K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2023

Cây sồi già có những nhánh rễ dài, bám sâu vào lòng đất khiến cây không bị quật ngã trước gió.

29 tháng 12 2024

Vì cây sồi già có những chiéc rễ cắm sâu xuông lòng đất còn được gọi là súc mạnh sâu thẳm nhất.

Cảm nhận về ý nghĩa giáo dục từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị...
Đọc tiếp

Cảm nhận về ý nghĩa giáo dục từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng 1 lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi:

– Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi già từ tốn trả lời:

– Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông , ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

2

Để vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, đạt đến thành công, con người cần phải có ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin tất thắng. Câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”, in trong Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TPHCM, 2011, gợi cho ta bài học giáo dục sâu sắc về khả năng vượt lên chiến thắng nghịch cảnh và niềm tin vững chắc vào sức mạnh của bản thân.

Chuyện kể rằng có một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng nọ. Với sức mạnh khủng khiếp, nó tàn phá mọi thứ. Thế nhưng nó không thể nào quật ngã được cây sồi già. Bởi cây sồi già có bộ rễ khỏe khoắn bám chặt vào lòng đất mẹ. Bộ rễ khỏe khoắn ấy đã được rèn luyện qua biết bao nhiêu bão tố. Sự điên cuồng của cơn gió mạnh càng giúp cây sồi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh kiên cường của mình.

Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Ngọn gió điên cuồng kia là hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống. Cây sồi già với bộ rễ vững chắc là hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, ý chí dám đối đầu, không gục ngã trước nghịch cảnh.

Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học giáo dục đầy ý nghĩa. Trong cuộc sống cần có lòng dũng cảm, sự tự tin vào bản thân mình. Phải rèn luyện nghị lực vươn lên và bản lĩnh vững vàng trước những nghịch cảnh. Khó khăn, thử thách chính là cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của mình. Cũng chính trong khó khăn, thử thách con người mới chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

11 tháng 8 2021

Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống.Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh.Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Bài học giáo dục từ câu chuyện.Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức nếu con người không có lòng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây). Muốn thành công trong cuộc sống, con người phải có niềm tin vào bản thân, phải tôi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn lên để chiến thắng nghịch cảnh. (Tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi). Bàn luận về bài học giáo dục của câu chuyện: Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản trước hoàn cảnh mà phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm vượt qua các khó khăn, thử thách của cuộc sống. Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh và cũng phải biết lên án, phê phán những người có hành động và thái độ buông xuôi, thiếu nghị lực.

25 tháng 6 2021

ngôi thứ 3

Ngôi thứ 3 . Nhanh nhì đó k nhé

11 tháng 11 2021

câu 1

a.thơ 5 chữ

b

 - Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ

.câu 2  biện páp nghệ thuật nhân hóa kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.câu 3 . ko thể ,món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ. 

11 tháng 11 2021

Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa

a . Xác định thể loại của văn bản trên.

Thể loại: Thơ ngũ ngôn ( 5 chữ )

b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

PTBĐ: Tự sự, biểu cảm

c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào

Hình ảnh "làng em" đã hiện lên với: cây đa , mương nước giữa đồng , lá xanh , biển lúa vàng

d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên: mênh mông , thong thả , đủng đỉnh , rì rào 

e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

"thong thả" : chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp.

f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa”

Biện pháp tu từ được sử dụng là: So sánh

g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về”

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Tác dụng: Khiến cho mọi hoạt động của Cây đa trở nên sinh động, dịu dàng, chúng được sử dụng nhằm tăng tính hình tượng, diễn đạt của Cây đa.

h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì

Tham khảo (Mình đưa ra gợi ý, bạn tự làm nhé) :

+ Gợi cho em cảm xúc thân thuộc, yêu thương

+ Cây đa làm cho quê hương mình thêm sự giản dị, mộc mạc, gần gũi khiến cho ai đi hay về đều nhớ tới nó

+ Dù có nắng mưa, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn ở đó, vẫn sừng sững nơi cửa làng

+ ....

* P/s: Thật sự xin lỗi bạn vì mình chỉ đưa được một vài gợi ý thôi. Học tốt nhé *

26 tháng 12 2019

MB: Trời hôm nay thật đẹp. Sau những trận mưa như nước đổ đêm nay, cây cối và hoa cỏ thêm xanh tươi. Những chú chim bay lượn khắp khu vườn và hót những câu ca thật hay. Trên cành cao nhất của cây mít có một tổ chim đã tan rã, có 2 con chim đang làm gì đó dưới tán cây xanh. Em lại gần hơn nữa, thì ra cô chim mẹ đang giũ lông cánh làm nước tung toé khắp nơi, bên cạnh đó có chú chim con khô ráo đang nhảy nhót, ca hát tưng bưng trên cành cây.

KB: Cô chim mẹ thật dũng cảm, cô ấy đã hi sinh mình để che chở cho đứa con bé bỏng của mình. Em nghĩ chắc chú chim con đang rất cảm động trước tấm lòng mà mẹ dành cho con. Bây giờ em sẽ nói bố làm cho 2 mẹ con chú chim 1 ngôi nhà gỗ nhỏ để vừa có thể ở và vừa có thể trú mưa. Em rất tôn trọng tình yêu thương của cô chim.

26 tháng 12 2019

Mình xin lỗi! Ở đoạn MB có từ "tưng bưng", mình lỡ viết sai. Sử lại thành tưng bừng hộ mình cái nhé!

Cảm ơn bạn.

Bài tập 6: Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của nó trong các câu thơ sau ?a.  Trong gió trong mưa     Ngọn đèn đứng gác     Cho thắng lợi, nối theo sau     Đang hành quân đi lên phía trước.b.   Mẹ hỏi cây Kơ nia:     - Rễ mày uống nước đâu?     - Uống nước nguồn miền Bắc.c. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu...
Đọc tiếp

Bài tập 6: Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của nó trong các câu thơ sau ?

a.  Trong gió trong mưa

     Ngọn đèn đứng gác

     Cho thắng lợi, nối theo sau

     Đang hành quân đi lên phía trước.

b.   Mẹ hỏi cây Kơ nia:

     - Rễ mày uống nước đâu?

     - Uống nước nguồn miền Bắc.

c. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hanh tôi,  hỏi : …

d. Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng,một cảm giác riêng….Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại…. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi gần như tới mặt đất, còn muốn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá lá đầy âu yếm mơí bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

e. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, gữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!

g. Luỹ tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha , tre mẹ , tre con, tre cháu, chi chít, chằng chếo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ cũng không bay lọt…

 

1
6 tháng 7 2021

câu 1 a)

BPTT  nhân hoá :  Ngọn đèn đứng gác

Tác dụng: Tác giả ví ngọn đèn như là 1 người lính canh gác, không sợ mưa và gió mà vẫn đứng gác

 

câu 1b)

BPTT nhân hoá  :  Rễ mày uống nước đâu?

tác dụng câu văn thâm sinh động tác động cho câu sau;Uống nước nguồn miền Bắc

câu 1c)

BPTT nhân hoá : Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi : [...].

tác dụng :  Làm cho câu văn trở nên sinh động hơn, làm cho hình ảnh chị cốc trở nên sống động và đẹp hơn, hấp dẫn người đọc.

câu 1 d và g là chung nhé bn

2 Biện pháp tu từ so sánh "tựa mũi tên nhọn", "như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không"

Tác dụng: miêu tả chân thực, sinh động trạng thái của những chiếc lá khác nhau, giúp người đọc hình dung rõ ràng và cụ thể hơn Biện pháp tu từ nhân hóa qua các hình ảnh, chi tiết như: có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng, một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ, cố gượng ngoi đầu lên, âu yếm, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại, như sợ hãi ngần ngại rụt rè Tác dụng: diễn tả chân thực sinh động câu chuyện của mỗi chiếc lá, giúp cho người đọc có cảm giác chúng tựa như những con người có những câu chuyện sinh động, tâm tư và đời sống khác nhau

 

 Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏiCÂY DỪA    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng   Thân dừa bạc phếch tháng năm,Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.    Đêm hè hoa nở cùng sao,Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,    Ai mang nước ngọt, nước lành,Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,Gọi đàn gió đến cùng dừa...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏi

CÂY DỪA
    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
   Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
    Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,
    Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
    Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
    Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời)


1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
2. Nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản trên.

* Gợi ý:

- Để xác định nội dung, ta trả lời câu hỏi: Bài thơ viết về đối tượng nào, viết về điều gì?

- Để xác định ý nghĩa, ta trả lời câu hỏi: Qua nội dung trên, bài thơ ca ngợi hay phê phán điều gì?
3. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nêu hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật ấy trong bài thơ trên.

* Gợi ý: Cần thực hiện đúng các bước làm bài cho dạng câu hỏi này.

4. Em có cảm nghĩ gì về hai câu thơ:
                  Đứng canh trời đất bao la,
           Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

*Gợi ý: từ ngữ, hình ảnh thơ có gì độc đáo? Nó gợi lên trước mắt em những gì? Phong thái của sự vật, hiện tượng ấy ra sao, chúng có ý nghĩa tượng trưng gì hay không?...

1
17 tháng 8 2020

1. Miêu tả ; biểu cảm.

2.

-ND ; ý nghĩa : Bằng góc nhìn của trẻ em vô cùng hồn nhiên , chân thật , nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như một con người :luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.Thông qua việc miêu tả cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa muốn ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.

3.

+)Biện pháp nghệ thuật :

*Nhân hóa:

-Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

TD: Bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa một cách tài tình , tác giả đã miêu tả cây dừa giống như một con người với những động tác : " dang tay" , "gật đầu" vô cùng mềm mại , uyển chuyển.

-Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

TD : Biện pháp nhân hóa đã miêu tả cây dừa như hòa quyện vào với làn gió mát , như được chạm vào những đám mây xanh.Không những vậy , tiếng dừa còn làm cho cái nắng oi bức của buổi trưa trong những ngày hè như dần trở nên dịu lại.Những rặng dừa như đang bao bọc , che chở , mang đến sự bình yên bất tận cho làng quê yêu dấu.

*So sánh:

 - Quả dừa - đàn lợn con

TD : Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả những chùm dừa vô cùng ngộ nghĩnh , độc đáo và vô cùng thú vị : như những đàn lợn béo tròn được lợn mẹ lót ổ cho từ trên cao.

-Tàu dừa - chiếc lược 

TD:Một lần nữa , tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh vô cùng độc đáo, mới lạ dưới góc nhìn trẻ thơ : cây dừa như một chiếc lược , chải vào gợn mây xanh bồng bềnh , tạo cảm giác mượt mà , êm ả.

4 .

Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của Trần Đăng Khoa, hình ảnh cây dừa được cô đúc lại ở hai câu cuối:
“Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như một người lính. Hình ảnh cây dừa hiện lên thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi làng quê giản dị. Đó chính là tư thế và thần thái của cây dừa : hiện lên vô cùng đẹp trong bức tranh làng quê Việt Nam. Và phải chăng đó cũng là những vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam?

8 tháng 12 2017

Một hôm em tới trường sớm thì đột nhiên nghe tiếng khóc thút thít ở đâu đó vọng lại. Em lại gần thì biết được tiếng khóc phát ra từ 1 cái cây non gần đấy. Em hỏi  nó:

- Tại sao cậu lại khóc vậy?

- Hu hu....Ngọn của tớ bị ai bẻ mất rồi....đâu lắm bạn à.

Em tức giận:

- Tại sao lại có kẻ vô ý như vậy chứ? Thật đáng trách . Kẻ đó không có chút hiểu biết gì về bảo vệ môi trường sao? Dám ra tay bẻ 1 cây non mới mọc như vậy. Nếu có nhiều  người làm như vậy không biết cây xanh sẽ còn bao nhiêu nữa.

Cây non xúc động:

- Cậu là người đầu tiên quan tâm đến tớ đấy...Cảm ơn cậu đã thông cảm cho nỗi buồn của tớ.

Em tươi cười bảo:

- Không có gì đâu mà. Thôi cậu đừng khóc nữa, rồi chồi non mới sẽ lại mọc ra thôi. Tớ sẽ chăm sóc cho cậu để cậu nhanh lớn còn giúp ích cho môi trường nữa.

- Cảm ơn cậu nhiều lắm.

- Thôi ...Tạm biệt cậu...Tớ phải vào lớp học rồi...Hẹn gặp lại sau...

Em bước đi mà trong lòng cảm thấy rất vui vì mình đã làm được 1 việc tốt.

24 tháng 3 2018

Một hôm em tới trường sớm thì đột nhiên nghe tiếng khóc thút thít ở đâu đó vọng lại. Em lại gần thì biết được tiếng khóc phát ra từ 1 cái cây non gần đấy. Em hỏi  nó:

- Tại sao cậu lại khóc vậy?

- Hu hu....Ngọn của tớ bị ai bẻ mất rồi....đâu lắm bạn à.

Cây non đã kể lại câu chuyện của nó

Em tức giận:

- Tại sao lại có kẻ vô ý như vậy chứ? Thật đáng trách . Kẻ đó không có chút hiểu biết gì về bảo vệ môi trường sao? Dám ra tay bẻ 1 cây non mới mọc như vậy. Nếu có nhiều  người làm như vậy không biết cây xanh sẽ còn bao nhiêu nữa.

Cây non xúc động:

- Cậu là người đầu tiên quan tâm đến tớ đấy...Cảm ơn cậu đã thông cảm cho nỗi buồn của tớ.

Em tươi cười bảo:

- Không có gì đâu mà. Thôi cậu đừng khóc nữa, rồi chồi non mới sẽ lại mọc ra thôi. Tớ sẽ chăm sóc cho cậu để cậu nhanh lớn còn giúp ích cho môi trường nữa.

- Cảm ơn cậu nhiều lắm.

- Thôi ...Tạm biệt cậu...Tớ phải vào lớp học rồi...Hẹn gặp lại sau...

Em bước đi mà trong lòng cảm thấy rất vui vì mình đã làm được 1 việc tốt.

:3

<<Hok tốt>>