K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 7 2017

* Kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 - 1980:

Thành tựu:

- Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải được khôi phục và bước đầu phát triển.

     + Nông nghiệp: Năng suất không ngừng tăng, được trang bị nhiều máy kéo các loại.

     + Công nghiệp: Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp.

     + Giao thông vận tải: khôi phục và xây mới nhiều tuyến đường.

- Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh.

- Xóa bỏ những biểu hiện văn hóa phản động của thực dân, xây dựng nền văn hóa cách mạng.

Hạn chế:

- Nền kinh tế vẫn còn mất cân đối. Kinh tế quốc doanh và tập thể còn thua lỗ, không phát huy được tác dụng.

- Kinh tế tư nhân và các nhân bị ngăn cấm.

- Sản xuất phát triển chậm, năng suất lao động thấp.

- Thu nhập quốc dân thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

- Xã hội này sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.

* Kế hoạch Nhà nước 5 năm 1981 - 1985:

Thành tựu:

- Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã chặn được đà giảm sút của 5 năm trước (1976 - 1980) và có bước phát triển.

-Về xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật: hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ được hoàn thành. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác. Công trình thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An được khẩn trương xây dựng, chuẩn bị đi vào hoạt động.

- Các hoạt động khoa học - kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Hạn chế:

- Những khó khăn yếu kém của 5 năm trước vẫn chưa được khắc phục, thậm chí có phần trầm trọng hơn.

- Mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế - xã hội vẫn chưa thực hiện được..

- Sai lầm khuyết điểm trong lãnh đạo và quản lí, chậm được khắc phục.

3 tháng 3 2019

Chọn D

Câu 5 (NB). Khó khăn khác biệt của Nhật Bản so với các nước tư bản Đồng minh sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. thiếu thốn lương thực, thực phẩm. B. sự tàn phá nặng nề của chiến tranh. C. là nước bại trận và mất hết thuộc địa. D. phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ. Câu 6 (NB). Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành A. siêu cường tài chính số một thế...
Đọc tiếp

Câu 5 (NB). Khó khăn khác biệt của Nhật Bản so với các nước tư bản Đồng minh sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. thiếu thốn lương thực, thực phẩm. B. sự tàn phá nặng nề của chiến tranh. C. là nước bại trận và mất hết thuộc địa. D. phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ. Câu 6 (NB). Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành A. siêu cường tài chính số một thế giới. B. trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. C. trung tâm kinh tế tài chính duy nhất thế giới. D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Câu 7 (NB). Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản A. lâm vào suy thoái. B. có nền kinh tế phát triển nhất. C. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. D. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới. Câu 8 (TH). Việc kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (1951) đã A. tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật. B. khiến Nhật Bản ngày càng phụ thuộc vào Mĩ. C. giúp Nhật Bản tận dụng vốn kĩ thuật của Mĩ. D. Đặt nền tảng mới cho quân hệ giữa hai nước.

1
3 tháng 8 2023

5 C 6 A  7A   8 D

11 tháng 6 2017

Đáp án C
1. Nguyên nhân quyết định cho sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => Đúng

2. Sau khi giành được độc lập các nước sáng lập ASEAN thực hiện chính sách kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo => Sai, trước tiên thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

3. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX là tình trạng chiến tranh lạnh => Đúng

4. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh sau chiến tranh thế giới thứ hai là đấu tranh vũ trang => Sai.

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

8 tháng 5 2018

Đáp án: C

29 tháng 2 2016

-Thành tựu :

Công cuộc đổi mới ở nước ta bước đầu đạt được thành tựu, trước tiên là trong việc thực hiện các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế :

          Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1989, chúng ta đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, đến năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.

          Hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.

          Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Năm 1989, ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng với xuất khẩu.

          Đã kiềm chế được một bước đà lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hằng tháng năm 1986 là 20% thì năm 1990 là 4,4%. Nhờ đó, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh.

          Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trương có sự quản lí của Nhà nước... tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.

- Hạn chế, yếu kém

Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm tăng, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài.

Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và của một bộ phận nông dân bị giảm sút.

 Sự nghiệp văn hoá có những mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, mất dân chủ…còn nặng nề và phổ biến.

 

 

 

 

1 tháng 4 2022

b

1 tháng 4 2022

B

13 tháng 10 2017

* Giai đoạn 1954 - 1960:

- Hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, khôi phục và phát triển kinh tế.

* Giai đoạn 1961 - 1965:

- Trên mặt trận kinh tế: đạt được những thành tựu nhất định về nông nghiệp, công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), bước đầu xây dựng nền móng của chủ nghĩa xã hội.

- Cung cấp một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, cán bộ, chiến sĩ cho tiền tuyến miền Nam.

* Giai đoạn 1965 - 1968:

- Trên mặt trận kinh tế:

+ Nông nghiệp: tăng diện tích đất canh tác, sản lượng lúa tăng, nhiều hợp tác xã đạt “ba mục tiêu”.

+ Công nghiệp: đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chiến đấu, sản xuất và đời sống; công nghiệp địa phương và quốc phòng đều phát triển.

- Trên mặt trận quân sự: chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ giành thắng lợi.

- Chi viện cho miền Nam:

+ Miền Bắc luôn là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam về sức người và sức của.

+ Xây dựng tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam trên bộ và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến.

- Cung cấp hàng vạn cán bộ, trang bị về mặt vật chất như thuốc men, đạn dược... cho miền Nam.

* Giai đoạn 1969 - 1973:

- Kinh tế miền Bắc cơ bản được khôi phục, hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, công trình văn hóa, giáo dục, y tế phát triển.

- Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc lần thứ hai năm 1972, buộc Mĩ phải Hiệp định Paris ngày 27 - 1 - 1973 .

- Chi viện cho tiền tuyến miền Nam: hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật, vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm... để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 và chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh k