp tàn sát nhân dân ở phố Hàng Bún - Hà Nội (17/12/1946).
C. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946).
D. Ngày 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.
Đáp án: C
Giải thích:
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp có sự lãnh đạo sang suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo.
Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.
- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.
Nguyên nhân quan trọng nhất là sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau và có những người lãnh đạo sáng suốt . Vì đoàn kết nhau chúng ta sẽ có nguồn sức mạnh to lớn và cần các người lãnh đạo sáng suốt, sáng tạo sẽ giúp chúng ta thắng lợi to lớn