K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2020

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… làm cho dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy và trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá căng thẳng với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu qủa của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong nhà trường này.

31 tháng 1 2020

Cảm ơn bạn nhiều .Đây là bạn tự viết hả hay gì vậy

7 tháng 10 2018

                                

                                                                Bài làm:

             Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.

Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba bông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mười chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.

Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa… Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!

Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: Vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.

7 tháng 10 2018

Cảm ơn bạn nhé nhưng hình như bạn nhầm đề rồi câu hỏi của mình là Biểu cảm về bồn hoa lớp em cơ mà. Bồn hoa chứ k phải là hoa bạn ạ

20 tháng 10 2016

a) Cảm xúc về vườn nhà

- Mở bài:

+ Giới thiệu khu vườn. + Tình cảm của bạn thân đối với vườn nhà.

- Thân bài.

+ Khu vườn có từ lúc nào?

Ai xây dựng nên?

+ Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.

+ Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.

+ Vườn và cây trái suốt bốn mùa.

- Kết bài:

+ Cảm xúc về vườn nhà.
 

b) Cảm xúc về người thân

1. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

leuleuleuleuleuleuleuleuleuleu

Nếu ai hỏi em, người bạn thân nhất của em là ai thì em sẽ trả lời ngay đó là Hiền.

Hiền là người bạn học chung với em suốt thời tiểu học. Dù lên cấp hai, em và Hiền không còn học chung nữa nhưng cả hai vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Hiền có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt tròn trịa với nước da bánh mật. Bạn có đôi môi nhỏ, lúc nào cũng nở nụ cười rất duyên dáng. Đôi mắt Hiền hai mí, to tròn và đen láy. Mũi Hiền be bé, không cao nhưng khá cân xứng với khuôn mặt. Tóc bạn không nhiều và hơi hoe vàng vì bị phơi nắng. Hiền thường cột tóc đuôi gà trông rất tinh nghịch. Hiền có cách ăn mặc rất giản dị và gọn gàng, sạch sẽ. Bạn thường đeo vòng tay bằng bạc – món quà kỉ niệm mà mẹ Hiền ở dưới quê cho bạn. Nhà Hiền nghèo và ở xa nên bạn phải sống ở nhà bác ruột để tiện đi học. Dù thiếu thốn và sống xa gia đình nhưng Hiền luôn đạt thành tích tốt trong học tập. Năm nào bạn cũng đạt học sinh giỏi. Trên lớp, Hiền luôn chăm chú nghe thầy cô giảng bài. Môn học nào Hiền cũng thường xuyên giơ tay phát biểu. Chính vì thế Hiền luôn được thầy cô và bạn bè yêu quý. Ngoài ra, chữ viết Hiền rất đẹp. Hiền từng đạt giải nhì hội thi viết chữ đẹp toàn trường. Nhờ thành tích học tập tốt, Hiền được cô giáo phân làm tổ trưởng. Hiền rất gương mẫu và công bằng khi giải quyết các vấn đề trong tổ. Có bạn nào trong tổ không hiểu bài là Hiền sẵn sàng chỉ giúp. Phong trào của trường lớp thì Hiền đều tích cực tham gia và vận động các bạn khác. Khi em hỏi sau này Hiền muốn làm gì. Hiền trả lời ngay là muốn làm cô giáo để đi dạy học cho học sinh nghèo. Chình điều này làm em thêm yêu quý bạn. Ngày liên hoan chia tay lớp 5, Hiền thông báo là sẽ về quê học cấp hai để phụ giúp bố mẹ công việc nhà. Hiền tặng em một cây bút và chúc em cố gắng học tốt. Khi quay đi, em thấy Hiền len lén chìu đi những giọt nước mắt đang lăn dài trên má. Vậy là đã gần hai năm em và Hiền xa nhau. Cứ cách vài tháng là hai đứa lại gọi điện, hỏi thăm về tình hình học tập.

Em thật may mắn khi có một người bạn như Hiền. Em sẽ trân trọng và giữ gìn tình bạn này mãi mãi.

25 tháng 11 2016

Đề 1 :

Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”



Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như



chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”



Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”



Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân

cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ



“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

25 tháng 11 2016

Đề 2 :

Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già kháng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyên chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ. Đã bấy lâu nay bác tới nhà Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà… thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho! Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình. Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm,mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi: Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa. Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho. 

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.

 Cậu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn Thủy chung giữa hai ta. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội. Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.
18 tháng 12 2016

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong.
Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp.
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân.
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi.
Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình.
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...
Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa...
Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không!

j mà dai thế, có mạng ko đấy Nguyễn Đức Huy

30 tháng 8 2018

Hau qua: Thieu cong an viec lam, nha o, hoc hanh.... da tro thanh ganh nang doi voi nhung nuoc co nen kinh te cham phat trien.

Bien phap: bang chinh sach dan so va phat trien kinh te - xa hoi gop phan ha thap ti le gia tang dan so o nhieu nuoc.

6 tháng 9 2016

 

Dàn bài:

Mở bài: Giới thiệu về những kỉ niệm của em.

Thân bài: Kể chi tiết.

Kỉ niệm 1:  Em được đi du lịch cùng gia đình đến Hạ Long.

  • Tâm trạng háo hức trước khi đi.
  • Quang cảnh trên đường( cây cối,, bầu trời, biển, bãi cát…)
  • Kỉ niệm diễn ra như thế nào? tâm trạng lúc đó (hân hoan, phấn khởi, vui vẻ…)
  • Tâm trạng khi phải về (tiêc nuôi, mong ước, gắn kêt gia đình)

Kỉ niệm 2: Gặp lại bạn cũ.

  • Hoàn cảnh khi gặp lại bạn ( thời gian, địa điểm)
  • Diễn biến của cuộc gặp gỡ ( ôn lại kỉ niệm xưa, kể về gia đình và bạn bè, trao đổi địa chỉ…)
  • Suy nghĩ khi chia tay bạn ( vui vì muốn gặp lại, muốn gặp lâu hơn)

Kỉ niệm 3:  Đi lao động cùng chị gái.

 
  • Không khí trong trước buổi lao động ( không khi tâp bật, náo nhiệt, mọi người tay cầm xô, cầm xẻng, cầm chổi, bàn tán)
  • Bác trưởng thôn phân công nhiệm vụ
  • Em cùng mọi người làm việc hăng say, mọi người giúp đỡ nhau, mệt nhưng vui, hình ảnh mọi người lao động)
  • Cảm nghĩ của em sau buổi lao động ( vui, cảm thấy có ý  nghĩa, thêm yêu đời hơn…)

Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về kì nghỉ hè bổ ích

6 tháng 9 2016

/hoi-dap/question/77784.html

Đây bn ạ ! Bạn có thể tham khảo bài này của mình. Mk tự làm nha! :)

Chúc bạn học tốt!

Bác Hồ là một nhà lãnh tụ vĩ đại đối với nhân dân nước Việt Nam ta . Bác là một tấm gương sáng ngời cho nhân dân và thiếu nhi chúng ta nói theo . Vì thế nên hôm nay , mình đề nghị các bạn tìm kiếm thông tin trên mạng về các thói quen , hành động tốt đẹp và những lời khuyên hay và ý nghĩa của Bác Hồ và viết thành các bài văn hay nhé ! Mình sẽ tick cho 4 bạn có bài viết hay nhất ( nếu...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một nhà lãnh tụ vĩ đại đối với nhân dân nước Việt Nam ta . Bác là một tấm gương sáng ngời cho nhân dân và thiếu nhi chúng ta nói theo . Vì thế nên hôm nay , mình đề nghị các bạn tìm kiếm thông tin trên mạng về các thói quen , hành động tốt đẹp và những lời khuyên hay và ý nghĩa của Bác Hồ và viết thành các bài văn hay nhé ! Mình sẽ tick cho 4 bạn có bài viết hay nhất ( nếu có quá 4 bạn viết bài văn hay thì mình mình cũng sẽ tick cho các bạn ấy ) . 

Lưu ý : Nếu như mình có viết bài văn mẫu để tham khảo dưới phần bình luận thì các bạn chỉ tham khảo thôi chứ đừng có photocoppy nha ! Nghiêm cấm viết các bài văn làm nhảm , comment linh tinh kẻo mình BÁO CÁO SAI PHẠM nhé !

   Cảm ơn các bạn ( nhất là các bạn có đăng bài viết hay cho mình ) , chúc các bạn có một tuần học tập thật tốt và học thật giỏi nha !

1
21 tháng 9 2021

mik còn lâu mới làm cho bạn, mik có văn của mik rồi, ko cho chép đâu