K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đoá hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
Ngay trong phút hy sinh
Bây giờ dưới gốc dương
Chị nằm nghe biển hát.

Đó là câu chuyện thực
Về người nữ anh hùng
Nhưng ở đảo Côn Sơn
Từ buổi mai chị ngã
Đã có bao câu chuyện
Về chị Sáu linh thiêng
Những truyền thuyết không tên
Cứ lan dần như sóng.

Đảo Côn Sơn – địa ngục
Chị Sáu hoá thiên thần
Trừng trị lũ ác ôn
Cứu giúp người lương thiện.

Qua bao mùa gió chướng
Trong bão tố tù đày
Mộ chị Sáu hương bay
Cả bốn mùa không tắt.

Và trái cây thơm mát
Cũng theo mùa dâng lên
Tạ lỗi khi sai lầm
Kêu cầu khi gặp nạn
Chị Sáu thành người bạn
Sống giữa lòng nhân dân.

Ngay cả lũ ác ôn
Mỗi khi qua mộ chị
Cũng cúi đầu lặng lẽ
Trước chị Sáu anh linh
Người con gái hiên ngang
Chúng mãi còn khiếp sợ.

Tôi quỳ bên ngôi mộ
Dâng đoá hoa trắng trong.
Trời cao xanh mênh mông
Biển rộng xa xao động…
Chị Sáu nằm thanh thản
Hàng dương nghe gió rung
Và bao chuyện lạ lùng
Trong lòng tôi tha thiết
Bỗng như là có thật
Sống mãi cùng thời gian.

Bàn tay ai vuốt tóc
Trên vai tôi dịu dàng.

Câu 1: Bài thơ viết theo kiểu thơ nào?

Câu 2: PTBĐ của bài thơ là gì?

Câu 3: Bài thơ ca ngợi thái độ nào của anh hùng Võ Thị Sáu

Câu 4: Việc làm nào cho thấy thái độ ung dung, lạc quan của chị trước cái chết?

            -Chị ngắt một đoá hoa gài lên tóc, ung dung, mỉm cười, ngẩng cao đầu.

Câu 5: Bài thơ này và bài Lượm có gì giống nhau? ( Thể thơ, ngôi kể, phương thức biểu cảm,chủ đề,..)

Câu 6: Nêu nội dung của bài thơ?

Câu 7: Suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước?

0
Ai làm dài , hay nhất  được 12 tick , ( thề ) tui mở từng nick tik cho các bn  , best Văn vào hộ Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khi rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng...
Đọc tiếp

Ai làm dài , hay nhất  được 12 tick , ( thề ) tui mở từng nick tik cho các bn  , best Văn vào hộ 

Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau 

Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khi rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối […]. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Ai ko mún lm đề đó thì lm đề này ( ai thích lm cái nào cx đc  , nếu lm cả hai đc 36 tk _ ) 

Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau : 

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ luc bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởn được. Ngày hội mùa xuân đấy! 

GIúp  mình với , mai kiểm tra rồi , dài dài vào nhé , không có trên mạng nhé
 

2
7 tháng 4 2019

xin lỗi mk quên rồi 

7 tháng 4 2019

- Các biện pháp nghệ thuật : phép tu từ nhân hóa, so sánh ; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động.
- Phép nhân hóa : Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn bè chia xẻ niềm vui như con người.
- Phép so sánh : Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ" 
- Phép so sánh : hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng" 
- Phép so sánh : Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh"

BT2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:    “[…] Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là...
Đọc tiếp

BT2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
    “[…] Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay, hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền. Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp chỉ để uống. Vo gạo, thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo bằng nước biển thôi.”
    Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con hiền lành.”
                                                                   (Trích Cô Tô, Nguyễn Tuân)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được dùng trong đoạn văn trên.
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra hình ảnh so sánh trong câu văn sau và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh đó.
     “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con hiền lành”.
Câu 4. Từ đoạn trích cùng hiểu biết của mình, em thấy biển, đảo nước ta có đặc điểm gì? Mỗi chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ biển đảo? Viết đoạn văn khoảng 5 câu.

 

0
Khi những cơn gió lạnh cuối cùng trốn chạy cũng là lúc khí trời trở nên ấm áp. Đó là lúc nắng đầu hạ đã về. Những ngày đầu hạ thường gợi cho con người những cảm xúc khó tả.Hạ đến mang theo những sợi nắng vàng ươm trên mặt lá. Nắng sớm trong veo, tinh khiết len nhẹ qua cửa sổ, oà vào trong lòng, thanh thản và dịu êm, gợi lên trong tôi những rung cảm thật nhẹ nhàng. Trời không...
Đọc tiếp

Khi những cơn gió lạnh cuối cùng trốn chạy cũng là lúc khí trời trở nên ấm áp. Đó là lúc nắng đầu hạ đã về. Những ngày đầu hạ thường gợi cho con người những cảm xúc khó tả.

Hạ đến mang theo những sợi nắng vàng ươm trên mặt lá. Nắng sớm trong veo, tinh khiết len nhẹ qua cửa sổ, oà vào trong lòng, thanh thản và dịu êm, gợi lên trong tôi những rung cảm thật nhẹ nhàng. Trời không xanh lắm nhưng cao và rộng. Những khoảng trời bình yên qua khung cửa sổ như được nhuốm màu vàng của nắng lung linh, huyền ảo.
Qua buổi sớm, chỉ đến 9 giờ thôi là nắng đã rực rỡ. Nắng ửng hồng trên đôi má ai. Nắng cho tôi dang tay ôm vào lòng vạn tia hồng ấm áp. Nắng sưởi ấm nhóc mèo con cuộn tròn mình giữa hiên nhà tràn ngập sắc màu. Nắng mê mải phủ lên biết bao tấm lưng ong của các bà, các chị... ngày ngày cặm cụi ngoài đồng. Nắng tung tăng theo chân bọn trẻ con kể cả sau giờ cắp sách tới trường...

 Nắng giữa buổi không còn mảnh dẻ nữa mà đã sánh vàng như mật ong, trải trên mặt đường, ngọt lịm. Thế mà quá trưa, nắng đã sánh lại màu hổ phách, nóng nóng, nồng nồng. Dự báo thời tiết năm nay không nóng nhưng khắc nghiệt hơn, mưa nắng thất thường.
Với tụi trẻ làng tôi, mỗi khi nắng đầu mùa tới, thú vị nhất là dược đi thả trâu bò, ngựa... vào trong rừng cọ. Nơi ấy là thế giới riêng biệt của tuổi thơ bản tôi. Chúng tôi tha hồ đùa nghịch, chạy nhảy, chơi trò đuổi bắt, vẫy vùng thỏa thuê trong nắng đến khi mặt đứa nào, đứa nấy đỏ gay giống quả gấc chín mới rủ nhau chơi trò trốn tìm dưới bóng râm rừng cọ.

 Nhiều hôm, chúng tôi vớ được những bụi sim chín tím thẫm, những cây cọ ngọt quả... là hò hét, tranh giành nhau tới khản tiếng mới thôi. Yêu biết bao những ngày nắng đầu mùa như thế!
Biết bao mùa nắng qua đi, tụi trẻ con chúng tôi theo nắng, gió phổng phao, lớn lên, có nhiều đứa đi xa. Thế nhưng, mỗi khi cái nắng đầu mùa đến, dường như chúng tôi, ai cũng thao thức nhớ quê, nơi từng giọt nắng vàng ôm ấp, nuôi dưỡng chúng tôi cứng cáp, trưởng thành trên từng chặng đường rộng mở, vươn dài nhịp bước tương lai.

1 . Tìm từ láy trong bài văn trên ?

1

nhẹ nhàng,lung linh,rực rỡ,ấm áp,mê mải,tung tăng,nóng nóng,nồng nồng,thất thường

ko bt cs đúng ko

lác mắt r

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng...
Đọc tiếp

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể: -Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn nghèo túng. Mấy bận bọn Nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em. Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: -Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn Nhện. 

Qua câu nói” “Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.”, em thấy nhân vật “tôi” là người thế nào? Em học hỏi được gì về cách ứng xử với mọi người xung quanh nhất là với bạn bè sau khi đọc xong đoạn trích?

6

Lên hỏi google nha bạn .

26 tháng 9 2021

bạn đợi mình lục lại sách vở lớp 6 r trả lời cho bạn nha

Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng...
Đọc tiếp

Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo.

Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó.

Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ.

Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội.

Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào.

Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua.

Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo.

Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm:

- Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé dẻ gai rất khoẻ mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé!

Tôi cố quẫy mình.. Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hóa ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: "Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!"

Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già.. "Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!" - tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ..

(Theo Phương Thanh Trang, trích Câu chuyện của hạt dẻ gai, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12 (465), 2020)
CÂU HỎI: Theo em, hành động "cố quẫy mình.... tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra" của bé gai chứng tỏ điều gì?

1
29 tháng 1 2023

Chứng tỏ:

- Bé gai đã đến thời khắc thay đổi bản thân, thay đổi cuộc đời mình.

- Sự trưởng thành, lớn lên của bé gai trong sự cố gắng của bản thân.

Trong đoạn trích:…Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho...
Đọc tiếp

Trong đoạn trích:…Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh…Hãy nêu nội dung của đoạn văn

0
 So sánh cách lí giải về nguồn gốc dân tộc của truyện " Sự tích các dân tộc " và truyện " Con Rồng cháu Tiên "*Truyện sự tích các dân tộc:Văn bảnNgày xửa ngày xưa , tất cả mọi người đều sống chung trong cùng một buôn làng . Một hôm , bầu trời bỗng nhiên tối sầm , sấm chớp , mưa gió nổi lên dữ dội . Buôn làng chìm ngập trong nước , mọi người và muôn vật đều bị cuốn trôi hết ;...
Đọc tiếp

 

So sánh cách lí giải về nguồn gốc dân tộc của truyện " Sự tích các dân tộc " và truyện " Con Rồng cháu Tiên "

*Truyện sự tích các dân tộc:

Văn bản

Ngày xửa ngày xưa , tất cả mọi người đều sống chung trong cùng một buôn làng . Một hôm , bầu trời bỗng nhiên tối sầm , sấm chớp , mưa gió nổi lên dữ dội . Buôn làng chìm ngập trong nước , mọi người và muôn vật đều bị cuốn trôi hết ; duy chỉ có hai anh em Khốt và Kho kịp trốn vào trong quả bầu khô là còn sống sót.

Dòng nước hung dữ đưa quả bầu khô cùng hai anh em Khốt và Kho trôi dạt khắp nơi  . Rồi đến một  ngày , hai anh em thấy quả bầu nằm yên , không dập dềnh nữa liền mở nắp bầu ra xem . Họ thấy quả bầu nằm trên mặt đất , nước lụt đã rút hết . Hai anh em vô cùng vui sướng , họ chui ra khỏi quả bầu rồi tìm một cái hang gần đó làm nơi ở tạm.

Hôm sau hai anh em tìm thấy trong quả bầu một hạt bầu , một hạt thóc và một hạt bắp . Họ quyết định đem ba hạt giống quý báu ấy gieo xuống một bãi đất rộng . Chỉ một ngày sau , hai anh em vô cùng ngạc nhiên khi thấy trước mắt họ là một rẫy lúa chín vàng , một rẫy bắp trĩu quả và một rẫy bầu xanh tốt . Thế là hai anh em Khốt và Kho không lo bị đói nữa ,họ đã có lúa , bắp để ăn . Nhưng còn rẫy bầu thì rất lạ , cả một cái rẫy xanh um , lá mọc phủ kín mặt đất nhưng chỉ đậu được có một quả .Qủa bầu lúc đầu chỉ nhỏ bằng nắm tay nhưng sau bảy lần mặt trời ngủ dậy , nó đã to bằng trái núi . Hai anh em hè nhau khiêng quả bầu về nhưng không tài nào nhấc nổi . Họ lấy đá đập vào nhưng quả bầu vẫn trơ trơ . Cuối cùng họ dùng lửa để đốt . Ngon lửa bốc cao suốt bảy ngày bảy đêm . Khi lửa tắt , bỗng có môt tiếng nổ dữ dội rung chuyển cả đất trời làm vỏ bầu nứt toác . Một lúc sau ,hai anh em thấy có một đôi nam nữ từ trong quả bầu chui ra , rồi tiếp một đôi nữa , một đôi nữa , cứ thế mãi ... tất cả là sáu mươi đôi ; đôi nào chui ra cũng gọi Khốt , Kho là cha mẹ.

Khốt và Kho vui sướng nói với các con :

 - Ơi , các con yêu quý ! Vừa qua Yang giận dữ đã cho nước dâng lên cuốn hết tổ tiên chúng ta . Nay các con lại được Yang sinh ra , các con hãy chia nhau ra đi khắp nơi mà sinh cơ lập nghiệp .

 - Chúng con xin vâng lời cha mẹ . - Cả sáu mươi đôi cùng đồng thanh trả lời .

Đôi ra đầu tiên đi về phía mặt trời mọc , nơi ấy có đồng bằng và biển cả  . Họ là tổ tiên của người Kinh bây giờ.

Những đôi ra tiếp sau đi về vùng núi phía Bắc trùng điệp . Họ là tổ tiên các dân tộc Mường , Tày , Thái , ... ngày nay.

Những đôi ra sau cùng ở lại với vùng núi phía Nam bao la . Họ là tổ tiên của các dân tộc Tây Nguyên bây giờ.

*Truyện Con Rồng cháu Tiên

Văn bản:

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở :
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

Lạc Long Quân nói :

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

0
Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con...
Đọc tiếp

Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con sông quê hương với niềm tự hào , yêu mến .Tính từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái quát vẻ đẹp của dòng sông : xanh đậm, đẹp, hiền hoà, thơ mộng. - Câu thơ thứ hai sử dụng nghệ thuật ẩn dụ : mặt sông như một tấm gương khổng lồ. Nghệ thuật nhân hoá : những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang nghiệng mình soi tóc trên mặt nước trong như gương làm cho dòng sông trở nên xinh đẹp, duyên dáng biết bao! - Câu thơ thứ 3 sử dụng nghệ thuật so sánh “ tâm hồn tôi” ( khái niệm trừu tượng) được so sánh với “ buổi trưa hè” ( khái niệm cụ thể). Buổi trưa hè nhiệt độ cao, nóng bổng cũng như tình yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng, nồng nhiệt trong lòng nhà thơ. Câu thơ thứ 4: Từ láy “ lấp loáng” tạo nên vẻ sáng, vẻ đẹp, cho dòng sông, dưới ánh sáng mặt trời dòng sông lấp loáng như dát bạc. -> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả được vẻ đẹp của dòng sông quê hương và tình cảm trong sáng của nhà thơ đối với dòng sông quê hương trong hoàn cảnh xa cách. b. Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) c. Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) d. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ... Sẽ không lớn nổi thành người. (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở mỗi khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. - So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thi e. Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. (Bầm ơi – Tố Hữu) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. 2 Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, rất mực yêu thương con.

2
10 tháng 5 2021

bn fan Meowpeo à

7 tháng 12 2022

sex

Câu 1 (3,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi I-..] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thất quả là đây đủ. Tôi dây từ canh tư. Còn tối đất, cổ đi mãi trên đã đầu sư ra thấu đầu mùa đảo. Và ngồi đó rinh mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bảo, chân trời, ngắn bề sạch như tấm kinh lau hết máy hết...
Đọc tiếp
Câu 1 (3,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi I-..] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thất quả là đây đủ. Tôi dây từ canh tư. Còn tối đất, cổ đi mãi trên đã đầu sư ra thấu đầu mùa đảo. Và ngồi đó rinh mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bảo, chân trời, ngắn bề sạch như tấm kinh lau hết máy hết bụi. Mặt trời nhủ lên dẫn dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trưởng thiên nhiên đây đạn. Quả trứng hồng hào thăm thẩm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kinh mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ứng hồng Y như một mâm lễ phẩm tiên ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Và chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại a. Đoạn văn trên trích tử văn bản nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gi? b. Đoạn văn thể hiện nội dung gi? (Ngữ văn 6 tập 1) trên mậm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cảnh
0