Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của ý chí trong cuộc sống
Thân bài
- Giải thích: “Ý chí” là tinh thần, khả năng, năng lực vượt qua thử thách để thực hiện mục tiêu trong cuộc sống của mình
+ Có ý chí, con người sẽ vượt qua được thử thách, mạnh mẽ đứng lên sau thất bại
- Biểu hiện:
+ Luôn có tinh thần vượt khó khắn
+ Sống có mục tiêu, ước mơ, hoài bão, nỗ lực thực hiện ước mơ đó
+ Luôn chăm chỉ, siêng năng, cần cù trong mọi công việc
+ Có kế hoạch rõ ràng, luôn trau dồi học hỏi
- Ý nghĩa:
+ Là nhân tố quyết định thành công của một người
+ Giúp họ sống tích cực và đúng đắn, không sa ngã vào tệ nạn
- Dẫn chứng:
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký
+ Hồ Chí Minh: Vượt qua đại dương, đi hơn 30 nước tìm đường giải phóng dân tộc
- Phản đề:
+ Có một số bộ phận sống không ý chí, mục tiêu, hoài bão
+ Sống buông thả, sa vào tệ nạn xã hội
Kết bài: Bài học về rèn luyện ý chí
Bài làm
Xung quanh chúng ta, có biết bao nhiêu người đã vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt để vươn đến điều tốt đẹp nhất. Đó thực sự là tấm gương để mỗi người học tập, rèn luyện. Cũng vì thế mà nghị lực sống luôn được coi trọng và phát huy không ngừng nghỉ.
Nghị lực sống của con người trước hết chính là bản lĩnh, sự cố gắng, kiên cường để vượt lên tất cả những khó khăn và thử thách. Để có được nghị lực phi thường đó thì bắt buộc con người đó phải chịu quá nhiều vất vả, nhiều dằn vặt. Đây có thể coi là động lực để hình thành nên ý chí, nghị lực này.
Đâu đây trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp không ít người, không ít số phận có được nghị lực vươn lên như vậy. Hình ảnh cậu bé tàn tật vẫn lê la xung quanh khu chợ mỗi buổi chiều tà, ánh mắt cậu buồn rười rượi để bán vé số. Những bước đi nặng nề ấy giữa tiết trời nắng chang chang và tiếng rao vé số như xé lòng. Dù đói nghèo, dù tàn tật nhưng cậu vẫn cố gắng để nuôi sống bản thân, để có thể không phải ngửa tay xin người khác. Một cuộc đời tàn nhưng không phế khiến mọi người rớt nước mắt. Chính nghị lực, sự nỗ lực đã khiến cậu bé vượt lên chính mình, trước kết là vượt lên sự kì thị của mọi người và lòng tự ti của bản thân mình.
Nghị lực sống của con người còn được biểu hiện rất đơn giản, thường xuyên trong cuộc sống, và nó tồn tại ở trong chính con người bạn.Con đườngđại học gian nan, với nhiều thử thách ở phía trước. Bạn muốn chạm vào cánh cổng đại học, nơi bạn có thể thực hiệnước mơcủa mình. Bạn phải cố gắng, phải kiên cường, phải tìm tòi. Nếu không có nghị lực thì liệu rằng bạn có thể đạt được ước mơ đó không.
Khi đã có nghị lực trong con người mình thì bạn sẽ thấy mình trường thành hơn, học tập được nhiều điều. Những người có nghị lực là những người có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân, bằng sức lực của bản thân, không dựa dẫm, ỉ lại vào bất kỳ ai. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể làm được.
Nghị lực sẽ giúp bạn có thể tự tin đương đầu với thử thách, sóng gió, kể cả nỗi bất hạnh và mất mát bạn cũng có thể chịu đựng được. Là bởi vì bạn đã được rèn giũa, tôi luyện hằng hằng bằng chính nghị lực của bản thân. Chắc hẳn chúng ta chưa quên hình ảnh người thầy Nguyễn Ngọc Ký với sự cố gắng, nỗ lực, vượt lên chính mình để có thể trở thành người có ích cho xã hội như hiện nay. Không phải tự nhiên mà họ thành tài, cũng không phải trời thương, trời cho. Đó chính là quá trình cố gắng, kiên trì, miệt mài và không ít lần rơi nước mắt để có thể đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ này. Đó chính là nghị lực phi thường, một nghị lực khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và ngạc nhiên.
Tuy nhiên, bên cạnh những người biết vươn lên, có nghị lực thì có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Điều này thật nguy hại khi chính bản thân họ đang tự đưa mình vào ngõ cụt. Không cố gắng, không có chí tiến thủ, không biết tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ chỉ mãi mãi là người đi sau. Xã hội cần những con người có ý chí và nghị lực chứ không cần những kẻ có bằng cấp nhưng thiếu thực lực.
Mỗi chúng ta hiện nay đang là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường thì nghị lực là điều vô cùng quan trọng. Rèn luyện đức tính này thì bạn sẽ là người có một bước đệm chạm vào tương lai rất dễ dàng. Nghị lực sống của con người là điều mà mỗi người cần cố gắng, cần rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích cho xã hội.
CHÚ Ý: CHỈ LÀ DÀN Ý , BÀI BẠN TỰ KHAI TRIỂN RA NHÉ
Dàn ý nghị luận về sức mạnh của ý chí con người
I Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- Rút ra vấn đề nghị luận từ các đoạn trích.
- Ý chí: là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khi gặp khó khăn cũng không lùi bước, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu.
- Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống.
2. Bàn luận về sức mạnh ý chí của con người:
- Biểu hiện của người có sức mạnh ý chí:
Người có sức mạnh ý chí là người luôn lạc quan trong cuộc sống, khi gặp khó khăn họ sẽ tìm cách để vượt qua những khó khăn, thử thách chứ không chịu đầu hàng.Người có sức mạnh ý chí sẽ không ngừng học hỏi, luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân.- Dẫn chứng về người có sức mạnh ý chí:
Trong tác phẩm văn học: nhân vật Hê-ra-clét và nhân vật Đăm Săn.Trong đời sống: thầy Nguyễn Ngọc Ký.- Ý nghĩa của sức mạnh ý chí:
Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người.Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu.3. Phê phán:
- Phê phán những người hèn nhát, dám nghĩ nhưng không dám làm.
- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực, thấy khó khăn đã vội nản chí.
4. Bài học:
- Cần phải trau dồi, rèn luyện bản thân để không bị gục ngã khi gặp khó khăn, thất bại.
- Cần có thái độ sống tích cực, biết vươn lên để khẳng định mình.
III. Kết bài:
- Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận: Vai trò quan trọng của sức mạnh ý chí đối với mỗi con người.
Cre: gg
Xung quanh chúng ta, có biết bao nhiêu người đã vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt để vươn đến điều tốt đẹp nhất. Đó thực sự là tấm gương để mỗi người học tập, rèn luyện. Cũng vì thế mà nghị lực sống luôn được coi trọng và phát huy không ngừng nghỉ.
Nghị lực sống của con người trước hết chính là bản lĩnh, sự cố gắng, kiên cường để vượt lên tất cả những khó khăn và thử thách. Để có được nghị lực phi thường đó thì bắt buộc con người đó phải chịu quá nhiều vất vả, nhiều dằn vặt. Đây có thể coi là động lực để hình thành nên ý chí, nghị lực này.
Đâu đây trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp không ít người, không ít số phận có được nghị lực vươn lên như vậy. Hình ảnh cậu bé tàn tật vẫn lê lết xung quanh khu chợ mỗi buổi chiều tà, ánh mắt cậu buồn rười rượi để bán vé số. Những bước đi nặng nề ấy giữa tiết trời nắng chang chang và tiếng rao vé số như xé lòng. Dù đói nghèo, dù tàn tật nhưng cậu vẫn cố gắng để nuôi sống bản thân, để có thể không phải ngửa tay xin người khác. Một cuộc đời tàn nhưng không phế khiến mọi người rớt nước mắt. Chính nghị lực, sự nỗ lực đã khiến cậu bé vượt lên chính mình, trước kết là vượt lên sự kì thị của mọi người và lòng tự ti của bản thân mình.
Nghị lực sống của con người còn được biểu hiện rất đơn giản, thường xuyên trong cuộc sống, và nó tồn tại ở trong chính con người bạn.Con đường đại học gian nan, với nhiều thử thách ở phía trước. Bạn muốn chạm vào cánh cổng đại học, nơi bạn có thể thực hiệnước mơcủa mình. Bạn phải cố gắng, phải kiên cường, phải tìm tòi. Nếu không có nghị lực thì liệu rằng bạn có thể đạt được ước mơ đó không.
Khi đã có nghị lực trong con người mình thì bạn sẽ thấy mình trường thành hơn, học tập được nhiều điều. Những người có nghị lực là những người có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân, bằng sức lực của bản thân, không dựa dẫm, ỉ lại vào bất kỳ ai. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể làm được.
Nghị lực sẽ giúp bạn có thể tự tin đương đầu với thử thách, sóng gió, kể cả nỗi bất hạnh và mất mát bạn cũng có thể chịu đựng được. Là bởi vì bạn đã được rèn giũa, tôi luyện hằng hằng bằng chính nghị lực của bản thân. Chắc hẳn chúng ta chưa quên hình ảnh người thầy Nguyễn Ngọc Ký với sự cố gắng, nỗ lực, vượt lên chính mình để có thể trở thành người có ích cho xã hội như hiện nay. Không phải tự nhiên mà họ thành tài, cũng không phải trời thương, trời cho. Đó chính là quá trình cố gắng, kiên trì, miệt mài và không ít lần rơi nước mắt để có thể đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ này. Đó chính là nghị lực phi thường, một nghị lực khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và ngạc nhiên.
Tuy nhiên, bên cạnh những người biết vươn lên, có nghị lực thì có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Điều này thật nguy hại khi chính bản thân họ đang tự đưa mình vào ngõ cụt. Không cố gắng, không có chí tiến thủ, không biết tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ chỉ mãi mãi là người đi sau. Xã hội cần những con người có ý chí và nghị lực chứ không cần những kẻ có bằng cấp nhưng thiếu thực lực.
Mỗi chúng ta hiện nay đang là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường thì nghị lực là điều vô cùng quan trọng. Rèn luyện đức tính này thì bạn sẽ là người có một bước đệm chạm vào tương lai rất dễ dàng. Nghị lực sống của con người là điều mà mỗi người cần cố gắng, cần rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích cho xã hội.
Tình yêu thương giữa con người với con người là vô cùng thiêng liêng, nó thể hiện sự gắn bó, sự sẻ chia và đồng cảm trước những mảnh đời bất hạnh. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người đang dần phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn từ cuộc sống, nhưng họ không bao giờ quên đi được lối sống và chuẩn mực của mình khi sống trong xã hội loài ngoài, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, tấm lòng đó là tấm lòng biết yêu thương, sẻ chia và đồng cảm. Lối sống đó hiện nay đang được coi trọng và là chuẩn mực sống đúng đắn nhất.
Đồng cảm đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh, luôn luôn có một thái độ biết yêu thương và cảm thông sâu sắc trước mọi hoàn cảnh sống, đồng cảm đó là một thái độ biết nhập tâm và hiểu được đối phương một cách chân thành nhất, đồng cảm giúp kết nối con người với con người để từ đó họ có những cách đánh giá và nhìn nhận cuộc sống này một cách chân thành và da diết nhất.
Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn cùng với mọi người xung quanh, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, sống luôn luôn phải biết cho đi và bản thân sẽ nhận được những điều tốt lành nhất, đó là một tình cảm tinh thần phong phú và giàu có, bản thân sẽ làm nên được những điều tốt nhất, da diết và mang trong trái tim, biết bao nhiêu hoài niệm và cả những niềm hạnh phúc lớn lao khi làm được những điều có ý nghĩa.
Đồng cảm và sẻ chia nó có mối liên hệ với nhau, có sự đồng cảm, hiểu được hoàn cảnh và con người của đối phương, thì từ đó chúng ta mới có những sẻ chia sâu sắc và có ý nghĩa nhất, đó là niềm vui được sống là chính mình, được sống trong một xã hội ngập tràn tình yêu thương. Đúng như trong ngạn ngữ đã từng viết: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương, quả đúng là như vậy, tình yêu thương là một niềm vui, là một căn cước để xây dựng nên hạnh phúc của mỗi cá nhân. Luôn biết yêu thương và đồng cảm với mọi người xung quanh, chúng ta sẽ nhận được những điều tốt lành và hạnh phúc nhất.
Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển nhiều người chỉ chạy theo đồng tiền, mà dường như quên đi các mối quan hệ từ cuộc sống, mối quan hệ giữa con người với con người, để từ đó họ có những suy nghĩ lệch so với cuộc sống, họ có những suy nghĩ sai lầm về sự yêu thương và trân trọng đối với mọi người xung quanh, niềm vui đó mà họ đang nghĩ đến chỉ là những đồng tiền mà họ đang chạy đua với nó, đây là một thái độ rất đáng báo động, chúng ta cần phải thay đổi tư tưởng sống ngày càng một đúng đắn hơn.
Không nên chạy đua theo lợi nhuận và nhu cầu của xã hội, để mà quên đi những cái quan trọng đó là tình cảm, sự chân thành da diết, sự yêu thương đối với mọi người xung quanh, luôn luôn biết yêu thương và thể hiện nỗi niềm da diết nhất trong cuộc sống của mỗi người. Sự đồng cảm còn giúp cho chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống, đó là những hoàn cảnh sống đang cần sự giúp đỡ, đó là những mảnh đời bất hạnh, cô đơn không chút neo đậu, mỗi chúng ta cần phải có thái độ mạnh mẽ để rèn luyện bản thân một cách tự giác nhất.
Tình yêu thương giữa con người với con người từ xưa đến nay vẫn luôn luôn được coi trọng, nó không chỉ là truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà nó còn là một phẩm chất vô cùng đáng quý mà mỗi người cần phải có. Như trong ca dao, dân ca Việt Nam đã phản ánh một cách chân thực được những hiện tượng đó, con người cần phải biết sống đúng đắn, luôn biết yêu thương và thể hiện sự da diết trong cảm xúc và nỗi lòng của mỗi con người trong cuộc sống của mình, tình yêu thương đó đang ngày càng được thể hiện mạnh mẽ, tiếp nối truyền thống của dân tộc: “ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hay là “ lá lành đùm lá rách” đây đều là những truyền thống tốt đẹp mà cuộc sống này dành tặng cho cuộc đời của mỗi chúng ta, luôn luôn biết sống và cải thiện bản thân mỗi ngày.
Cần xây dựng cho mình những thói quen và những phẩm chất tốt, bởi đồng cảm, sẻ chia là một phẩm chất quý báu mà dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn chú trọng và phát huy nó một cách hiệu quả nhất. Nhưng bên cạnh những người luôn ý thức được tầm quan trọng, cũng như vai trò của đồng cảm, và sẻ chia, lại có những người có những thái độ lạnh nhạt thờ ơ, trước những hoàn cảnh trong cuộc sống, những hành động đó cần bị phê phán sâu sắc.
Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh để từ đó có được tình cảm chân thành và da diết nhất mà mọi người dành cho mình.
Em tham khảo dàn ý sau đây:
. Mở bài
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của mỗi con người.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống...
2. Bình luận và chứng minh
- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:
- Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa...
- Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình...
- Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ:
- Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống
- Trong thời đại hội nhập quốc tế một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti, không xác định được phương hướng của cuộc đời dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo. => Hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng.
- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, huênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.
3. Liên hệ bản thân
Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân
Gợi ý
- Tại sao lại như vậy?
+ Ghét cái xấu xa, thấp hèn, bợ đỡ, lừa lọc, …
+ Yêu cái đẹp đẽ, cái tốt, cái cao cả, trung thực, …
- Mối quan hệ giữa ghét và thương:
+ Có biết ghét thì mới biết yêu
+ “Phải luyện những con người Việt Nam đẹp nhất. Biết căm thù và cũng biết yêu thương” (Tố Hữu).
- Quan điểm của cá nhân:
+ Ghét và thương là hai tình cảm trái ngược nhau, thể hiện nhân cách, cá tính, phẩm chất…cá nhân. Con người phải biết ghét cái xấu, cái ác; thương cái đẹp, cái thiện, …
+ Không nên chỉ ghét mà không thương hoặc ngược lại. Song cũng không nên ba phải trong sự ghét thương.
+ Cũng cần lưu ý để tránh ghét, thương nhầm người, nhầm việc.
“Người ta khổ vì yêu không phải cách
Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người"
(Xuân Diệu)
+ Để ghét thương đúng đối tượng cần tìm hiểu bản chất vấn đề, đặt vào hoàn cảnh cụ thể, đối chiếu chuẩn mực xã hội, …