" Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra  " là j ai nha...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2018

Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

3 tháng 1 2018

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/phan-h-bai-ca-dao-cong-cha-nhu-nui-thai-son-c34a1400.html#ixzz536cgR34t

7 tháng 1 2021

thi gì mà chậm thế 

nhưng thui chúc bn thi tốt nhá

Mik ngại viết lắm nhưng bn hỏi google cũng có 

25 tháng 7 2016

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta – những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc… đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

25 tháng 7 2016

 

Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

                                                           

 

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

 
26 tháng 6 2018

lm z bao giờ xong ~~  T_T

. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 

ND : khuyên con ng ta anh em trong một gia đình như ta vs chân pải giúp đỡ nhau .

Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

ND : nói đến Cảnh xứ huế giống như 1 bức tranh đẹp .

Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật như củ ấu gai 

Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

ND :  cho thấy vẻ đẹp của nhân vật tấm lụa 

Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu

ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật  bèo trôi 

Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương

ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vậtvs  tấm lụa điều 

Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy

ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật  vs hoa lài 

"Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi" 

ND : ng có cha thì rất may mắn còn ng ko có cha thì ...

Mẹ già như chuối ba hương 
Như xôi nếp một, như đường mía lau". 

ND : nói đến ng mẹ như chuối ba lương .

"Đôi ta như lửa mới nhen 
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu". 
_ND : nói đến con ng vs lửa 

mk lm hơn gọn xíu ! Mong bn thông cảm ~~

29 tháng 7 2023

Biện pháp so sánh trong câu trên để thể hiện sự yêu thương bao la của ba mẹ dành cho con cái

27 tháng 12 2021

PHẢI BIẾT kính trọng yêu thương cha mẹ 

8 tháng 11 2021

B  B  B  T  T  B  T  T  B  T  B  B  T  B  B  B   T  T  B   B   T  T  T  B  T  B

27 tháng 7 2019

Trả lời :

ông cha như núi Thái Sơn"
"Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
- So sánh: Công cha như... Nghĩa mẹ như ( so sánh qua từ như)
=> Tác dụng: Qua việc sử dụng nghệ thuật so sánh trên, chúng ta đã hình dung và cảm nhận được rất rõ về:
Công sinh thành, dưỡng dục con cái của người cha: lớn lao, vĩ đại như ngọn núi Thái Sơn cao nổi tiếng của Trung Quốc.
Tình thương của mẹ dành cho các con : vô hạn như dòng nước trong nguồn bất tận, chảy không bao giờ cạn.

18 tháng 9 2021

Sau này chỉ có làm, chịu khó cần cù thì bù siêng năng, chỉ có làm thì mới khó khăn. Những cái loại không làm mà đòi có ăn thì ăn đầu B**I nhá ăn cứt thì mới cho nó dễ. 
                 Huấn Hoa Hồng

10 tháng 11 2021

- Phương thức biểu đạt chính : Viết :))

27 tháng 11 2021

Em tham khảo dàn ý:

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Ca dao, tục ngữ răn dạy chúng ta về những tình cảm tốt đẹp, trong sáng, đặc biệt là tình phụ tử, mẫu tử

- Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao: “Công cha...” đã nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thành, nuỗi dưỡng của cha mẹ.

B. Thân bài

Luận điểm 1: Giải thích câu ca dao

- Công cha, nghĩa mẹ: Công lao, ơn nghĩa to lớn của cha mẹ đối với con cái

- Núi Thái Sơn, nước trong nguồn: những sự vật, hiện tượng thiên nhiên không thể cân đo đong đếm được hết.

- So sánh công cha, nghĩa mẹ với hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn, ông cha ta muốn răn dạy con cháu: công lao nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ, tình cảm ơn nghĩa của cha mẹ dành cho con là vô cùng to lớn, không thể cân đo đong đếm nổi.

Luận điểm 2: Tại sao lại nói như vậy

- Cha mẹ là những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ, che chở, đùm bọc cho mỗi người chúng ta.

- Ngay từ khi mang thai, người mẹ đã phải mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày để con có thể nhìn thấy được ánh sáng mặt trời.

- Khi lớn lên, cũng chính cha mẹ là người làm việc vất vả không ngại khó khăn để kiếm tiền nuôi ta khôn lớn, ăn học.

- Cha mẹ luôn sẵn sàng dang tay bảo vệ chúng ta khỏi bất kì những mối nguy hiểm nào, đỡ ta dậy khi ta vấp ngã, chấp nhận tha thứ cho mọi sai lầm mà ta mắc phải.

- Con cái như khúc ruột của cha mẹ, con đau bao nhiêu thì cha mẹ cũng đau bấy nhiêu. Tình phụ tử, mẫu tử là vô cùng thiêng liêng và cao cả. Tình cảm ấy không phải thể hiện đơn thuần qua lời nói mà được cảm nhận qua hành động, qua sự hi sinh cao cả của những bậc sinh thành.

Luận điểm 3: Bài học rút ra

- Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn và không thể phủ nhận được.

- Làm thế nào để thể hiện lòng biết ơn, báo đáp công ơn của cha mẹ?

    + Làm tròn bổn phận làm con, đạo làm con

    + Học tập, cố gắng không ngừng để báo hiếu cha mẹ…

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Lên án những người con bất hiếu, có hành động đối xử không tốt với cha mẹ, thậm chí có người còn đánh đuổi, chửi rủa cha mẹ khi họ già yếu, đưa vào viện dưỡng lão để không phải chăm sóc….

- Bên cạnh đó, cũng cần lên án những người cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái, bạo hành hoặc có những hành động vô lương tâm với chính con mình.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của câu ca dao: Công lao của bậc sinh thành là vô cùng to lớn.

- Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần sống thật tót, thật có ích để báo đáp công ơn cha mẹ, làm tròn chữ hiếu.

27 tháng 11 2021

        Mong các bạn giúp mình 
bạn nào làm được câu nào thì làm nha