Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Động vật có quan hệ với thực vật về
A. nơi cư trú.
B. nguồn thức ăn.
C. nơi cư trú và nguồn thức ăn.
D. môi trường sinh sống
Câu 2: Sự gia tăng cơ học sẽ làm cho dân số thế giới
A. luôn luôn biến động
B. không thay đổi
C. có ý nghĩa lớn
D. có sự thay đổi về quy mô dân số
Câu 3: Cơ cấu lao động của các nước phát triển có
A. tỉ trọng lao động trong khu vực III rất cao
B. tỉ trọng lao động trong khu vực II rất thấp
C. tỉ trọng lao động trong khu vực I rất cao
D. tỉ trọng lao động trong khi vực III rất thấp
Câu 4 : Ảnh hưởng tích cực nào của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
A. Lao động ở khu vực công nghiệp có xu hướng tăng
B. Lao động ở vùng nông thôn có xu hướng giảm
C. Lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh
D. Lao động ở khu vực ngoài nhà nước có có xu hướng giảm
Câu 5: Đô thị hóa làm cho tỉ lệ sinh, tử của thành thị khác như thế nào so với nông thôn ?
A. Tỉ lệ sinh và tử thành thị tương đương nông thôn
B. Tỉ lệ sinh và tử của thành thị cao hơn nông thôn
C. Tỉ lệ sinh và tử của thành thị tăng cao hơn nông thôn
D. Tỉ lệ sinh và tử của thành thị thấp hơn nông thôn
Ví dụ về các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ở Nhật Bản:
* Về kinh tế xã hội:
Dân cư Nhật Bản đang có xu hướng già hóa. Nếu như người già chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang giảm dần sẽ làm cho quốc gia này mất nhiều chi phí trong an sinh xã hội (nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người già), thiếu hụt nguồn lao động và suy giảm dân số. Nhiều trường học của Nhật Bản phải đóng cửa vì số trẻ em ở đây giảm đi. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động là Nhật Bản nhập khẩu lao động từ các quốc gia có dân số đông, có nguồn lao động dồi dào.
* Về vị trí địa lí:
Với một quốc đảo bốn xung quanh tiếp giáp với biển, Nhật Bản rất thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nhật Bản nằm trong vùng kinh tế phát triển rất năng động nên rất dễ dàng giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác trong khu vực thông qua giao thông vận tải đường biển.
Nhật Bản nằm trong vài đai động đất, núi lửa trên thế giới, vì vậy hàng năm quốc gia này phải hứng chịu rất nhiều hậu quả nặng nề do thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần,…. Bên cạnh đó, với địa hình chủ yếu là đồi núi sẽ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và ngành du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, nó lại tạo nên những khó khăn trong giao thông vận tải cũng như sự kết nối, liên kết giữa các vùng với nhau.
* Về điều kiện tự nhiên:
Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ bao gồm một lượng nhỏ các loại khoáng sản như than đá, đồng, sắt, dầu khi và một vài loại khoáng sản khác. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp ở quốc gia này. Để phát triển công nghiệp thì bắt buộc Nhật Bản phải nhập khẩu khoáng sản từ các quốc gia khác ở trên thế giới.
Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.
| Dựa vào nguồn gốc | Dựa vào phạm vi lãnh thổ |
Phân loại | - Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông. - Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản. - Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển. | - Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,... - Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài. |
Vai trò | - Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. - Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. - Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. | - Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. - Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
|
-Vì nội lực là lực xảy ra bên ở bên trong Trái Đất, làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề còn ngoại lực là lực xảy ra ở bên trên bề mặt Trái Đất có tác dụng làm cho bề mặt Trái Đất thêm bằng phẳng.
Ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất:
- Sóng biển vỗ vào bờ tạo nên các hàm ếch ven bờ biển.
- Gió thổi cát bay tạo thành những đụn cát ven biển (duyên hải miền Trung các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị...)
- Nước mưa chảy thành đòng tạm thời ở bề mặt đất tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.
- Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động caxtơ trong các khối núi đá vôi (động Phong Nha, vịnh Hạ Long, hang Sơn Đòong).
- Gió thổi mòn ở phần chân của các tảng đá, tạo ra các “nấm đá”
Ví dụ về tác động của nội lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất:
-Khi cường độ ép tăng mạnh trong toàn bộ khu vực thì sẽ hình thành các dãy núi uốn nếp. Ví dụ như các dãy núi U-ran, Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a, Cooc-đi-e, An-đet…
Giải thích : Nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài là hai nguồn lực luôn có tác động, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển kinh tế xã hội phù hợp với từng giai đoạn của đất nước mà nguồn lực bên trong hay bên ngoài chiếm ưu thế hơn