Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số bài ca dao nội dung tương tự :
- "Biển Đông còn lúc đầy vơi
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng"
- “Chiều chiều xách giỏ hái rau
Nhìn lên mả mẹ ruột đau như dần”
- “Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”
- “Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
- Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức cả năm canh
- Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
- Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
Một số bài ca dao khác về tình cảm gia đình như sau:
Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.
Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây.
Anh em như thể tay chân
Như chim liền cánh, như cây liền cành.
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ .
Ca dao là tiếng nói ân tình thủy chung son sắt, là những bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp về đất nước về con người Việt Nam. Những câu ca dao viết về nông thôn thường rất hay và đó là những câu ca dao tả về một đêm trăng tát nước, về một đàn cò trắng bay trên cánh đồng,… Và trong đó có một bài ca dao nói vé cánh đồng lúa mà em rất thích đó là bài:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Bài ca dao chỉ có bốn câu nhưng đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong em, đọc bài ca dao trước mắt em như hiện lên một bức tranh tuyệt đẹp, cả cánh đồng như chiếc thảm màu xanh khổng lồ mượt mà, mềm mại trong gió và đâu đây mùi hương lúa thơm ngát. Có thể nói đó là một bức tranh tràn đầy sức sống, thân thuộc về cây lúa, bởi lúa là một loài cây quen thuộc, một biểu tượng của nông thôn Việt Nam gắn bó với người Việt Nam từ xưa cho đến nay. Lúa không chỉ là nguồn sống, là nguồn lương thực quý nuôi sống con người mà cây lúa còn có những vẻ đẹp rất riêng đó là sự mềm mại, thanh mảnh, uyển chuyển lại khỏe khoắn. Đất nước ta 80% là nông nghiệp nên những cánh đồng có khắp nơi và chính vì vậy nhà thơ Nguyễn Đình Thi nhìn thấy những cánh đồng lúa như biển lúa:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Câu thơ là cảm xúc tha thiết, thân thương của nhà thơ trước vẻ đẹp của những cánh đồng lúa của chúng ta và nhà thơ khẳng định “đâu trời đẹp hơn”, vẻ đẹp của những cánh đồng đó dường như chỉ có ở Việt Nam. Vậy vẻ đẹp mà Nguyễn Đình Thi cảm nhận đó có lệ bắt đầu từ hình ảnh:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát
Đứng hên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
Một bức tranh chân thật sống động, đầy sức sống hiện ra trước mắt chúng ta, đó là một màu xanh bất tận choán hết cả tầm mắt của chúng ta. Câu thơ được viết dài như khắc họa rõ nét hơn những cánh đồng lúa bao la bát ngát mênh mông. Hai câu thơ được tạo nên bởi hai vế đối rất hoàn chỉnh và phép đảo ngữ càng gợi cho ta cảm giác mênh mông bất tận của lúa của màu xanh mướt. Và trong câu thơ, tác giả dân gian đã sử dụng từ ngữ rất giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, những từ đó miêu tả cái dài rộng bất tận của đồng lúa là “mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông”. Câu thơ gợi cho ta cảm giác trù phú, có sản lượng lúa nhiều, từ “cũng” là một sự khẳng định về sự giàu có và trù phú của quê hương ta.
Biển lúa ấy đang báo hiệu một mùa bội thu:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Lúa đang lên đòng là giai đoạn lúa tốt tươi và sung sức nhất. Màu xanh đó không phải là màu vàng rực rỡ khi lúa đã chín nhưng cái màu xanh của lúa đang vào thời kì sung sức ấy lại gợi cho ta sự sống tràn trẻ báo hiệu mùa vàng sắp tới. Ở đây tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp so sánh để nói lên vẻ đẹp của những cây lúa đang thì con gái, chúng cũng mềm mại, dịu dàng, uyển chuyển như những cô gái thôn quê mới lớn dậy. Đó là một vẻ đẹp khỏe mạnh, tươi mới. Việc sử dụng biện pháp so sánh là biện pháp quen thuộc thường thấy trong ca dao xưa khiến cho câu ca dao trở nên sinh động hơn, thể hiện được rõ nét hơn vẻ đẹp của những sự vật cần miêu tả. Đồng thời đối với câu ca dao này còn giúp cho ta có cái nhìn chính xác hơn về những cô gái ở nông thôn Việt Nam. Hình ảnh cô gái ở câu thơ này được ví với chẽn lúa, một sự ví von, so sánh rất độc đáo bởi người ta thường ví các cô gái với những loài cây như liễu, như mai thế mà ở đây lại ví cô gái với lúa. Có lẽ tác giả dân gian đã tìm thấy vẻ đẹp của các cô gái thôn quê khác với các cô gái ở đô thị, nếu các cô gái ở đô thị mang vẻ đẹp đài các, kiêu sa thì các cô gái thôn quê lại mang vẻ đẹp chân chất, giản dị như những cây lúa, một vẻ đẹp cũng khiến cho người ta phải đắm say.
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng bạn mai.
Câu thơ cuối càng thể hiện rõ hơn vẻ đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển của của các cố gái miền thôn quê. Đọc câu thơ này chúng ta hình dung cánh đồng lúa đung đưa trong nắng sớm mai như những cô gái đang tung tăng vui đùa, đây là một hình ảnh thật đẹp và thật sinh động. Màu nắng hồng rực rỡ ấy như tôn thêm vẻ đẹp của các cô gái thốn quê duyên dáng, dịu dàng và rất đỗi bình dị.
Như vậy chỉ bằng bốn câu thơ cùng vối lời lẽ giản dị, mộc mạc, tác giả dân gian đã cho ta thấy vỏ đẹp rực rỡ của thiên nhiên của con người việt Nam, đó là vẻ đẹp rực rỡ tràn đầy sức sống của những cánh đồng bát ngát và qua đó ta còn thấy vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của những cô gái thôn quê. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, đối, bài ca dao là một trong những viên ngọc quý sáng lấp lánh và luôn gợi cho người đọc cảm giác tươi mới, đồng thời ta có thể khẳng định ngôn từ của chúng ta rất đẹp và rất trong sáng.
Có thể chọn một trong các câu ca dao trong bài "Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình".
- Ca dao: Là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học.
Các chủ đề đã học:
-Những câu hát về tình cảm gia đình
-Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
-Những câu hát than thân
-Những câu hát châm biếm
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
-Nội dung: Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cua cha mẹ. Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ với con cái. Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
-Nghệ thuật: So sánh ví von, phép đối xứng, âm điệu sâu lắng tình cảm
Ca dao là những bài hát dân gian. Khái niệm này đặt ca dao vào đúng môi trường diễn xướng, nghĩa là khi ấy, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian.
Khi sưu tầm, các nhà nghiên cứu thường chỉ ghi chép phần lời thơ. Cũng vậy, khi học chúng ta cũng chỉ chú ý nhiều đến phần văn tự.
Bài 2 nhại lại lời của ông thầy bói nói với cô gái:
- Cách nói của thầy bói nước đôi, hiển nhiên, chẳng có gì mới
+ Bố cô đàn ông, mẹ cô đàn bà
+ Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
+ Sinh con chẳng gái thì trai
- Lời phán của thầy bói trở nên vô nghĩa, cổ hủ, nực cười
→ Tác giả dân gian lật tẩy bản chất bịp bợm của tên thầy bói rởm đời
- Bài ca dao phê phán kẻ hành nghề mê tín chuyên lừa lọc, dốt nát, lừa bịp lòng tin của người khác để kiếm chác
- Đồng thời nó châm biếm sự mê tín đến mù quáng của những người thiếu hiểu biết, mê muội
– Đọc bài ca dao số 2 ta nhận thấy: Tác giả dân gian nhại lại lời của thầy bói khi thầy phán cho người đi xem bói. Vì vậy, nó vừa mang tính khách quan lại vừa có tác dụng gây cười và châm biếm rất sâu cay.
– Trong bài ca dao, thầy bói đã đánh trúng tâm lí của người đi xem bói, thầy phán toàn nhừng chuyện mà người đi xem bói rất quan tâm, đó là những vâ’n đề hệ trọng trong cuộc sông như: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con. Thế nhưng cách phán của thầy lại là kiểu nói dựa, nói nước đôi và những điều thầy nói đều là những sự thật hiến nhiên mà ai cũng biết. Kết quả là nhừng lời phán của thầy đã trở thành vô nghĩa, nực cười. Bằng nghệ thuật phóng đại, bài ca dao đã lật tẩy bản chất của những tên thầy bói chuyên đi lừa bịp.
– Với nội dung trên, bài ca dao có ý nghĩa châm biếm sâu cay đối với những hạng người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, trong khi bản thân thầy bói cũng dốt nát. Bên cạnh đó, bài ca dao còn châm biếm những kẻ mê tín một cách mù quáng do ít hiểu biết.
Những bài ca dao có nội dung tương tự:
+ Thầy bói ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.
+ Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.
+ Thầy đi xcm bói bao người
Số thầy thì dể cho ruồi nó bâu.
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Cả hai đều có ý nghĩa thanh thân, thương cảm cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Một số bài ca dao có nội dung tương tự:
Có cha có mẹ thì hơn,
Không cha không mẹ như dờn không dãy.
Còn cha gót đỏ như son,
Đến khi cha mất gót con đen sì.
*
Con có cha như nhà có nóc,
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
*
Đi đâu mà ***** già,
Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai nâng.
*
Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
*
Chiều chiều ngó ngược, ngó xuôi
Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương.
*
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.
Chúc bạn học tốt!