K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2016

- Kế hoạch và sự chuẩn bị đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền :

+ Ngô Quyền vào thành Đại La ( Tống Bình ) , bắt giết Kiều Công Tiễn , khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược.

+ Chọn cửa sông Bạch Đằng làm căn cứ trận địa cọc ngầm.

+ Ngô Quyền dự đoán quân Nam Hán sẽ đi vào nước ta bằng đường sông Bạch Đằng .

+ Lợi dụng địa thế và sự chênh lệch thủy triều , xây dựng trận địa cọc ngầm , có quân mai phục ở 2 bên đường.

30 tháng 4 2016

Ngô Quyền (898 - 944), người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.
Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.
Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.
Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.
Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ

24 tháng 12 2021

À MIK GHI NHẦM ĐÂY LÀ MÔN LỊCH SỬ

 

24 tháng 12 2021

c

24 tháng 3 2016

biện pháp khắc phục : 

- giảm khí COvà CHbị thải ra trong không khí bằng cách sử dụng các nhiên liệu sạch , giảm khí thải từ các nhà máy .

- trồng cây gây rừng , tích cực tổ chức các chương trình trồng rừng ngập mặn .

- trồng các loại cây chịu mặn tốt , thay đổi phương pháp canh tác nông nghiệp .

CHÚC BẠN HOK TỐT hihi

30 tháng 3 2016

Nước biển có thể "ăn" sâu vào đất liền theo sông, thẩm thấu hoặc tiềm sinh. “Cần phải xây những bức tường ngăn sâu dưới lớp cát để chống nước mặn thẩm thấu. Ngoài ra, phải tính lại chu kỳ khai hoang. Vùng đất nào chưa đạt tiêu chuẩn khai hoang thì để khai thác tự nhiên...”, ông Nguyễn Chu Hồi, Giám đốc Phân viện Hải dương học Hải Phòng, đưa ra giải pháp cho cơ chế xâm mặn thẩm thấu và tiềm sinh. Sự xâm nhập mặn của nước biển sông được giải thích là do mùa khô, nước sông cạn kiệt khiến nước biển theo các sông, kênh dẫn tràn vào gây mặn. Hiện tượng tự nhiên này xảy ra hằng năm và do đó có thể dự báo trước. Nhưng bên cạnh đó, những vùng đất ven biển cũng có nguy cơ nhiễm mặn do thẩm thấu hoặc do tiềm sinh. Với vùng ven biển cấu tạo địa chất là những cồn cát lớn, bùn phù sa lấp đầy ở dạng mềm như đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, chứa đựng nhiều thấu kính cát có khả năng mao dẫn, tạo điều kiện cho nước biển xâm nhập vào đất liền. Còn tại những nơi có nguồn gốc là vùng sình lầy ven biển, trong quá trình khai hoang lấn biển biến thành vùng ngọt hóa để trồng lúa, đất và keo sét của vùng này giữ hàm lượng muối nhất định. Khi đắp đê, vùng sình lầy sẽ bị tù hóa, chuyển từ môi trường có mặn tiềm sinh thành môi trường bị ôxy hóa. Như vậy, lượng muối vẫn tồn tại đã chuyển sang bốc hơi lên bề mặt. Bài học lịch sử cho trường hợp này có thể thấy là vùng chiêm trũng Hà Nam. Trong từng vùng cụ thể, xâm nhập mặn có thể do một nhóm hoặc cả ba nhóm nguyên nhân nêu trên. Ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, quá trình ngọt hóa ven biển diễn ra rất nhanh, lượng nước ngọt từ sông Hồng và sông Cửu Long đổ ra biển lớn nên tương tác xảy ra theo xu hướng nghiêng về phía sông. Nước biển xâm nhập vào sông Hồng sâu 15-16 km, có nơi chỉ sâu 6 km. Ngược lại, những vùng bờ biển có cấu trúc cửa sông rộng, hình phễu thì sự tương tác nghiêng về phía biển và khả năng xâm nhập mặn cao. Tại cửa sông Bạch Đằng, nước biển xâm nhập vào sâu tới gần Phả Lại, cách bờ biển 56 km. Trong khi đó, mặc dù là vùng rất sâu nhưng tứ giác Long Xuyên bị nhiễm mặn theo hai cơ chế thẩm thấu và tiềm sinh. Hồ chứa và hệ thống đập tràn Một trong những biện pháp hiện đang được ứng dụng để giải quyết vấn đề xâm nhập mặn của nước biển là xây dựng các hồ chứa trên thượng lưu và hạ lưu. Thông thường, những hồ chứa này trữ nước phục vụ nhu cầu thủy điện. Về mùa khô, khi nước sông cạn kiệt, nước từ hồ chứa sẽ được xả vào sông nhằm thay đổi sự tương tác sông - biển. Bên cạnh việc xây dựng hồ chứa trên thượng lưu và hạ lưu, hệ thống đập tràn cũng là một giải pháp tốt ngăn chặn nước mặn xâm nhập qua đường sông và kênh dẫn. Theo đó, khi nước biển thắng thế trong sự tương tác với sông, phần nước ngọt nhẹ hơn sẽ tràn qua đập vào hệ thống sông, phần nước mặn nặng hơn sẽ bị ngăn lại. Theo dự báo, đến năm 2050, mực nước biển sẽ dâng cao 2 m so với hiện nay. Nếu dự báo trên là chính xác, các vùng đất thấp ven biển như bãi cạn san hô, ốc đảo san hô sẽ có nguy cơ bị ngập và khả năng xâm nhập mặn của nước biển vào lục địa là một xu thế ở vùng ven biển.

10 tháng 12 2021

link tham khảo:

https://pnrtscr.com/kprkc7

Mờ + ko có Tham khảo

Có tham khảo mà

7 tháng 5 2021

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý

Ngày 18/4, Bộ Dân chính Trung Quốc ra thông cáo, Quốc vụ viện nước này mới đây đã phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc “thành phố Tam Sa”.

 

 TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ (Ảnh: Mạnh Hùng)

Trước yêu sách trên, ngày 19/4/2020, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới. 

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai.

Trao đổi với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nhận định, những việc này nằm trong kế hoạch được Trung Quốc toan tính từ rất lâu. Trước đây, để tiến xuống Biển Đông,Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, rồi sau đó lợi dụng tình hình để xâm chiếm một số cấu trúc địa lý tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tiếp theo, họ lợi dụng thế mạnh về kinh tế, kỹ thuật để bồi đắp trái phép những đảo chiếm đóng trái phép thành các đảo nhân tạo lớn với nhiều công trình quy mô.

Việc quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa”  là mưu đồ theo đuổi từ lâu của họ, được họ đẩy mạnh ngay sau khi dùng vũ  lực chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và chiếm một số đảo thuộc Trường Sa năm 1988. Họ muốn hợp thức hóa những hành động vũ lực đó bằng các biện pháp hành chính, dân sự, pháp lý.

Năm 2012, sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, như một hành động trả đũa, Trung Quốc tuyên bố  thành lập cái gọi là “ Thành phố Tam Sa” để  “quản lý” quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam), Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) và  Trung Sa (bãi Macclesfield).

Tháng 9/2017, họ đưa ra chiến thuật mới là “Yêu sách Tứ Sa”, đòi hỏi chủ quyền với 4 nhóm đảo gồm 3 nhóm trên và thêm Đông Sa (quần đảo Pratas hiện do Đài Loan quản lý), đòi hỏi quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế xung quanh 4 nhóm này.  Đó là một vài mốc trong chuỗi hành động của họ và mỗi lần chúng ta đều có công hàm phản đối mạnh mẽ.

Lần này họ tiếp tục công bố phê duyệt thành lập đơn vị hành chính cấp quận, nâng cấp đơn vị hành chính để thay mặt nhà nước Trung Quốc  “quản lý” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.  Bởi vì, Trung Quốc xưa nay luôn lập luận rằng họ có “chủ quyền lịch sử đối với 2 quần đảo này. Họ dùng tất cả tài liệu lịch sử có được để nói người Trung Quốc đã phát hiện, khai phá, quản lý Hoàng Sa và Trường Sa ngay từ trước Công nguyên?! Nhưng thật ra họ chưa đưa được một bằng chứng pháp lý nào có liên quan đến việc nhà nước Trung Quốc trước đây đã tổ chức các đơn vị hành chính ở đây. Mà minh chứng thực tế là tư liệu lịch sử và bản đồ của người Trung Quốc xuất bản chính thức không thể hiện được điều đó. Các tư liệu của Trung Quốc cho đến nay, kể cả tư liệu trong cuộc trưng bày bản đồ do Chánh án Tòa án Tối cao Philippines tổ chức, cho thấy bản đồ Trung Quốc chỉ vẽ cực nam nước này là đến  phía nam đảo Hải Nam. Trung Quốc thiếu bằng chứng chứng minh, nên giờ họ đang nguỵ tạo, tìm cách bổ sung khoảng trống, điểm đen trong hồ sơ pháp lý chủ quyền. Mà yêu sách thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” là một cách, dù họ biết đó là phi lý.

Nếu là lãnh thổ trong một quốc gia có chủ quyền, nhà nước ấy có quyền sáp nhập, tách ra, tổ chức đơn vị hành chính phù hợp với địa lý, dân cư, trong phạm vi quyền hạn của nhà nước đó. Nhưng  quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là hai vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Vì vậy, quyết định nói trên là hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Những gì Trung Quốc đã và đang làm hoàn toàn đi ngược luật pháp quốc tế. Bởi vì,Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa” - TS Trần Công Trục nhấn mạnh.

Bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo này đã và đang được nhiều quốc gia, cộng đồng quốc tế  và nhiều nhà khoa học khẳng định: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này từ khi chúng còn là đất vô chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này là rõ ràng, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hiện hành- nguyên tắc chiếm hữu thật sự- của Công pháp quốc tế.

Suốt trong 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, dù trải qua 3 triều đại khác nhau, đều đã thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình, với tư cách là Nhà nước Đại Việt, tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đội Hoàng Sa, một tổ chức do nhà nước lập ra để  quản lý, bảo vệ, khai thác 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội Hoàng Sa, về sau lập thêm Đội Bắc Hải do Đội trưởng Đội Hoàng Sa kiêm quản, đã hoạt động theo lệnh của 7 đời chúa, từ chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc Tần cho đến khi phong trào Tây Sơn nổi dậy, không gặp phải bất kỳ sự tranh chấp, phản kháng nào.

“Trong giai đoạn lịch sử này, có một chứng cứ hết sức quan trọng không thể không đề cập đến khi chứng minh nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản lý thật sự, hiệu quả đối với 2 quần đảo này. Đó là việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước lúc bấy giờ” – TS Trần Công Trục nhấn mạnh.

Ông cho biết, thời chúa Nguyễn, Hoàng Sa thuộc Thừa tuyên Quảng Nam hay Quảng Nghĩa (Ngãi), lúc là Phủ khi thì Trấn: “Bãi Cát Vàng trong phủ Quảng Nghĩa” (Toản tập Thiên Nam Tứ chí Lộ đồ thư); “Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa, thuộc dinh Quảng Nam, huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh”( Phủ biên Tạp lục của Lê Quí Đôn); sang thời Tây Sơn, phủ Quảng Nghĩa đổi thành phủ Hòa Nghĩa. Thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Thời Pháp, với tư cách là đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại theo Hiệp ước Patenotre 1884, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng thủ tục pháp lý đương đại.

 Vua Bảo Đại năm 1938 cũng quyết định tách Hoàng Sa khỏi Quảng Ngãi và nhập về Thừa Thiên.

Đến thời kỳ Việt Nam tạm thời chia 2 miền Nam Bắc, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên các chính thể ở miền Nam Việt Nam, với tư cách là những chính thể có tư cách pháp lý trong quan hệ quốc tế, đã tiếp tục bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1954 đến 1975. Các chính thể miền Nam Việt Nam đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước, cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này; chẳng hạn, ngày 20/10/1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh đổi tên các tỉnh miền Nam và đặt quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy. Ngày 13/7/1961, Việt Nam Cộng hòa sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam; tại Nghị định số 709-BNV-HCĐP-26, ký ngày 23/10/1969, xã Định Hải được sáp nhập vào xã Hòa Long, tỉnh Quảng Nam. Ngày 6/9/1973, Tổng trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ký Nghị định số 420-BNV-HCĐP sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Từ ngày 13 đến 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng Quân giải phóng nhân dân Nam Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa.

Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, từ ngày 02 tháng 07 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bằng nhiều hoạt động, vừa đảm bảo đầy đủ và đúng thủ tục trên phương diện đấu tranh pháp lý, vừa đảm bảo củng cố và duy trì sự hiện diện của quân và dân trên các thực thể địa lý hiện đang đặt dưới sự quản lý của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam  đã quyết định thành lập các đơn vị hành chính, đặc biệt năm 1982 Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa và huyện Trường Sa, mà nay huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa; trong huyện Trường Sa có các đơn vị nhỏ hơn trong đó, như thị trấn Trường Sa ( bao gồm đảo Trường Sa lớn và phụ cận); xã Song Tử Tây (đảo Song Tử Tây và phụ cận); xã Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn và phụ cận)…

“Như vậy, Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này qua các thời kỳ lịch sử” – TS Trần Công Trục khẳng định.

Cảnh giác với kịch bản “sự đã rồi”

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông, theo TS Trần Công Trục: chủ trương nhất quán của Việt Nam rất rõ ràng, đó là kiên trì, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp. Chúng ta vừa đấu tranh bằng mọi biện pháp đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp nhưng vẫn phải có trách nhiệm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực. Nói cách khác, Việt Nam sẽ giải quyết bằng phương pháp hòa bình.

Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục các chương trình phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về biển đảo, nhất là kiến thức pháp lý.

TS Trần Công Trục cho rằng, chúng ta cần chủ động, cảnh giác, không được để họ tạo kịch bản “sự đã rồi” nhằm biến vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, để buộc phải thực hiện chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác”; rồi từ vùng tranh chấp sẽ trở thành vùng hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc../.

  
Câu 6: Ở Nam Phi là khu vực giàu khoáng sản nhưng vẫn nghèo là do:   A. Chưa khai thác.   B. Bị xâm lược.   C. Xung đột sắc tộc.   D. Phân biệt chủng tộc.Câu 7: Nét độc đáo của địa hình Nam Phi là:   A. Đại bộ phận là sơn nguyên cao trên 1 000m.   B. Có thảm thực vật của vùng ôn đới.   C. Ven biển có nhiều đồng bằng thấp.   D. Giới động vật rất nghèo nànCâu 8: Cộng hoà Nam Phi...
Đọc tiếp

Câu 6: Ở Nam Phi là khu vực giàu khoáng sản nhưng vẫn nghèo là do:
   A. Chưa khai thác.
   B. Bị xâm lược.
   C. Xung đột sắc tộc.
   D. Phân biệt chủng tộc.
Câu 7: Nét độc đáo của địa hình Nam Phi là:
   A. Đại bộ phận là sơn nguyên cao trên 1 000m.
   B. Có thảm thực vật của vùng ôn đới.
   C. Ven biển có nhiều đồng bằng thấp.
   D. Giới động vật rất nghèo nàn
Câu 8: Cộng hoà Nam Phi là nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao, biểu hiện ở:
   A. Kĩ thuật canh tác cao.
   B. Giá trị xuất khẩu nông sản chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu.
   C. Cơ cấu cây trồng đa dạng.
   D. Có thế mạnh xuất khẩu cây ăn quả.
Câu 9: Dải đất hẹp cực Nam của Nam Phi có khí hậu:
   A. Nhiệt đới.
   B. Địa Trung Hải.
   C. Cận nhiệt đới.
   D. Ôn đới hải dương.
Câu 10: Loại khoáng sản rất có giá trị trữ lượng lớn ở Nam Phi là:
   A. Uranium.
   B. Chì.
   C. Vàng.
   D. Kim cương.
Câu 11: “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?
   A. Châu Âu.
   B. Châu Mĩ.
   C. Châu Đại Dương.
   D. Châu Phi.
Câu 12: Vai trò của các luồng nhập cư đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?
   A. Đa dạng các chủng tộc và xuất hiện thành phần người lai.
   B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách mạnh mẽ.
   C. Mang lại bức tranh mới trong phân bố dân cư trên thế giới.
   D. Tàn sát, diệt chủng nhiều bộ tộc bản địa.
Câu 13: Khi mới phát hiện ra châu Mĩ thì chủ nhân của châu lục này là người thuộc chủng tộc nào?
   A. Ơ-rô-pê-ô-ít
   B. Nê-grô-ít
   C. Môn-gô-lô-ít
   D. Ôt-xtra-lo-it
Câu 14: Sau khi tìm ra châu Mĩ, người da đen châu Phi nhập cư vào châu Mĩ như thế nào?
   A. Sang xâm chiếm thuộc địa
   B. Bị đưa sang làm nô lệ
   C. Sang buôn bán
   D. Đi thăm quan du lịch
Câu 15: Châu Mĩ có những nền văn minh cổ đại:
   A. Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch.
   B. Mai-a, sông Nin, Đông Sơn.
   C. In-ca, Mai-an, sông Nin.
   D. Hoàng Hà, A-xơ-tếch, sông Nin.
Câu 16: Dòng sông được mệnh danh “Vua của các dòng sông” nằm ở châu Mĩ là:
   A. Sông Mixixipi.
   B. Sông Amadon.
   C. Sông Panama.
   D. Sông Orrinoco.
Câu 17: Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu:
   A. Cận nhiệt đới.
   B. Ôn đới.
   C. Hoang mạc.
   D. Hàn đới.
Câu 18: Ở Bắc Mỹ, có mấy khu vực địa hình:
   A. 1   B. 2
   C. 3   D. 4
Câu 19: Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Đông sang Tây, lần lượt, có:
   A. Núi trẻ, núi cổ, đồng bằng lớn.
   B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ.
   C. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ.
   D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi cổ.
Câu 20: Khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim ở Bắc Mĩ là:
   A. Vùng núi cổ A-pa-lát.
   B. Vùng núi trẻ Coóc-đi-e.
   C. Đồng bằng Trung tâm.
   D. Khu vực phía Nam Hồ Lớn.
Câu 21: Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng:
   A. Đông – Tây.
   B. Bắc – Nam.
   C. Tây Bắc – Đông Nam.
   D. Đông Bắc – Tây Nam.
Câu 22: Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo:
   A. Theo chiều bắc - nam.
   B. Theo chiều đông - tây.
   C. Bắc - nam và đông - tây.
   D. Theo chiều đông – tây và độ cao.
Câu 23: Kinh tuyến 1000T là ranh giới của:
   A. Dãy núi Cooc-đi-e với vùng đồng bằng Trung tâm.
   B. Vùng đồng bằng Trung tâm với dãy núi A-pa-lat.
   C. Dãy núi Cooc-đi-e với dãy núi A-pa-lat.
   D. Dãy núi Apalat với đại dương Đại Tây Dương.
Câu 24: Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lũ lớn là:
   A. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.
   B. Miền núi phía tây.
   C. Ven biển Thái Bình Dương.
   D. Khu vực phía bắc Hồ Lớn.
Câu 25: Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là:
   A. Rất đều.
   B. Đều.
   C. Không đều.
   D. Rất không đều.
Câu 26: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là:
   A. Alaxca và Bắc Canada.
   B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.
   C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.
   D. Mê-hi-cô và Alaxca.
Câu 27: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắng liền với quá trình:
   A. Di dân.
   B. Chiến tranh.
   C. Công nghiệp hóa.
   D. Tác động thiên tai.
Câu 28: Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở:
   A. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
   B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương.
   C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.
   D. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương.
Câu 29: Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển:
   A. Các ngành công nghiệp truyền thống.
   B. Các ngành dịch vụ.
   C. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
   D. Cân đối giữa nông, công nghiệp và dịch vụ.
Câu 30: Càng vào sâu trong lục địa thì:
   A. Đô thị càng dày đặc.
   B. Đô thị càng thưa thớt.
   C. Đô thị quy mô càng nhỏ.
   D. Đô thị quy mô càng lớn.
Câu 31: Mê-hi-cô là nước tiến hành công nghiệp hóa:
   A. Rất muộn.
   B. Muộn.
   C. Sớm.
   D. Rất sớm.
Câu 32: Các đô thị trên trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ là:
   A. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét.
   B. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô.
   C. Niu-I-ooc, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô.
   D. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô.
Câu 33: Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp và hình thành nên:
   A. Các khu công nghiệp tập trung.
   B. Hình thành các dải siêu đô thị.
   C. Hình thành các vùng công nghiệp cao.
   D. Hình thành các khu ổ chuột.
Câu 34: Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông do:
   A. Sự phát triển kinh tế.
   B. Sự phân hóa về tự nhiên.
   C. Chính sách dân số.
   D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 35: Đâu không phải nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao?
   A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
   B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao.
   C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
   D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 36: Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp:
   A. Rộng lớn.
   B. Ôn đới.
   C. Hàng hóa.
   D. Công nghiệp.
Câu 37: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế:
   A. Giá thành cao.
   B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.
   C. Ô nhiễm môi trường.
   D. Nền nông nghiệp tiến tiến
Câu 38: Trong 3 nước của Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất?
   A. Ca-na-đa.
   B. Hoa kì.
   C. Mê-hi-cô.
   D. Ba nước như nhau.
Câu 39: Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng:
   A. Ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.
   B. Lúa gạo và các cây công nghiệp cận nhiệt đới.
   C. Cây hoa màu và các cây công nghiệp nhiệt đới.
   D. Cây hoa màu và cây công nghiệt ôn đới.
Câu 40: Sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Mĩ được tổ chức tiến tiến, không biểu hiện ở:
   A. Quy mô diện tích lớn.
   B. Sản lượng nông sản cao.
   C. Chất lượng nông sản tốt.
   D. Sử dụng nhiều lao động có trình độ.
Câu 41: Chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở:
   A. Đồng bằng Bắc Mĩ.
   B. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì;
   C. Ven vịnh Mê-hi-cô
   D. Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì
Câu 42: Nước nào có bình quân lương thực đầu người cao nhất trong các nước Bắc Mĩ?
   A. Ca-na-đa.
   B. Hoa Kì.
   C. Mê-hi-cô.
   D. Ngang nhau.
Câu 43: Quốc gia ở Bắc Mĩ có sản lượng lương thực có hạt lớn nhất là:
   A. Ca-na-đa.
   B. Hoa kì.
   C. Mê-hi-cô.
   D. Ba nước như nhau.
Câu 45: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nền nông nghiệp Hoa Ki và Ca-na-da:
   A. Năng suất cao.
   B. Sản lượng lớn.
   C. Diện tích rộng.
   D. Tỉ lệ lao động cao.
Câu 46: Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53054’N nên có đủ các đới khí hậu:
   A. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
   B. Xích đạo, nhiệt đới, cận cực, hàn đới.
   C. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đối, cực đới.
   D. Xích đạo, cận nhiệt đối, ôn đới, cực đới.
Câu 47: Đâu không phải nguyên nhân khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn là:
   A. Núi cao.
   B. Ngược hướng gió.
   C. Dòng biển lạnh.
   D. Khí hậu nóng, ẩm.
Câu 48: Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực:
   A. Quần đảo Ảng-ti.
   B. Vùng núi An-đét.
   C. Eo đất Trung Mĩ.
   D. Sơn nguyên Bra-xin.
Câu 49: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?
   A. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ.
   B. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo.
   C. Đất đai rộng và bằng phẳng.
   D. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.
Câu 50: Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là:
   A. Tính chất trẻ của núi.
   B. Thứ tự sắp xếp địa hình.
   C. Chiều rộng và độ cao của núi.
   D. Hướng phân bố núi.

 

6
8 tháng 3 2022

chia nhỏ ra nhen bạn ;-;

8 tháng 3 2022

tách ra

8 tháng 5 2021

 Khi băng ở Nam Cực tan ra sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao, làm chìm ngập nhiều vùng đất trũng ven biển, đã ảnh hưởng lớn tới đời sống sản xuất của dân cư ven biển ; tàu thuyền đi lại ở nơi có băng trôi sẽ rất nguy hiểm.

Băng ở Nam Cực tan sẽ làm mực nước biển dâng cao, làm ngập các vùng đất thấp ven biển, nhất là các đồng bằng châu thổ dân .Gây ảnh hưởng tới đời sống sản xuất 

VN có bị ảnh hưởng do vn nằm liền kề biển Đông

Chắc vậy :3

Đúng thì k cho mk nha