Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Khái quát
Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng ( giáp Lào, Campuchia, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam trung Bộ), gồm 5 tỉnh (KomTum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) với diện tích 54,7 nghìn km mét vuông, dân số gần 4,9 triệu người (năm 2006)
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Thuận lợi :
- Địa hình cao nguyên xếp tầng, khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao, đất bazan, thích hợp cho việc phát triển rừng
- Độ che phủ rừng lớn nhất so với các vùng khác (đạt 54.8% năm 2006) có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến,.)
- Tiềm năng thủy điện lớn( chỉ sau Trung du và miền núi Bắc Bộ), chủ yếu tập trung trên sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai
* Khó khăn :
Diện tích rừng tự nhiên và trữ lượng gỗ bị giảm sút do cháy rừng, đất bị xói mòn, rửa trôi, nguồn nước ngầm bị hạ thấp về mùa khô
c) Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thuận lợi : Đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước , sự hình thành các lâm trường và kinh nghiệm sản xuất của nhân dân trong vùng
- Khó khăn
+ Thưa dân, đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và lao động có tay nghế thiếu, trình độ dân trí và mức sống của nhân dân còn thấp
+ Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất - kĩ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu
Đáp án: D
Giải thích: Ảnh hưởng của các hạn chế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng là:
- Số dân đông trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành vấn đề nan giải.
- Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây tác hại nhiều mặt đến sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.
- Một số tài nguyên (như đất, nước trên mặt,...) bị xuống cấp do khai thác quá mức gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.
- Vùng thiếu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến, nên chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao,...
a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.
- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :
+ Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.
+ Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản :
+ Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao
+ Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu và nhà máy lọc dầu trong nước.
+ Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)
+ Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí
b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :
- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.
- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
Đáp án: B
Giải thích: Phần lớn nguồn di dân tới Tây Nguyên là từ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
- Ở những khu vực này đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn (thiên tai lũ lụt, đói nghèo..),.
Nên người dân di cư vào Tây Nguyển để tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp (hiện tượng di dân xuất hiện từ những năm 1990). Hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các luồng di dân tự do đã được hạn chế và có kế hoạch hơn.