Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ… Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ.
BẠN ĐANG XEM: Trang chủ → Văn mẫu lớp 8 → Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểmThuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm
15/10/2015 0 CommentĐề bài: Thuyet minh ve chiec mu bao hiem – Em hãy viết một bài văn thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ… Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ.
Bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt vào đầu người sử dụng kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, bền, chắc hay cao cấp hơn thì dây được làm bằng da. Để giúp cho việc đội nón vào bỏ nón, người ta chia dây thành hai phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc nhưng thao tác tháo mở thì cực kì đơn giản. Trên sợi dây dài được gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo có thể di động được phù hợp với vị trí cằm để góp phần giữ chặt nón vào đầu. Trên sợi dây còn có một khớp để có thể nới dây dài ra hoặc thu ngắn lại giúp nón giữ chặt với đầu có các kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ. Những nước nhiệt đới như Việt Nam ta thì những loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng lại phơi nắng lâu nên có một thời gian nón bảo hiểm được ví như “nồi cơm điện” chụp trên đầu. Chính các lỗ thông gió này đã tạo cơ hội cho người sử dụng các loại nón kiểu này cảm thấy thuận tiện hơn khi đội nón. Người ta cấu tạo nón bảo hiểm có lỗ thông gió còn kèm thêm các nút bít để sử dụng thuận tiện vào mùa mưa.
Về hình dạng nón ta thường thấy có hai loại là: nón nửa đầu và nón trùm đầu. Đặc điểm nón nửa đầu là có trọng lượng nhẹ và rẻ hơn so với nón trùm đầu được người dân yêu thích vì nón trùm đầu giống như “nồi cơm điện” úp trên đầu. Phải chăng lúc ban đầu các nón bảo hiểm đều chủ yếu có màu trơn như trắng, đen nhìn rất đơn điệu. Sau này, các nhà sản xuất đã tiếp thị được nhu cầu của người sử dụng nên đã dán decal, in hình, hay làm màu sắc đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thậm chí màu sắc, hình ảnh trên nón còn thể hiện cái tôi, cái cá tính riêng của từng người. Ngoài ra, còn có chương trình hướng dẫn cho các bạn trang trí theo cá tính riêng của mình. Qua sự việc này ta thấy nón bảo hiểm đã trở thành một hình ảnh rất thân thiện không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.
Để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón. Hiện nay, đôi khi ta vẫn thấy có những nón có nhiều phụ kiện làm đẹp thái quá, rất phản khoa học như các phụ nữ thường gắn thêm miếng vải che nắng hoặc do thói quen đội nón vải mà nhiều người đã gắn thêm miếng lưỡi trai quá dài. Điều đáng nói là tất cả nón này đều không được các nhà sản xuất lớn, có uy tín sản xuất ra vì đây là phản khoa học và những cái nón đấy lại được sản xuất ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chuyên sản xuất hàng nhái… gây nguy hiểm cho người sử dụng khi gặp tai nạn.
Loading...Đôi khi ra đường ta vẫn bắt gặp những người công nhân đi xe máy đội nón bảo hộ lao động. Đấy là sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. Nón bảo hộ lao động chịu tác động tốt từ trên xuống chứ không chịu được tác động mạnh ở mọi hướng. Mà nón bảo hiểm được cấu tạo để bảo vệ khắp vùng đầu nên chúng ta cần phải sử dụng nón bảo hiểm thay cho sử dụng nón bảo hộ lao động khi đi ra ngoài đường sau khi ra khỏi công trường.
Bên cạnh những cửa hiệu bán nón bảo hiểm nghiêm túc, chúng ta cũng thấy được không ít người bán hàng rong nón bảo hiểm kém chất lượng, hàng nhái hàng giả với giá thành cao nhất chỉ bằng 1/10 giá gốc, chính hãng. Sự tồn tại và phát triển của những loại nón nhái chính là ý thức của một bộ phận người dân trong việc bảo vệ họ khi tham gia giao thông. Họ sợ công an hơn là tính mạng của họ khi tham gia giao thông. Họ không nhận thức được quyền lợi của họ khi đội nón bảo hiểm. Điều này nói lên rằng công tác tuyên truyền của ta chưa tốt, nón nhái kém chất lượng vẫn còn đất để sống.
Hiện nay, mũ bảo hiểm có quá nhiều giá, nhiều loại và nhiều chất lượng khác nhau. Vậy để mua được một nón bảo hiểm chất lượng, ta nên chọn mua như thế nào? Mũ bảo hiểm thật gồm hai loại mũ trong nước sản xuất và mũ nhập khẩu. Với mũ bảo hiểm trong nước phải có dấu CS (dấu do tự doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam), mũ ngoại nhập không có dấu CS nhưng phải có tem kiểm tra. Kiểm tra các thông số ghi trên mũ: Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, cỡ mũ, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng… và những kí hiệu này phải rõ ràng, không lu mờ, trơn bóc.
Vậy để sử dụng nón được lâu, ta nên biết cách để bảo quản nón một cách tốt nhất. Ta nên tránh để va đập quá nhiều làm giảm chất lượng sản phẩm. Thường xuyên sử dụng nước khử mùi hay giặt miếng lót bên trong. Tránh việc đội chung mũ với người lạ đặc biệt là nón của xe ôm để tránh lây các bệnh da đầu. Không nên treo mũ trên tay lái bởi dễ gây trầy xước hoặc hỏng quai mũ, không nên dùng nước nóng, các chất tẩy rửa mạnh để lau chùi, bởi dễ làm hỏng mũ.
Cuối cùng thì việc chiếc nón bảo hiểm của chúng ta sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng cho việc bảo vệ cuộc sống của chúng ta tùy thuộc vào tần suất sử dụng chúng có thường xuyên hay không. Vậy khi nào chúng ta sẽ phải thay một chiếc nón bảo hiểm mới?
1. Nón bảo hiểm đã bị va đâp và chịu lực va đập lớn do tai nạn.
2. Những chi tiết phụ kiện của nón bảo hiểm bị hư hỏng do thường xuyên sử dụng, hoặc xuất hiện những dấu hiệu của sự xuống cấp.
3. Những tấm đệm lót bên trong nón bảo hiểm có dấu hiệu xuống cấp hư hỏng do sử dụng thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: Đội nón bảo hiểm, cài dây khoá nón, và lắc mạnh đầu bạn theo bên trái và bên phải. Nếu nón bảo hiểm bị lỏng và không ôm theo đầu bạn có nghĩa nón đã không còn đảm bảo an toàn.
4. Trên bề mặt của vỏ nón bảo hiểm có những đường nứt màu trắng hoặc những khe nứt nhỏ.
5. Tuy nhiên dù cho bạn không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì tương tự như được nêu trên.
Nhưng bạn nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng theo lời khuyến cáo của các nhà nghiên cứu.Khi việc đội mũ bảo hiểm đã được pháp luật quy định thì tình hình giao thông nước ta đã trở nên đặc biệt không giống ai. Trong khi các nước phát triển, người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, kế đến là xe hơi và xe gắn máy thì được sử dụng rất hạn chế. Người ta quy định những làn đường đi riêng không chung với xe hơi như ở nước ta. Chúng ta đã phát triển một cách sai lầm khi không tập trung xây dựng mạng lưới giao thông công cộng mà trao cho người dân một phương tiện rất hữu ích đó là xe gắn máy. Chính vì thế mà hiện nay số lượng xe gắn máy ở nước ta lên hàng chục triệu chiếc xe gắn máy. Nếu mỗi xe gắn máy cần phải 2 cái nón thì như vậy nước ta sẽ là thị trường khổng lồ của nón báo hiểm, một sự phát triển dị dạng không giống ai. Nhưng trong tương lai nước ta sẽ phải phát triển mạng lưới giao thông công cộng và tiến đến cấm xe gắn máy ở một số thành phố lớn. Điều này có nghĩa là chiếc nón bảo hiểm sẽ có một ngày không còn là nỗi ám ảnh của mỗi người dân khi ra đường. Lúc đó nhận thức của người dân về nón bảo hiểm sẽ thực tế hơn, đúng ý nghĩa với sự tồn tại của nó.
Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu chiếc mũ được làm bằng da thú rồi đất nước phát triển dần được thay thế bằng kim loại bằng sắt dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh. Vào khoảng 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau như hình trụ hoặc hình chóp thẳng. Thời trung cổ, mũ được cải tiến hơn được làm bằng chất liệu thép nhẹ, che được cả phần cổ. Ngày nay, mũ bảo hiểm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho người lính, nay nó được làm bằng chất liệu nhự siêu bền có vai trò cần thiết đối với người tham gia giao thông. Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm đơn giản gồm: lớp vỏ ngoài cùng, lớp vỏ bên trong và quai. Lớp vỏ ngoài cùng được làm bằng nhựa siêu bền và được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, chiếc mũ có kích thước, hình dáng khác nhau, tùy theo từng lứa tuổi mà người ta cho ra đời nhiều loại mũ đa dạng phong phú phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng, lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp, quai mũ có khóa cài chắc chắn để cố định mũ. Ngoài ra nhiều loại mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt ở phía trước, kính có thể gấp lên trên đỉnh mũ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại mũ bảo hiểm với nhiều hãng sản xuất khác nhau tạo ta một không gian rộng rãi để khách hàng có thể tha hồ lựa chọn những chiếc mũ mà mình ưa chuộng, để tăng tính thời trang, một số người nhất là lớp trẻ họ thường chọn loại mũ có màu sắc đẹp, sáng, có trang trí nhỏ và không có kính. Mũ bảo hiểm được sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ngoài công trình, cần phải chú ý sử dụng mũ, đội mũ lên đầu vừa với đầu mình để lớp trong của mũ có thể ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt tránh trường hợp không cài khuy khi đi xe gió sẽ thổi làm mũ bay có thể gây ra tai nạn giao thông. để chắn bụi mưa gió người ta thường kéo kính xuống để bảo vệ mắt và được an toàn khi đi xe. Nếu tham gia giao thông đối với người đi xe máy không đội mũ bảo hoặc đội mũ không đúng cách thì sẽ vi phạm luật bị cảnh sát giao thông bắt giữ để phạt. Trong tình hình hiện nay, tai nạn giao thông có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu nên khi tham gia giao thông cần đội mũ ở mọi nơi mọi lúc. Có thể nói chiếc mũ bảo hiểm rất gần gũi, quan trọng đối với mỗi người, nó là bia đỡ đạn cho tính mạng của loài người. Như chúng ta đã biết trong xã hội hiện nay số vụ tai nạn giao thông đã trở thành một con số lớn không những thiệt hại về của mà còn thiệt hại về người. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến tai nạn giao thông và khi đó cần chiếc mũ bảo hiểm nó sẽ làm giảm chấn động do va đập và bảo vệ phần đầu đặc biệt là não. Nó còn dùng để chắn mưa gió, bụi để không cản trở việc an toàn giao thông khi đi trên đường. Ngày nay, mũ bảo hiểm có những tính năng vượt trội, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nó đã thực sự trở thành một đồ dùng thiết yếu cho con người, cần nâng niu, bảo vệ chiếc mũ để nó có thể đồng hành với ta khi tham gia giao thông.
#
Trong cuộc sống, hình ảnh người tham gia giao thông với chiếc mũ bảo hiểm không còn quá xa lạ với chúng ta. Đội mũ bảo hiểm cũng là một trong những nội quy bắt buộc mà nhà nước chính quyền ban hành trong điều luật giao thông.Vì vậy chiếc mũ bảo hiểm có một vai trò khá quan trọng đối với mỗi người cùng với những lợi ích to lớn của nó.
Về cấu tạo thì mũ bảo hiểm là loại mũ đặc biệt dùng bảo vệ đầu của con người khi bị tai nạn giao thông hay bị va chạm quá mạnh. Mũ bảo hiếm thường cấu tạo bằng ba phần: vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện đi kèm theo (quai mũ, kính chắn gió...). Phần vỏ mũ được làm từ vật liệu nguyên sinh, có độ bền cao. Vỏ mũ được làm từ các loại nhựa tổng hợp chứ không phải kim loại. Phần vỏ này thường được làm gia công bằng sợi cacbon tăng độ bền và độ nhẹ cho chiếc mũ. Lớp lót bên trong mũ được bằng loại xốp cao cấp nén tỉ trọng cao giúp mũ không bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh. Bên trong mũ được thiết kế những khe thông gió. Những lỗ thông gió này được thiết kế rất khoa học giúp người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm một cách thoải mái và thông thoáng hơn, không tạo cảm giác ngứa ngáy cho da đầu. Phía trước mũ có mui chắn giúp cản trở bụi bẩn, che chắn cho đôi mắt người đội mũ có thể quan sát hình ảnh một cách sắc nét.
Ở dưới nón chính là quai nón, có tác dụng giữ cho nón chắc và chặt vào đầu người khi tham gia an toàn giao thông kể cả khi người sử dụng có bị té ngã hay chịu một lực tác động khác cực mạnh thì nó vẫn sẽ giữ chặt vào đầu người. Dây có thể là loại dây dù, vừa rẻ vừa bền, cũng có thể là loại dây da cao cấp hơn. Cách sử dụng mũ bảo hiểm rất đơn giản vì người ta chia sợi dây thành 2 phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc. Một miếng cao su hay nhựa dẻo được gắn trên sợi dây có thể di động được để phù hợp với vị trí cằm. Trên sợ dây đó còn có một khớp nới để người dùng điều chỉnh tùy ý, giúp nón giữ chặt với đầu và phù hợp với người sử dụng.
Có rất nhiều loại mũ nên cũng có đa dạng những hình dạng. Tuy nhiên có lẽ phổ biến nhất là 2 loại mũ : nón nửa đầu và nón trùm hết đầu. Nón trùm hết đầu khá cồng kềnh nhưng ngược lại độ an toàn thì rất yên tâm. Nó bao quanh đầu, có mặt kính an toàn ở tầm mắt nhìn, có khả năng chống bụi, giúp không cho tác nhân bên ngoài bay vào làm tổn hại mắt người nhìn. Loại mũ này không được phổ biến cho lắm, thường dùng cho dân đi phượt, cảnh sát, ... Ở loại thứ hai là mũ nửa đầu, được dừng khổ biến và dường như là hầu hết. Đúng như cái tên, loài mũ này bảo vệ phần nửa đầu trên của bạn, không có kính nhưng rất nhỏ gọn, và dễ sử dụng.
Đối với một đất nước mà hầu hết các phương tiện giao thông là xe máy như Việt Nam thì thị trường và mặt hàng về mũ bảo hiếm khá phát triển. Ngày nay đời sống nâng cao, nhà sản xuất cũng cho ra rất nhiều các kiểu mũ khác nhau với nhiều những hình ảnh kiểu dáng thẩm mĩ, bắt mắt người mua: chú thỏ, con ếch, superman...Bên cạnh những chiếc mũ an toàn thì cũng có những chiếc mũ không được nghiêm túc, hàng nhái, hàng giả. Đó là chính là một mối quan tâm cho nhiều người dân hiện nay rằng: “phải chọn những mũ bảo hiểm như thế nào ?”. Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có tem kiểm tra. Trên mũ thường có những thông số về: kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất...Khi mua đúng mũ chất lượng chúng ta thường có giấy bảo hành từ nhà sản xuất phòng khi mũ có vấn đề trục trặc. Một điều lưu ý nữa, khi mua mũ ta nên chọn những mũ vừa vặn với đầu mình, không nên quá rộng hay quá chật dù có đẹp đến mấy.
Để có thể bảo quản và sử dụng chiếc mũ một cách lâu bền nhất mỗi người cần có những lưu ý cẩn thận. Tránh để mũ ra nơi ẩm ướt rất dễ mốc vải trong lòng mũ và khiếm mũ hôi, bẩn. Không nên đội chung mũ với người khác, điều này rất không tốt cho da đầu ta. Nếu có thời gian rảnh rỗi thì hãy thường xuyên mang mũ ra khử trùng, vệ sinh để đảm bảo cho mũ sạch sẽ cũng như tốt cho da đầu mình mỗi khi sử dụng. Bạn cũng nên thay, mua mũ mới khi chiếc mũ bảo hiểm yêu quý có những dấu hiệu đã cũ ( nứt, bạc màu, đứt quai đeo, đã bị va đập mạnh...) hay đã sử dụng trên 5 năm.
Chiếc mũ bảo hiểm như người bảo hộ cho chúng ta khi bước ra ngoài, là một thiên thần hộ mệnh an toàn, tuy nhiên điều đó cũng phụ thuộc vào sự chọn lựa trong quá trình mua mũ của mỗi người. Hãy trân trọng, và thường xuyên cất giữ cũng như sử dụng để đảm bảo tính mạng cho mình khi tham gia giao thông.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ... Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ.
Bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt vào đầu người sử dụng kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, bền, chắc hay cao cấp hơn thì dây được làm bằng da. Để giúp cho việc đội nón vào bỏ nón, người ta chia dây thành hai phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc nhưng thao tác tháo mở thì cực kì đơn giản. Trên sợi dây dài được gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo có thể di động được phù hợp với vị trí cằm để góp phần giữ chặt nón vào đầu. Trên sợi dây còn có một khớp để có thể nới dây dài ra hoặc thu ngắn lại giúp nón giữ chặt với đầu có các kích thước lớn nhỏ khác nhau. Mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ.
Những nước nhiệt đới như Việt Nam ta thì những loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng lại phơi nắng lâu nên có một thời gian nón bảo hiểm được ví như "nồi cơm điện" chụp trên đầu. Chính các lỗ thông gió này đã tạo cơ hội cho người sử dụng các loại nón kiểu này cảm thấy thuận tiện hơn khi đội nón. Người ta cấu tạo nón bảo hiểm có lỗ thông gió còn kèm thêm các nút bít để sử dụng thuận tiện vào mùa mưa.
Về hình dạng nón ta thường thấy có hai loại là: nón nửa đầu và nón trùm đầu. Đặc điểm nón nửa đầu là có trọng lượng nhẹ và rẻ hơn so với nón trùm đầu được người dân yêu thích vì nón trùm đầu giống như "nồi cơm điện" úp trên đầu. Phải chăng lúc ban đầu các nón bảo hiểm đều chủ yếu có màu trơn như trắng, đen nhìn rất đơn điệu. Sau này, các nhà sản xuất đã tiếp thị được nhu cầu của người sử dụng nên đã dán decal, in hình, hay làm màu sắc đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thậm chí màu sắc, hình ảnh trên nón còn thể hiện cái tôi, cái cá tính riêng của từng người. Ngoài ra, còn có chương trình hướng dẫn cho các bạn trang trí theo cá tính riêng của mình. Qua sự việc này ta thấy nón bảo hiểm đã trở thành một hình ảnh rất thân thiện không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.
Để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón. Hiện nay, đôi khi ta vẫn thấy có những nón có nhiều phụ kiện làm đẹp thái quá, rất phản khoa học như các phụ nữ thường gắn thêm miếng vải che nắng hoặc do thói quen đội nón vải mà nhiều người đã gắn thêm miếng lưỡi trai quá dài. Điều đáng nói là tất cả nón này đều không được các nhà sản xuất lớn, có uy tín sản xuất ra vì đây là phản khoa học và những cái nón đấy lại được sản xuất ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chuyên sản xuất hàng nhái... gây nguy hiểm cho người sử dụng khi gặp tai nạn.
Đôi khi ra đường ta vẫn bắt gặp những người công nhân đi xe máy đội nón bảo hộ lao động. Đấy là sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. Nón bảo hộ lao động chịu tác động tốt từ trên xuống chứ không chịu được tác động mạnh ở mọi hướng. Mà nón bảo hiểm được cấu tạo để bảo vệ khắp vùng đầu nên chúng ta cần phải sử dụng nón bảo hiểm thay cho sử dụng nón bảo hộ lao động khi đi ra ngoài đường sau khi ra khỏi công trường.
Bên cạnh những cửa hiệu bán nón bảo hiểm nghiêm túc, chúng ta cũng thấy được không ít người bán hàng rong nón bảo hiểm kém chất lượng, hàng nhái hàng giả với giá thành cao nhất chỉ bằng 1/10 giá gốc, chính hãng. Sự tồn tại và phát triển của những loại nón nhái chính là ý thức của một bộ phận người dân trong việc bảo vệ họ khi tham gia giao thông. Họ sợ công an hơn là tính mạng của họ khi tham gia giao thông. Họ không nhận thức được quyền lợi của họ khi đội nón bảo hiểm. Điều này nói lên rằng công tác tuyên truyền của ta chưa tốt, nón nhái kém chất lượng vẫn còn đất để sống.
Hiện nay, mũ bảo hiểm có quá nhiều giá, nhiều loại và nhiều chất lượng khác nhau. Vậy để mua được một nón bảo hiểm chất lượng, ta nên chọn mua như thế nào? Mũ bảo hiểm thật gồm hai loại mũ trong nước sản xuất và mũ nhập khẩu. Với mũ bảo hiểm trong nước phải có dấu CS (dấu do tự doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam), mũ ngoại nhập không có dấu CS nhưng phải có tem kiểm tra. Kiểm tra các thông số ghi trên mũ: Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, cỡ mũ, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng... và những kí hiệu này phải rõ ràng, không lu mờ, trơn bóc.
Vậy để sử dụng nón được lâu, ta nên biết cách để bảo quản nón một cách tốt nhất. Ta nên tránh để va đập quá nhiều làm giảm chất lượng sản phẩm. Thường xuyên sử dụng nước khử mùi hay giặt miếng lót bên trong. Tránh việc đội chung mũ với người lạ đặc biệt là nón của xe ôm để tránh lây các bệnh da đầu. Không nên treo mũ trên tay lái bởi dễ gây trầy xước hoặc hỏng quai mũ, không nên dùng nước nóng, các chất tẩy rửa mạnh để lau chùi, bởi dễ làm hỏng mũ.
Cuối cùng thì việc chiếc nón bảo hiểm của chúng ta sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng cho việc bảo vệ cuộc sống của chúng ta tùy thuộc vào tần suất sử dụng chúng có thường xuyên hay không. Vậy khi nào chúng ta sẽ phải thay một chiếc nón bảo hiểm mới?
1. Nón bảo hiểm đã bị va đập và chịu lực va đập lớn do tai nạn.
2. Những chi tiết phụ kiện của nón bảo hiểm bị hư hỏng do thường xuyên sử dụng, hoặc xuất hiện những dấu hiệu của sự xuống cấp.
3. Những tấm đệm lót bên trong nón bảo hiểm có dấu hiệu xuống cấp hư hỏng do sử dụng thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: Đội nón bảo hiểm, cài dây khoá nón, và lắc mạnh đầu bạn theo bên trái và bên phải. Nếu nón bảo hiểm bị lỏng và không ôm theo đầu bạn có nghĩa nón đã không còn đảm bảo an toàn.
4. Trên bề mặt của vỏ nón bảo hiểm có những đường nứt màu trắng hoặc những khe nứt nhỏ.
5. Tuy nhiên dù cho bạn không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì tương tự như được nêu trên.
Nhưng bạn nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng theo lời khuyến cáo của các nhà nghiên cứu. Khi việc đội mũ bảo hiểm đã được pháp luật quy định thì tình hình giao thông nước ta đã trở nên đặc biệt không giống ai. Trong khi các nước phát triển, người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, kế đến là xe hơi và xe gắn máy thì được sử dụng rất hạn chế. Người ta quy định những làn đường đi riêng không chung với xe hơi như ở nước ta. Chúng ta đã phát triển một cách sai lầm khi không tập trung xây dựng mạng lưới giao thông công cộng mà trao cho người dân một phương tiện rất hữu ích đó là xe gắn máy. Chính vì thế mà hiện nay số lượng xe gắn máy ở nước ta lên hàng chục triệu chiếc xe gắn máy. Nếu mỗi xe gắn máy cần phải 2 cái nón thì như vậy nước ta sẽ là thị trường khổng lồ của nón báo hiểm, một sự phát triển dị dạng không giống ai.
Nhưng trong tương lai nước ta sẽ phải phát triển mạng lưới giao thông công cộng và tiến đến cấm xe gắn máy ở một số thành phố lớn. Điều này có nghĩa là chiếc nón bảo hiểm sẽ có một ngày không còn là nỗi ám ảnh của mỗi người dân khi ra đường. Lúc đó nhận thức của người dân về nón bảo hiểm sẽ thực tế hơn, đúng ý nghĩa với sự tồn tại của nó.
Tham khảo
Trong cuộc sống, hình ảnh người tham gia giao thông với chiếc mũ bảo hiểm không còn quá xa lạ với chúng ta. Đội mũ bảo hiểm cũng là một trong những nội quy bắt buộc mà nhà nước chính quyền ban hành trong điều luật giao thông.Vì vậy chiếc mũ bảo hiểm có một vai trò khá quan trọng đối với mỗi người cùng với những lợi ích to lớn của nó.
Về cấu tạo thì mũ bảo hiểm là loại mũ đặc biệt dùng bảo vệ đầu của con người khi bị tai nạn giao thông hay bị va chạm quá mạnh. Mũ bảo hiểm thường cấu tạo bằng ba phần: vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện đi kèm theo (quai mũ, kính chắn gió...). Phần vỏ mũ được làm từ vật liệu nguyên sinh, có độ bền cao. Vỏ mũ được làm từ các loại nhựa tổng hợp chứ không phải kim loại. Phần vỏ này thường được làm gia công bằng sợi cacbon tăng độ bền và độ nhẹ cho chiếc mũ. Lớp lót bên trong mũ được bằng loại xốp cao cấp nén tỉ trọng cao giúp mũ không bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh. Bên trong mũ được thiết kế những khe thông gió. Những lỗ thông gió này được thiết kế rất khoa học giúp người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm một cách thoải mái và thông thoáng hơn, không tạo cảm giác ngứa ngáy cho da đầu. Phía trước mũ có mui chắn giúp cản trở bụi bẩn, che chắn cho đôi mắt người đội mũ có thể quan sát hình ảnh một cách sắc nét.
Ở dưới nón chính là quai nón, có tác dụng giữ cho nón chắc và chặt vào đầu người khi tham gia an toàn giao thông kể cả khi người sử dụng có bị té ngã hay chịu một lực tác động khác cực mạnh thì nó vẫn sẽ giữ chặt vào đầu người. Dây có thể là loại dây dù, vừa rẻ vừa bền, cũng có thể là loại dây da cao cấp hơn. Cách sử dụng mũ bảo hiểm rất đơn giản vì người ta chia sợi dây thành 2 phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc. Một miếng cao su hay nhựa dẻo được gắn trên sợi dây có thể di động được để phù hợp với vị trí cằm. Trên sợi dây đó còn có một khớp nối để người dùng điều chỉnh tùy ý, giúp nón giữ chặt với đầu và phù hợp với người sử dụng.
Có rất nhiều loại mũ nên cũng có đa dạng những hình dạng. Tuy nhiên có lẽ phổ biến nhất là 2 loại mũ : nón nửa đầu và nón trùm hết đầu. Nón trùm hết đầu khá cồng kềnh nhưng ngược lại độ an toàn thì rất yên tâm. Nó bao quanh đầu, có mặt kính an toàn ở tầm mắt nhìn, có khả năng chống bụi, giúp không cho tác nhân bên ngoài bay vào làm tổn hại mắt người nhìn. Loại mũ này không được phổ biến cho lắm, thường dùng cho dân đi phượt, cảnh sát. Ở loại thứ hai là mũ nửa đầu, được dùng phổ biến và dường như là hầu hết. Đúng như cái tên, loài mũ này bảo vệ phần nửa đầu trên của bạn, không có kính nhưng rất nhỏ gọn, và dễ sử dụng.
Đối với một đất nước mà hầu hết các phương tiện giao thông là xe máy như Việt Nam thì thị trường và mặt hàng về mũ bảo hiểm khá phát triển. Ngày nay đời sống nâng cao, nhà sản xuất cũng cho ra rất nhiều các kiểu mũ khác nhau với nhiều những hình ảnh kiểu dáng thẩm mĩ, bắt mắt người mua: chú thỏ, con ếch, superman. Bên cạnh những chiếc mũ an toàn thì cũng có những chiếc mũ không được nghiêm túc, hàng nhái, hàng giả. Đó là chính là một mối quan tâm cho nhiều người dân hiện nay rằng: “phải chọn những mũ bảo hiểm như thế nào?”. Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có tem kiểm tra. Trên mũ thường có những thông số về: kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất. Khi mua đúng mũ chất lượng chúng ta thường có giấy bảo hành từ nhà sản xuất phòng khi mũ có vấn đề trục trặc. Một điều lưu ý nữa, khi mua mũ ta nên chọn những mũ vừa vặn với đầu mình, không nên quá rộng hay quá chật dù có đẹp đến mấy.
Để có thể bảo quản và sử dụng chiếc mũ một cách lâu bền nhất mỗi người cần có những lưu ý cẩn thận. Tránh để mũ ra nơi ẩm ướt rất dễ mốc vải trong lòng mũ và khiếm mũ hôi, bẩn. Không nên đội chung mũ với người khác, điều này rất không tốt cho da đầu ta. Nếu có thời gian rảnh rỗi thì hãy thường xuyên mang mũ ra khử trùng, vệ sinh để đảm bảo cho mũ sạch sẽ cũng như tốt cho da đầu mình mỗi khi sử dụng. Bạn cũng nên thay, mua mũ mới khi chiếc mũ bảo hiểm yêu quý có những dấu hiệu đã cũ ( nứt, bạc màu, đứt quai đeo, đã bị va đập mạnh...) hay đã sử dụng trên 5 năm.
Chiếc mũ bảo hiểm như người bảo hộ cho chúng ta khi bước ra ngoài, là một thiên thần hộ mệnh an toàn, tuy nhiên điều đó cũng phụ thuộc vào sự chọn lựa trong quá trình mua mũ của mỗi người. Hãy trân trọng, và thường xuyên cất giữ cũng như sử dụng để đảm bảo tính mạng cho mình khi tham gia giao thông.
Tham khảo :
Khi điều khiển phương tiện giao thông thì chúng ta không thể thiếu một dụng cụ hết sức quan trọng, đó chính là mũ bảo hiểm đội đầu. Mũ bảo hiểm giao thông như là một người bạn của chúng ta và sẵn sàng bảo vệ chúng ta khi chúng ta đội nó. Vì vậy mũ bảo hiểm giao thông có vai trò to lớn đối với mỗi người. Từ khi mũ bảo hiểm giao thông bắt buộc phải sử dụng đã làm hạn chế tai nạn giao thông, giảm đáng kể số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông gây ra.
Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa… Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn, mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ có chức năng bảo vệ phần đầu được sử dụng trong lao động và trong hoạt động thể thao.
Mũ bảo hiểm giao thông được ra đời từ một câu chuyện đáng thương của trung tá Thomas Edward Lawrence. Trong một lần lái xe, Edward Lawrence vì tránh hai đứa trẻ mà bị tai nạn. Kết quả, ông mất lái, văng xuống đường và cuộc đời ông kết thúc tại đây.
Cái chết của ông được các bác sĩ chăm sóc ông, trong đó có nhà phẫu thuật thần kinh Hugh Cairns nghiên cứu rất kĩ lưỡng. Bác sĩ Hugh Cairns bị ấn tượng bởi tai nạn của Lawrence và tiến hành một loạt nghiên cứu. Từ nghiên cứu của ông đã dẫn đến việc phát minh mũ bảo hiểm để sử dụng khi đi xe máy, mô tô,…
Về cấu tạo: lúc ban đầu, mũ được chế tạo từ kim loại nên khá nặng nề. Sau này, khi vật liệu mới phát triển, người ta đã có thể làm ra những chiếc mũ nhẹ hơn nhưng có tác dụng bảo vệ tốt hơn.
Mũ được cấu tạo bởi 3 loại vỏ: lớp vỏ ngoài, lớp đệm mềm, lớp lót và quai đeo. Lớp vỏ ngoài làm bằng nhựa cứng siêu bền, có chức năng chống va đập mạnh. Lớp thứ 2 làm bằng nhựa tổng hợp chứ không phải là kim loại, loại nhựa này thường được gia công bằng sợi carbon làm tăng độ bền và nhẹ. Lớp lót bên trong làm từ loại xốp cao cấp được nén tỉ trọng cao nên giúp mũ không bị ảnh hưởng gì khi có lực tác động vào, bảo vệ đầu khi có va đập mạnh.
Kết nối với phần cứng là một dây cài giúp giữ chặt nón vào đầu người khi tham gia giao thông. Bộ phận này có vai trò giữ chặt mũ trên đầu để không bị lệch khi đi xe và không văng ra khỏi đầu khi có sự cố xảy ra. Khi muốn tháo ra chỉ cần bấm mạnh hai bên của nút cài thì sẽ tháo được. Trên dây cài có một thiết bị nới giúp nới dây lỏng hay siết để mũ vừa với đầu mình.
Ngoài ra, mũ còn được thiết kế thêm cái kính chắn gió phía trước giúp mặt mình không bị gió thổi vào hay bụi bay vào làm cản trở tầm nhìn của mình. Trên quai đeo ngay phần cằm cổ có một miếng đệm giúp giữ chặt mũ.
Đối với một đất nước mà hầu hết các phương tiện giao thông là xe máy như Việt Nam thì thị trường và mặt hàng về mũ bảo hiểm khá phổ biến. Nhằm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu người sử dụng, các nhà sản xuất cũng cho ra các kiểu mũ có nhiều hình dạng khác nhau với các hình vẽ ngộ nghĩnh như: con ếch, doraemon, superman,….
Chất lượng bảo vệ đầu của mũ phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm nên giá thành cũng khác nhau. Tại Việt Nam, một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng giá từ 250.000 nghìn trở lên. Những chiếc mũ giá rẻ thì chất lượng kém, không có giá trị bảo vệ khi tai nạn xảy ra. Nhờ có sự có mặt của mũ bảo hiểm, số người tử vong vì tai nạn giao thông giảm đáng kể một phần do không chấp hành nội quy, và một phần do không đội nón bảo hiểm.
Mũ bảo hiểm giao thông có tác dụng làm giảm va đập và hấp thụ chấn động do va đập giảm xung động, giảm nguy cơ gây chấn thương sọ não và các trường hợp tử vong do chấn thương phần đầu gây ra bởi tai nạn giao thông. Nhờ phần kính chắn gió bảo vệ, tầm nhìn của người điều khiển phương tiện cũng tốt hơn, giúp chủ động trong các trường hợp nguy hiểm. Chiếc mũ đội đầu còn có vai trò làm đẹp hơn hình ảnh người tham gia giao thông.
Bên cạnh những chiếc mũ an toàn thì cũng có những chiếc mũ kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả. Đó chính là mối quan tâm cho nhiều người dân hiện nay. Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có tem kiểm tra. Trên mũ thường có những thông số về: kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất…Khi mua đúng mũ chất lượng chúng ta thường có giấy bảo hành từ nhà sản xuất phòng khi mũ có vấn đề trục trặc.
Khi sử dụng mũ bảo hiểm, để mũ bảo vệ bạn tốt hơn hãy lưu ý: Không để mũ va đập mạnh với vật cứng hoặc làm rơi mũ xuống nền cứng. Phải sử dụng loại mũ có cỡ phù hợp với cỡ đầu của mình, vì như vậy mũ mới có thể bảo vệ được cho người đội. Khi đội mũ, quai đeo phải được cài khoá cẩn thận và điều chỉnh độ căng chặt phù hợp với người đội để tránh cho mũ không bị văng ra khỏi đầu khi gặp tai nạn. Tránh để mũ ở nơi ẩm ướt vì nó sẽ làm chốc vải bên trong khiến bốc mùi. Làm vệ sinh thường xuyên để mũ sạch sẽ, bảo vệ tóc và da đầu của bạn. Bạn cũng nên thay mũ khi (quai đeo đứt, bạc màu, móp,..) hoặc đã sử dụng trên 5 năm để đảm bảo an toàn nhé.
Mũ bảo hiểm giao thông là một đồ dùng rất quan trọng, không thể thiếu khi tham gia giao thông trên đường. Mũ không những giúp bảo vệ con người mà còn tạo nên ý thức văn hóa trong tham gia giao thông của con người.
Mũ bảo hiểm có vai trò to lớn đối với mỗi người chúng ta. Chúng cứ như những người bảo vệ đi theo bảo vệ ta khi điều khiển phương tiện giao thông. Vì thế, hãy sử dụng, trân trọng và giữ gìn nó khi tham gia giao thông để bảo vệ tính mạng của chúng ta.
Hiện nay, tình trạng xả thải rác bừa bãi xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có các thành phố lớn. Đây thật sự là bài toán nan giải. Vấn đề này đặt ra có lẽ không mới, bởi từ nhiều năm nay, nó đã được đưa ra mổ xẻ, bàn luận, tìm giải pháp, song trên thực tế, dường như chưa được cải thiện là bao. Ý thức của cộng đồng chính là vấn đề cần phải nói tới.
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp những trường hợp chỉ vì “tiện tay” mà vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo có thể được ném xuống đường không một chút đắn đo; cũng “tiện tay”, rác thải trong gia đình có khi hất ngay xuống kênh rạch, cống thoát nước; hay “tiện tay” mà vỏ hộp sữa vừa uống xong, chiếc khăn giấy vừa dùng xong… cũng có thể quăng ngay xuống mái nhà kế bên. Thậm chí, tại những nơi công cộng, có thùng rác để sẵn nhưng cũng chả cần quan tâm, người ta có thể vứt rác ngay tại gốc cây, gầm ghế hay quăng ngay... chân thùng rác.
Điều đáng nói ở đây là hành động ấy lại đang diễn ra ở tất cả các lứa tuổi, thậm chí của cả những người là công chức nhà nước, học sinh, sinh viên. Một lễ hội đi qua là ngổn ngang rác thải, là mồ hôi và thậm chí là cả nước mắt nhọc nhằn của những người lao công khi phải “tiếp nhận”. Một buổi tổng kết, chia tay năm học hay một chương trình văn nghệ, hội thao tại trường học, người ta cũng bắt gặp những mảnh giấy, những vỏ chai, những ly nhựa vứt bừa bãi. Đó hình như đã là thói quen của nhiều người được hình thành từ sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cũng bởi sự vô trách nhiệm đối với những người xung quanh, với xã hội, với cộng đồng. Việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến mỹ quan, làm ô nhiễm môi trường, gây ra những thiệt hại về kinh tế - xã hội, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Và rồi những hậu quả từ sự thiếu ý thức ấy lại chính con người chúng ta phải gánh chịu.
Một ví dụ về hậu quả của tình trạng vứt rác bừa bãi là vào tháng 10/2017, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) ngập nặng bởi một trận mưa chưa tới 1 giờ đồng hồ với vũ lượng chỉ là 40mm, trong khi trước đó, cơn mưa lớn kéo dài hơn 4 giờ, với vũ lượng 125,2mm thì đường sạch ráo. Lúc đó, Thành phố Hồ Chí Minh đang thử nghiệm siêu máy bơm của Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung để chống nhập con đường này.
Nguyên nhân khi được kiểm tra là toàn bộ tuyến cống hai bên đường bị tắc nghẽn, máy bơm không hút được nước gây ngập. Bước đầu mở 4 nắp hố ga tại khu vực này thì thấy rất nhiều chai lọ, bao bì, mút xốp bịt kín miệng cống (mỗi hố gần 1 mét khối rác). Hệ thống cống nước được xây dựng để thoát nước thì nay. công năng đã được bổ sung thêm - trở thành nơi “tập kết” rác thải!
Từ vụ việc trên, ngay sau đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã lập tức có chỉ đạo khẩn 24 quận, huyện, các sở ngành liên quan, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương kiểm tra, xử lý, phạt nặng hành vi dồn đổ rác thải làm tắc hệ thống cống thoát nước trên địa bàn Thành phố.
Thiết nghĩ, chúng ta cần phải tăng cường tuyên truyền mạnh hơn nữa, thường xuyên hơn nữa với nhiều kênh khác nhau để thay đổi nhận thức, hành vi của con người và đặc biệt là trong môi trường giáo dục. Công tác này phải được đẩy mạnh ở các cấp học, ngay từ các trường mầm non. Như vậy, không những bản thân các em có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường mà chính các em còn là những tuyên truyền viên hiệu quả làm thay đổi hành vi của người lớn, sẽ tạo sức lan tỏa cho cả cộng đồng.
Tại các đơn vị, khu dân cư, việc tuyên truyền này cũng cần đẩy mạnh, cần đưa vào trong nội dung các cuộc họp tổ dân phố, phát động các phong trào xanh - sạch - đẹp thường xuyên, gắn với các phong trào thi đua của cơ sở.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền thì cũng phải có chế tài đủ mạnh để xử lý những hành vi vi phạm.
''An toàn là bạn của bạn, tai nạn là kẻ thù của bạn.” Bạn đã bao giờ tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm chưa? Hay bạn đã bao giờ đội mũ bảo hiểm chỉ để đối phó với cảnh sát? Bạn đã bao giờ thắc mắc về cấu tạo của mũ bảo hiểm hay cùng gia đình đi tìm và chọn cho mình một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng?Mũ bảo hiểm là vật dụng cần thiết và đồng hành cùng mọi người trên mọi tuyến đường, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, cần tìm hiểu và sử dụng đúng cách để nó phát huy tác dụng cao nhất cho con người trong giao thông.Nón bảo hiểm được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính là vỏ mũ bảo hiểm, lớp đệm bảo vệ và quai mũ bảo hiểm.Vỏ ngoài của mũ được làm từ nhựa nguyên sinh hoặc sợi carbon có độ bền cao, siêu bền với lớp nhựa dày. Khi cầm rất chắc tay, bề mặt mũ nhẵn mịn. Được làm bằng nhựa nguyên sinh cao cấp nên dễ dàng tạo hình nón. Vỏ nón cũng được trang trí với nhiều chi tiết màu sắc khác nhau phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng lứa tuổi.Lớp đệm bảo vệ làm bằng lõi xốp thường là nhựa EPS, phần này rất quan trọng bảo vệ não bộ khi có va chạm, độ dày được thiết kế phù hợp, lõi xốp cố định vào vỏ nón, khó tách và ôm sát. đến đầu của người sử dụng để bảo vệ an toàn. Lớp lót nón được làm bằng vải mềm cho cảm giác mềm mại, dễ chịu khi đội nón.Quai mũ thường được sản xuất từ sợi tổng hợp cao cấp, có quai mũ để cố định mũ, chiều dài quai mũ linh hoạt, khóa gài chắc chắn, ôm vừa vặn giúp bạn dễ dàng thao tác. Ngoài ra, một số mũ bảo hiểm có thêm kính chắn gió và miếng đệm cổ.Mũ bảo hiểm rất hữu ích với chúng ta, hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu đầu bạn đập xuống sàn bê tông. Đội mũ bảo hiểm sẽ giảm va đập, chấn thương sọ não, giảm nguy cơ tử vong. Đặc biệt, phải sử dụng đúng cách, không nên sử dụng theo kiểu đối phó hoặc thiếu hiểu biết, không nên đội mũ không có quai vì khi xảy ra tai nạn, mũ sẽ văng ra ngoài gây nguy hiểm cho người đi đường.Hãy là người lựa chọn thông minh để luôn an toàn trên mọi hành trình....
Tham Khảo:
I. Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Về Tác Hại Của Tệ Nạn Với Đời Sống Con Người (Chuẩn)1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác hại của tệ nạn với đời sống con người.
2. Thân bài:
a. Giải thích
- Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người.
- Một số tệ nạn đã và đang trở thành vấn nạn của xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…
b. Thực trạng
- Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội.
- Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%.
- Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 trong đó có hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất.
=> Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống của con người.
c. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự thiếu hiểu biết, lơ là cảnh giác trước sự rủ rê, dụ dỗ của các đối tượng xấu.
+ Lối sống buông thả, thích hưởng thụ, thiếu tự chủ.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do điều kiện, môi trường sống, sự giáo dục: cha mẹ nuông chiều, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo,…
+ Sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy.
+ Những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại.
d. Tác hại
- Đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội:
+ Ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức.
+ Hủy hoại sức khỏe, cuộc sống: những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV.
- Đối với gia đình: Tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.
- Đối với xã hội
+ Gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội.
+ Cản trở sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
e. Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội
- Nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn.
- Tuân theo quy định của pháp luật.
- Rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
3. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Tệ nạn xã hội là mối nguy hại lớn, cần tích cực đấu tranh loại trừ.
>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người tại đây
II. Bài Văn Mẫu Nghị Luận Xã Hội Về Tác Hại Của Tệ Nạn Với Đời Sống Con Người1. Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người, mẫu số 1 (Chuẩn)
Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khoa học - công nghệ - kĩ thuật đã góp phần nâng cao, cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhịp sống hiện đại cũng là môi trường hấp dẫn để các tệ nạn xã hội xuất hiện và gia tăng. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, tệ nạn đang là hiện tượng tiêu cực gióng lên hồi chuông báo động về lối sống của con người và gây ra những hậu quả xấu đối với bản thân, gia đình, xã hội.
Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người. Những tệ nạn nguy hiểm nhất bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm,... Trong đó, cờ bạc là hình thức cá cược, được thua bằng tiền hoặc hiện vật; nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con nghiện vào chất gây nghiện; còn mại dâm là hình thức mua bán, trao đổi tình dục.
Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội. Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi từ 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 người, trong đó hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất. Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống con người.
Sự lây lan, gia tăng không ngừng của tệ nạn xã hội xuất phát từ chính ý thức của con người. Đó là lối sống lười nhác, sống ỷ lại, tâm lí thích hưởng thụ, lười lao động, ăn chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống như tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ, thích chứng tỏ bản thân. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan như sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy, những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại; những nhân tố khác như do gia đình, cha mẹ nuông chiều hoặc do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.
Tệ nạn xã hội đã gây ra những hậu quả to lớn và nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trước hết, đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội, tệ nạn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức. Đồng thời, hủy hoại sức khỏe của con người. Những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Đối với gia đình, tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, đối với xã hội, tệ nạn gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội và suy thoái giống nòi. Những tác hại tiêu cực trên đã đặt ra vấn đề cấp bách về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội.
Để phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết, mỗi một con người cần nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn; tuân theo, chấp hành quy định của pháp luật. Đồng thời, rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định tệ nạn đã và đang gây ra những hậu quả to lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện lối sống lành mạnh, giản dị, rèn luyện sự tự chủ, biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của bản thân để không sa vào các tệ nạn xã hội.
Tham khảo
Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khoa học - công nghệ - kĩ thuật đã góp phần nâng cao, cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhịp sống hiện đại cũng là môi trường hấp dẫn để các tệ nạn xã hội xuất hiện và gia tăng. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, tệ nạn đang là hiện tượng tiêu cực gióng lên hồi chuông báo động về lối sống của con người và gây ra những hậu quả xấu đối với bản thân, gia đình, xã hội.
Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người. Những tệ nạn nguy hiểm nhất bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm,... Trong đó, cờ bạc là hình thức cá cược, được thua bằng tiền hoặc hiện vật; nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con nghiện vào chất gây nghiện; còn mại dâm là hình thức mua bán, trao đổi tình dục.
Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội. Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi từ 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 người, trong đó hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất. Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống con người.
Sự lây lan, gia tăng không ngừng của tệ nạn xã hội xuất phát từ chính ý thức của con người. Đó là lối sống lười nhác, sống ỷ lại, tâm lí thích hưởng thụ, lười lao động, ăn chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống như tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ, thích chứng tỏ bản thân. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan như sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy, những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại; những nhân tố khác như do gia đình, cha mẹ nuông chiều hoặc do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.
Tệ nạn xã hội đã gây ra những hậu quả to lớn và nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trước hết, đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội, tệ nạn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức. Đồng thời, hủy hoại sức khỏe của con người. Những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Đối với gia đình, tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, đối với xã hội, tệ nạn gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội và suy thoái giống nòi. Những tác hại tiêu cực trên đã đặt ra vấn đề cấp bách về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội.
Để phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết, mỗi một con người cần nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn; tuân theo, chấp hành quy định của pháp luật. Đồng thời, rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định tệ nạn đã và đang gây ra những hậu quả to lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện lối sống lành mạnh, giản dị, rèn luyện sự tự chủ, biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của bản thân để không sa vào các tệ nạn xã hội.
Tham khảo:
Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả, tấp nập khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến hiện đại. Nhưng thực trạng tai nạn giao thông vẫn là mối đe dọa lớn đến tính mạng con người. Do đó chiếc mũ bảo hiểm trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống con người.
Một chiếc mũ bảo hiểm thông thường có cấu tạo gồm ba lớp rất chắc chắn. Lớp thứ nhất là lớp chúng ta có thể nhìn thấy ngay bên ngoài – lớp vỏ. Đại đa số lớp vỏ của mũ bảo hiểm được làm bằng chất liệu nhựa rất cứng, trên bề mặt của lớp vỏ được phủ sơn với nhiều màu sắc khác nhau và in logo của nhà sản xuất. Một số mũ bảo hiểm chuyên dùng cho trẻ em còn được trang trí rất sinh động với nhiều hình thù ngộ nghĩnh, chủ yếu để thu hút sự thích thú của "khách hàng nhí". Ngoài ra còn có những dòng mũ bảo hiểm cao cấp sử dụng hợp kim nhôm hoặc hợp kim cacbon làm lớp vỏ bên ngoài để làm giảm trọng lượng của mũ, tạo sự thoải mái mà vẫn đảm bảo chức năng giữ an toàn cho người đội. Lớp thứ hai là lớp quan trọng nhất – lớp mút xốp dày giữ vai trò giảm chấn động cho đầu khi gặp phải những va chạm mạnh bất thình lình. Lớp trong cùng cấu tạo từ một lớp lưới hoặc mút mỏng, thông thoáng hoặc có lỗ làm thoáng khí tạo cảm giác êm ái cho người sử dụng. Bên dưới là dây quai mũ được gắn với lớp vỏ cứng, cố định bằng ốc vít có tác dụng giữ mũ chặt vào đầu, khi bị ngã hay chịu một lực tác động thì mũ vẫn nằm yên trên đầu để bảo vệ đầu. Dây mũ được làm bằng dây dù vừa rẻ vừa bền chắc. Để giúp cho việc đội mũ và tháo mũ được dễ dàng, nhà sản xuất có lắp thêm bộ phận dây cài. Bộ phận này gồm một phần gắn chặt với mũ được thiết kế khá chu đáo, có thể điều chỉnh độ dài ngắn của quai mũ phù hợp với kích cỡ đầu của từng người, một phần là móc khóa không cố định, có thể dễ dàng gắn vào khi cần và mở ra khi không sử dụng. Trên mỗi sợi dây mũ còn có gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo, phù hợp với vị trí cằm vừa để cố định mũ, vừa để bảo vệ cằm không bị tổn thương. Một số loại mũ bảo hiểm còn có từ 2 đến 3 lỗ thông gió để khi di chuyển sẽ tạo ra luồng gió làm thông thoáng khí trong mũ. Ở những nước có khí hậu nhiệt đới như nước Việt Nam ta thì các loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng ẩm mà phải đội mũ trong suốt chặng đường dài.
Dựa vào hình dáng bên ngoài ta có thể chia mũ bảo hiểm thành hai loại: loại bảo hộ toàn bộ phần đầu và loại bảo hộ nửa đầu. Loại bảo hộ nửa đầu ngày nay được người sử dụng ưa chuộng hơn vì độ gọn, nhẹ, đẹp, hợp thời trang và tiện ích của chúng. Tuy nhiên, so với loại bảo hộ toàn phần đầu thì nón bảo hiểm nửa đầu có mức độ bảo vệ thấp hơn. Các nhà sản xuất có uy tín cũng tập trung chú ý sản xuất các mặt hàng mũ bảo hiểm toàn phần đầu nhiều hơn. Mũ bảo hiểm toàn phần đầu có thêm tấm kính trong suốt phía trước giúp ngăn chặn bụi bẩn, giảm áp lực của gió tạt vào mặt người dùng khi tham gia giao thông. Một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng có giá từ vài trăm trở lên. Tuy nhiên, hiện nay, một số nhà sản xuất chỉ chú trọng vào mục đích lợi nhuận mà không quan tâm đến tính mạng con người đã tung ra thị trường những loại mũ bảo hiểm kém chất lượng với giá rất rẻ đánh vào tâm lý người dùng Việt Nam. Đây là một hành động phi nhân đạo, cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng. Mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ bản thân, đừng vì giá rẻ, lợi ích trước mắt mà lựa chọn những mặt hàng mũ bảo hiểm kém chất lượng.
Chúng ta cần có cách sử dụng và bảo quản mũ cẩn thận. Khi đội mũ cần chỉnh dây cài cho phù hợp với kích thước của đầu để mũ không quá chật cũng không quá lỏng. Tránh để mũ va đập nhiều làm giảm chất lượng của mũ và sử dụng nước khử mùi để giặt miếng lót bên trong. Không nên đội chung mũ với người lạ đặc biệt là người có bệnh về da đầu để đảm bảo an toàn. Những chiếc mũ có bộ phận dây cài bị hỏng, lớp mút bên trong đã không còn đàn hồi tốt cũng không nên “tận dụng xài tạm”, đối phó…Hàng ngày, sau khi đội, nên để mũ ở những nơi thoáng mát hoặc đem phơi nắng để hong khô, giết chết vi khuẩn gây các bệnh nấm da đầu. Các nhà sản xuất khuyên rằng: Khi sử dụng được năm năm, dù nón vẫn còn sử dụng được vẫn nên đổi nón mới để đảm bảo tốt nhất sự an toàn của chính bản thân. Đúng như tên gọi của nó, nón bảo hiểm có chức năng bảo vệ phần đầu – bộ phận rất quan trọng trên cơ thể người khỏi những tác nhân gây nguy hiểm. Khi tham gia giao thông, đôi khi con người sẽ không thể kiểm soát tay lái hoặc vô tình bị gây tai nạn, vì vậy cần phải đội mũ bảo hiểm để hạn chế những va đập mạnh ảnh hưởng đến vùng đầu, vùng cổ.
Chiếc mũ bảo hiểm như người bảo hộ cho chúng ta khi bước ra ngoài, là một thiên thần hộ mệnh an toàn. Vì vậy mọi người nên chọn cho mình một chiếc mũ phù hợp và bảo quản chúng thật tốt để bảo vệ tính mạng cho bản thân và cho mọi người xung quanh.
Tham khảo:
Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu chiếc mũ được làm bằng da thú rồi đất nước phát triển dần được thay thế bằng kim loại bằng sắt dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh. Vào khoảng 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau như hình trụ hoặc hình chóp thẳng. Thời trung cổ, mũ được cải tiến hơn được làm bằng chất liệu thép nhẹ, che được cả phần cổ. Ngày nay, mũ bảo hiểm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho người lính, nay nó được làm bằng chất liệu nhự siêu bền có vai trò cần thiết đối với người tham gia giao thông.
Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ. Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ. Bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt vào đầu người sử dụng kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, bền, chắc hay cao cấp hơn thì dây được làm bằng da. Để giúp cho việc đội nón vào bỏ nón, người ta chia dây thành hai phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc nhưng thao tác tháo mở thì cực kì đơn giản. Trên sợi dây dài được gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo có thể di động được phù hợp với vị trí cằm để góp phần giữ chặt nón vào đầu. Trên sợi dây còn có một khớp để có thể nới dây dài ra hoặc thu ngắn lại giúp nón giữ chặt với đầu có các kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ. Những nước nhiệt đới như Việt Nam ta thì những loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng lại phơi nắng lâu nên có một thời gian nón bảo hiểm được ví như “nồi cơm điện” chụp trên đầu. Chính các lỗ thông gió này đã tạo cơ hội cho người sử dụng các loại nón kiểu này cảm thấy thuận tiện hơn khi đội nón. Người ta cấu tạo nón bảo hiểm có lỗ thông gió còn kèm thêm các nút bít để sử dụng thuận tiện vào mùa mưa.
Về hình dạng nón ta thường thấy có hai loại là: nón nửa đầu và nón trùm đầu. Đặc điểm nón nửa đầu là có trọng lượng nhẹ và rẻ hơn so với nón trùm đầu được người dân yêu thích vì nón trùm đầu giống như “nồi cơm điện” úp trên đầu. Phải chăng lúc ban đầu các nón bảo hiểm đều chủ yếu có màu trơn như trắng, đen nhìn rất đơn điệu. Sau này, các nhà sản xuất đã tiếp thị được nhu cầu của người sử dụng nên đã dán decal, in hình, hay làm màu sắc đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thậm chí màu sắc, hình ảnh trên nón còn thể hiện cái tôi, cái cá tính riêng của từng người. Ngoài ra, còn có chương trình hướng dẫn cho các bạn trang trí theo cá tính riêng của mình. Qua sự việc này ta thấy nón bảo hiểm đã trở thành một hình ảnh rất thân thiện không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.Để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón.
Mũ bảo hiểm được sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ngoài công trình, cần phải chú ý sử dụng mũ, đội mũ lên đầu vừa với đầu mình để lớp trong của mũ có thể ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt tránh trường hợp không cài khuy khi đi xe gió sẽ thổi làm mũ bay có thể gây ra tai nạn giao thông. để chắn bụi mưa gió người ta thường kéo kính xuống để bảo vệ mắt và được an toàn khi đi xe. Nếu tham gia giao thông đối với người đi xe máy không đội mũ bảo hoặc đội mũ không đúng cách thì sẽ vi phạm luật bị cảnh sát giao thông bắt giữ để phạt. Trong tình hình hiện nay, tai nạn giao thông có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu nên khi tham gia giao thông cần đội mũ ở mọi nơi mọi lúc.
Có thể nói chiếc mũ bảo hiểm rất gần gũi, quan trọng đối với mỗi người, nó là bia đỡ đạn cho tính mạng của loài người. Như chúng ta đã biết trong xã hội hiện nay số vụ tai nạn giao thông đã trở thành một con số lớn không những thiệt hại về của mà còn thiệt hại về người. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến tai nạn giao thông và khi đó cần chiếc mũ bảo hiểm nó sẽ làm giảm chấn động do va đập và bảo vệ phần đầu đặc biệt là não. Nó còn dùng để chắn mưa gió, bụi để không cản trở việc an toàn giao thông khi đi trên đường.
Ngày nay, mũ bảo hiểm có những tính năng vượt trội, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nó đã thực sự trở thành một đồ dùng thiết yếu cho con người, cần nâng niu, bảo vệ chiếc mũ để nó có thể đồng hành với ta khi tham gia giao thông.
Tham khảo
Trong những năm gần đây, giao thông luôn là một trong số những vấn đề nhức nhối, luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của mọi người dân và toàn xã hội. Có nhiều những giải pháp được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông và đội mũ bảo hiểm là một trong số đó. Tuy nhiên, ý thức đội mũ bảo hiểm của người dân khi tham gia giao thông vẫn luôn là một vấn đề nóng hổi. Đi sâu tìm hiểu về vấn đề này sẽ đem đến cho chúng ta cái nhìn toàn diện và từ đó có những giải pháp hữu hiệu.
Từ lâu, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một trong số những quy định nghiêm ngặt nhất ở nước ta. Nhìn chung, hầu hết, mọi người dân, từ những em nhỏ cho đến người già khi tham gia giao thông dù là điều khiển phương tiện hay ngồi ở ghế sau đều có ý thức đội mũ bảo hiểm, chấp nhận các quy định đã đề ra. Họ luôn lựa chọn cho mình những chiếc mũ đạt tiêu chuẩn và phù hợp với đặc điểm của bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số người dân thiếu ý thức, coi thường an toàn của bản thân và những người xung quanh nên họ xem việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một việc làm vô bổ, mang tính ép buộc. Hầu hết những người vi phạm pháp luật, không đội mũ là những người ở độ tuổi thanh thiếu niên, những học sinh ở các trường phổ thông.
Có thể thấy, việc thiếu ý thức, chưa chủ động thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, nó xuất phát từ những nguyên nhân khách quan mà đầu tiên đó chính là do sự quản lí của xã hội, những chế tài xử lí còn mang tính chất cảnh cáo, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm. Cùng với đó, còn do các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân chưa thực sự đem lại hiệu quả, chưa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra còn do lực lượng cảnh sát giao thông ở các địa phương còn mỏng, chưa có sự phân bố rộng khắp để có thể kịp thời kiểm soát, xử lí các trường hợp vi phạm. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan khác từ phía người tham gia giao thông. Phải kể để trước hơn cả đó chính là bởi họ chưa ý thức, chưa thấy hết được tầm quan trọng, giá trị to lớn của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Thêm vào đó, do lối sống buông thả, xem thường pháp luật, sự an toàn của bản thân và cả những người xung quanh mình. Hơn nữa còn bởi lối sống thích thể hiện, muốn hơn người, khác người của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan nêu trên có thể thấy việc thiếu ý thức, chưa đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông xuất phát từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau.
Và nếu như việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông mang lại an toàn cho bản thân và những người xung quanh, thể hiện lối sống văn minh, thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật thì việc thiếu ý thức không đội mũ bảo hiểm lại để lại nhiều hậu quả và hệ lụy đáng tiếc. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nếu chẳng may xảy ra tai nạn sẽ để lại nhiều di chứng đáng tiếc thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Cùng với đó, sẽ làm mất đi vẻ đẹp của văn hóa giao thông Việt Nam trong cách nhìn, cách nghĩ của du khách và bạn bè thế giới. Ngoài ra, hành động thiếu ý thức khi tham gia giao thông sẽ trở thành hình ảnh xấu đối với những người xung quanh, trở thành tấm gương xấu đối với những người xung quanh khác.
Việc thiếu ý thức, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để lại nhiều hệ lụy, hậu quả đáng tiếc, vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức cho người dân. Trước hết, cần tăng cường và nâng cao các chế tài xử lí đối với những hành vi vi phạm. Cùng với đó, cần có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục rộng rãi và sâu sắc đến tất thảy mọi người dân trên toàn đất nước để người dân thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Ngoài ra, có thể sản xuất đa dạng hóa các mẫu mã, kiểu dáng mũ bảo hiểm và giảm giá thành sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.
Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một việc làm cần thiết đối với tất cả mọi người song không phải bất cứ ai cũng có được ý thức rõ ràng về điều đó. Vì vậy, cần có giải pháp kịp thời, hữu hiệu để nâng cao ý thức cho người dân nhằm tạo ra một văn hóa giao thông tốt đẹp, ý nghĩa ở Việt Nam.
Tham khảo ạ:
Trong những năm gần đây, giao thông luôn là một trong số những vấn đề nhức nhối, luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của mọi người dân và toàn xã hội. Có nhiều những giải pháp được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông và đội mũ bảo hiểm là một trong số đó. Tuy nhiên, ý thức đội mũ bảo hiểm của người dân khi tham gia giao thông vẫn luôn là một vấn đề nóng hổi. Đi sâu tìm hiểu về vấn đề này sẽ đem đến cho chúng ta cái nhìn toàn diện và từ đó có những giải pháp hữu hiệu.
Từ lâu, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một trong số những quy định nghiêm ngặt nhất ở nước ta. Nhìn chung, hầu hết, mọi người dân, từ những em nhỏ cho đến người già khi tham gia giao thông dù là điều khiển phương tiện hay ngồi ở ghế sau đều có ý thức đội mũ bảo hiểm, chấp nhận các quy định đã đề ra. Họ luôn lựa chọn cho mình những chiếc mũ đạt tiêu chuẩn và phù hợp với đặc điểm của bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số người dân thiếu ý thức, coi thường an toàn của bản thân và những người xung quanh nên họ xem việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một việc làm vô bổ, mang tính ép buộc. Hầu hết những người vi phạm pháp luật, không đội mũ là những người ở độ tuổi thanh thiếu niên, những học sinh ở các trường phổ thông.
Có thể thấy, việc thiếu ý thức, chưa chủ động thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, nó xuất phát từ những nguyên nhân khách quan mà đầu tiên đó chính là do sự quản lí của xã hội, những chế tài xử lí còn mang tính chất cảnh cáo, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm. Cùng với đó, còn do các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân chưa thực sự đem lại hiệu quả, chưa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra còn do lực lượng cảnh sát giao thông ở các địa phương còn mỏng, chưa có sự phân bố rộng khắp để có thể kịp thời kiểm soát, xử lí các trường hợp vi phạm. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan khác từ phía người tham gia giao thông. Phải kể để trước hơn cả đó chính là bởi họ chưa ý thức, chưa thấy hết được tầm quan trọng, giá trị to lớn của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Thêm vào đó, do lối sống buông thả, xem thường pháp luật, sự an toàn của bản thân và cả những người xung quanh mình. Hơn nữa còn bởi lối sống thích thể hiện, muốn hơn người, khác người của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan nêu trên có thể thấy việc thiếu ý thức, chưa đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông xuất phát từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau.
Và nếu như việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông mang lại an toàn cho bản thân và những người xung quanh, thể hiện lối sống văn minh, thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật thì việc thiếu ý thức không đội mũ bảo hiểm lại để lại nhiều hậu quả và hệ lụy đáng tiếc. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nếu chẳng may xảy ra tai nạn sẽ để lại nhiều di chứng đáng tiếc thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Cùng với đó, sẽ làm mất đi vẻ đẹp của văn hóa giao thông Việt Nam trong cách nhìn, cách nghĩ của du khách và bạn bè thế giới. Ngoài ra, hành động thiếu ý thức khi tham gia giao thông sẽ trở thành hình ảnh xấu đối với những người xung quanh, trở thành tấm gương xấu đối với những người xung quanh khác.
Việc thiếu ý thức, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để lại nhiều hệ lụy, hậu quả đáng tiếc, vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức cho người dân. Trước hết, cần tăng cường và nâng cao các chế tài xử lí đối với những hành vi vi phạm. Cùng với đó, cần có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục rộng rãi và sâu sắc đến tất thảy mọi người dân trên toàn đất nước để người dân thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Ngoài ra, có thể sản xuất đa dạng hóa các mẫu mã, kiểu dáng mũ bảo hiểm và giảm giá thành sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.
Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một việc làm cần thiết đối với tất cả mọi người song không phải bất cứ ai cũng có được ý thức rõ ràng về điều đó. Vì vậy, cần có giải pháp kịp thời, hữu hiệu để nâng cao ý thức cho người dân nhằm tạo ra một văn hóa giao thông tốt đẹp, ý nghĩa ở Việt Nam.