Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các tật của mắt: cận thị và viễn thị
- Nguyên nhân bị cận thị:
+ Do bẩm sinh: Do cầu mắt quá dài
+ Do không giữ đúng khoảng đọc sách (đọc gần) \(=>\) thể thủy tinh quá phồng, mất tính đàn hồi
- Nguyên nhân bị viễn thị:
+ Do bẩm sinh: Do cầu mắt quá ngắn
+ Do thể thủy tinh bị lão hóa mất tính đàn hồi, không phồng được
- Cách khắc phục:
+ Cận thị:
Khi bị cận phải đeo kính lõm (kính cận)
+ Viễn thị:
Đeo kính mặt lồi (kính hội tụ hoặc kính lão)
- Các bệnh về mắt: Bệnh đau mắt hột và bệnh đau mắt đỏ
- Cách khắc phục của bệnh đau mắt hột và bệnh đau mắt đỏ:
+ Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt với người bị bệnh
+ Vệ sinh mắt. Không tắm ao, hồ tránh để nước bẩn vào mắt
+ Vệ sinh chân tay thường xuyên bằng xà phòng, không dụi tay bẩn vào mắt
+ Đeo kính bảo vệ mắt
Các tật của mắt là : cận thị , viễn thị và loạn thị
Nguyên nhân :
-Do bẩm sinh
-Do di chuyền
-Đọc sách , làm việc bằng máy tính , xem tivi , điện thoại ở nơi thiếu ảnh sáng trong thời gian lâu
-Do khẩu phần ăn thiếu một số chất dinh dưỡng
Biện pháp :
-Cách phòng chống :
+Nghỉ ngơi đúng lúc
+Đảm bảo ánh sáng khi học tập và làm việc
+Giữ đúng khoảng cách vè tư thế khi đọc , viết,...
+Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng
+Khám mắt định kì
-Cách điều trị :
+Cận thị , viễn thị và loạn thị : đều phải đeo kính phù hợp với mắt
#Mjin
tham khảo
Đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có ảnh hưởng đến mắt. Vi khuẩn truyền nhiễm, lây lan do tiếp xúc với mắt, mí mắt, mũi, cổ họng của người nhiễm hoặc do tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi khuẩn. Nếu không được điều trị, bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến mù lòa
- Người bị bệnh đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co keo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong (lông quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.
- Cách phòng tránh :
+ Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.
+ Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.
- Người bị bệnh đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co keo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong (lông quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.
- Cách phòng tránh :
+ Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.
+ Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.
- Cấu tạo:
+ Cơ quan tiếp nhận kích thích .
+ Dây thần kinh cảm giác( Truyền xung cảm giác).
+Trung ương thần kinh ( Não bộ).
+ Dây thần kinh vận động( Truyền xung vận động).
+ Cơ quan phản ứng.
Mắt nằm trong hốc mắt, được bảo vệ bởi mi, mày. Cấu tạo gồm 3 màng:
- Ngoài cùng là màng cứng có chức năng bảo vệ mắt. Phía trước màng cứng có màng giác có ánh sáng đi qua.
- Giữa là màng mạch gồm nhiều mạch máu muôi dưỡng mắt.
- Trong cùng là màng lưới có cấu tạo giống phòng tối, gồm nhiều tế bào thần kinh thị giác là:
+ Tế bào hình nón: tiếp nhận ánh sáng mạnh (ban ngày)
+ Tế bèo hình que: tiếp nhận ánh sáng yếu (ban đêm)
+ Điểm vàng: là nơi tập các dây thần kinh thị giác. Mắt sẽ nhìn thấy khi ảnh rơi lên điểm vàng
Các tật của mắt | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần | - Bẩm sinh: Cầu mắt dài - Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách ( đọc gần ) => Thể thuỷ tinh quá phồng | - Đeo kính mặt lõm (kính cận ) |
Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa | - Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn - Do thể thuỷ tinh bị lão hoá ( người già ) => không phồng được | - Đeo kính mặt lồi (kính viễn ) |
Những hậu quả của bệnh đau mắt hột : Người bị đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lòng mi quặp vào trong (lòng quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.
Cách phòng tránh: Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.
những câu này bn nên hỏi google sẽ nhận dc câu tl đúng nhất vì đó là những câu tl của các nhà chuyên môn
Những hậu quả của bệnh đau mắt hột : Người bị đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lòng mi quặp vào trong (lòng quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.
Cách phòng tránh: Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.
Những hậu quả của bệnh đau mắt hột : Người bị đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lòng mi quặp vào trong (lòng quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.
Cách phòng tránh: Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.
Một số bệnh, tật về mắt mà em biết:
- Cận thị
- Loạn thị
- Tăng nhãn áp
- ...
Nguyên nhân:
- Do nhiễm khuẩn
- Chấn thương
- Kí sinh trùng
- ...
Cách khắc phục:
- Vệ sinh mắt
- Mang các loại kính phù hợp
- ...
Đau mắt đỏ
Nguyên nhân hay gặp các triệu chứng ra ghèn dây, ngứa, chảy nước mắt do cộm, sưng mi, thị lực giảm, chói sáng khi biến chứng khô mắt
Cách khắc phục:Chữa đau mắt đỏ bằng thuốc nhỏ mắt
chữa đau mắt đỏ bằng chế độ ăn
Cận thị
Biểu hiện của bệnh là trẻ nhìn gần thấy, nhìn xa không thấy, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập cũng như cách sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trẻ hay than đau đầu, mỏi mắt, không thích học, lười vận động nên dễ béo phì…
Nguyên nhân: trẻ bị thiếu ngủ, xem tivi quá gần... Bố mẹ cận thị có thể di truyền sang con, mức độ di truyền liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Nếu bố mẹ cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con là 100%. Trẻ sinh nhẹ cân (dưới 2,5 kg) đến tuổi thiếu niên cũng thường bị cận thị. Trẻ sơ sinh thiếu tháng thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng.
Viễn thị
Viễn thị thường xuất hiện ở người từ 40 tuổi trở lên, biểu hiện là nhìn gần hình ảnh bị mờ và nhòe. Vì vậy muốn nhìn phải đưa mục tiêu ra xa mắt và nheo mắt để nhìn, nhìn lâu thấy mỏi mắt, nhức đầu.
Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể là những nguyên nhân hàng đầu gây mù. Nguyên nhân là do di truyền, thiếu hụt dinh dưỡng, tuổi già, do biến chứng của các bệnh mạn tính như tiểu đường...
Biểu hiện ban đầu của bệnh là nhìn mờ, lóe mắt, hình ảnh biến dạng, đường thẳng thành vợn sóng, nhìn thấy trước mắt như có màn sương, nhìn trong bóng tối rõ hơn ngoài sáng.
Bệnh khô mắt
Khởi đầu người bệnh sẽ thấy: nhức mắt, khô mắt, chảy nước mắt, nặng hơn sẽ thấy cộm, ngứa, chớp mắt thấy rát, nhìn mờ, sợ ánh sáng. Bệnh kéo dài có thể gây loét giác mạc dẫn đến mù lòa.
Bệnh thường xảy ra ở đối tượng làm văn phòng, tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Do áp lực công việc và ánh sáng của máy tính họ ít chớp mắt, vì vậy mắt không được làm ướt thường xuyên dẫn tới khô mắt.
Đối với tài xế xe đường dài cũng tương tự, họ phải làm việc liên tục trong tình trạng thiếu sáng hoặc những người cao tuổi do lượng nước mắt tiết ra giảm 50% so với thời trẻ.
Cách phòng tránh
- Đối với học sinh
Một trong những điều cốt yếu nhất để bảo vệ thị lực là ánh sáng thích hợp: đảm bảo nơi học đủ ánh sáng, tránh sự phản xạ ánh sáng quá mạnh hoặc quá mờ đều làm mắt trẻ mệt mỏi (như phản xạ từ mặt giấy đến màn hình máy tính). Khi ngồi học phải giữ đúng tư thế: ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi khoảng 10-15 độ.
Khoảng cách phù hợp để đọc từ mắt đến trang sách: đối với học sinh cấp I là 25cm, cấp II là 30cm, cấp III là 35 cm. Việc đọc sách quá gần sẽ dẫn đến sự nỗ lực về thị giác do việc gia tăng sức điều tiết của mắt, từ đó làm xuất hiện và gia tăng độ cận thị.
Đối với học sinh đã bị tật khúc xạ, ngoài các điều trên cần phải mang kính và mang kính đúng độ để mắt nhìn rõ và không phải điều tiết, tái khám mắt đo thị lực kiểm tra mỗi 6 tháng hoặc mỗi đầu học kỳ để theo dõi mức độ cận thị.
- Đối với người lao động
Làm việc lâu bên máy tính thường khiến cho mắt bị mờ, khô, lâu dần sẽ mắc phải các tật về mắt. Để hạn chế những tác hại máy tính với mắt, nên đặt máy tính ở những nơi có độ sáng thích hợp, không chói lòa cũng không quá tối. Thư giãn mắt sau mỗi giờ làm việc bằng cách nhắm mắt lại hoặc chớp mắt nhiều lần khi làm việc ở những nơi nhiều bụi và ánh sáng mạnh.
Cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, cung cấp thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin A giúp oxy hóa các chất gây hại cho mắt. Các thực phẩm giàu vitamin A như: dầu gấc, cà chua, gan… Ngoài ra, Vitamin E có trong dầu đậu nành, dầu hướng dương, các loại hạt... cũng giúp mắt chống oxy hóa các chất có hại, giảm nguy cơ cườm mắt. Bên cạnh đó chất lutein có trong bắp, trứng, cải bó xôi... giúp bảo vệ võng mạc mắt.
- Hãy để mắt nghỉ ngơi
Khi làm việc, học tập, mắt phải chịu những áp lực không kém não bộ, vì thế mắt cần được nghỉ ngơi. Hãy tạo thói quen tập thể dục cho mắt bằng cách chớp mắt liên tục, nhanh trong vòng 1-2 phút để tăng cường sự tuần hoàn máu, nhìn ra xa để co giãn đồng tử, giảm căng thẳng và mát-xa cho đôi mắt giúp mắt luôn khỏe mạnh.
- Lưu ý khi xem ti vi
Nên xem ti vi ở khoảng cách gấp 7 lần chiều rộng của màn hình. Khi xem, ngồi thẳng và nên có chiếu sáng trong phòng, tránh ánh sáng phản xạ trực tiếp. Đối với trẻ em nên giới hạn việc xem ti vi, nếu có tật khúc xạ cần đeo kính khi xem ti vi.
Để phòng tránh bệnh mắt hiệu quả:
• Kiểm tra mắt định kỳ sáu tháng một lần là cách tốt nhất giúp sớm phát hiện những bệnh về mắt để điều trị kịp thời.
• Nên đi khám mắt khi có biểu hiện lạ.
• Khi đi ra ngoài nắng nên đeo kính râm để bảo vệ mắt, tránh tia cực tím và tránh được bệnh đục thủy tinh thể (cườm mắt).
• Luôn đọc sách báo dưới ánh sáng tốt để tránh căng thẳng cho mắt.
• Cứ sau nửa tiếng làm việc bằng mắt nên cho mắt nghỉ bằng cách nhìn chỗ khác hoặc nhìn vật thể ở xa, chớp mắt và mát-xa mắt.
Cách phòng tránh của mắt nha
- Giữ mắt sạch sẽ
- Rửa mắt bằng nc muối loãng
- Nhỏ thuốc mắt
- Ăn uống đủ vitamin
- Khi ra đường nên đeo kính