K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2018

Nếu như với con người sự cần cù chăm chỉ chính là điều kiện để hướng tới thành công, thì sự lười biếng chính là yếu tố để dẫn tới thất bại. Bởi chẳng có sự thành công nào có chỗ cho những con người lười biếng không chịu động não suy nghĩ, không chăm chỉ làm việc, mà chỉ ngồi “Há miệng chờ sung rụng” thì không thể nào thành công, vinh quang được.

Khi chúng ta nỗ lực, ham học hỏi, cần cù chịu khó thì chúng ta còn có khả năng tiến tới vinh quang, đạt được những ước nguyện của mình. Nhưng nếu chúng ta lười biếng, thì chắc chắn chúng ta sẽ không có gì hết.

Lười biếng là một thói hư tật xấu vô cùng tệ hại mà con người cần phải loại bỏ, không nên nuôi dưỡng nó để nó sinh sôi nảy nở, trưởng thành thì nó sẽ giết chết con người chúng ta. Sự lười biếng sẽ đào thải chúng ta ra khỏi xã hội loài người, biến chúng ta thành kẻ lạc hậu.

Lười biếng là gì? Nó chính là những thói hư tật xấu của con người. Họ không chịu vận động, không suy nghĩ, không muốn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thử thách, khó khăn trong cuộc sống, mà nhanh chóng đầu hàng số phận, nhanh chóng chịu thất bại rồi than thân trách phận rằng mình không gặp may mắn, không được như người khác thành công, giàu có…

Lười biếng hình thành từ những thói quen nhỏ rồi thành căn bệnh mãn tính khó chữa. Bởi vậy muốn hình thành tính nết tốt cần phải uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ, do cha mẹ hình thành và dạy dỗ nên nhân cách của con trẻ.

Cha mẹ nên đào tạo cho con thói quen tự lập, tự làm mọi việc, không nên ỷ lại, vào cha mẹ. Hình thành thói quen suy nghĩ, tìm ra không trả lời thay vì lúc nào cũng chờ người khác trả lời giúp mình.

Khi trẻ bị vấp ngã cần cho trẻ tự đứng dậy để trẻ hiểu được giá trị của mình, chứ không nên vội vã nâng trẻ dậy khiến trẻ mất đi khả năng tự lập tự đứng trên đôi chân của mình.

Khi bệnh lười biếng đã trở nên nặng nề sẽ khiến cho con người có sức ỷ lại vô cùng lớn, rồi khi trưởng thành ra ngoài xã hội người đó sẽ không làm được việc gì ra hồn, không có sức kiên trì nhẫn nại, không có ý chí để vượt qua khó khăn thử thách, mà nhanh chóng buông tay đầu hàng số phận.

Sự lười biếng khiến cho con người ta nhanh chóng nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được, luôn như cây tầm gửi sống bám vào người khác, rồi một ngày khi cây mẹ mất đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại độc lập được nữa mà nhanh chóng héo úa, tàn lụi.

Một con người trong xã hội nếu không được trời phú cho sự thông minh, chỉ số IQ cao thì cần phải có sự chăm chỉ cần cù, vì người xưa có câu “Cần cù bù thông minh” chỉ cần bạn chăm chỉ chịu khó thì cũng sẽ có thành tựu nhất định tuy không xuất chúng nhưng cũng có thể khiến bạn không bị tụt hậu, bị xã hội đào thải trở thành người vô ích, sống tầm gửi.

Nhưng nếu bạn vừa không thông minh, vừa không chăm chỉ cần cù thì bạn nhanh chóng bị rơi vào bế tắc của cuộc sống. Vì một con người như vậy sẽ vô cùng khó để tồn tại trong xã hội mà con người ai cũng phải nỗ lực hết mình vươn lên trong cuộc sống.

Sự lười biếng sẽ giết chết tương lai của bạn, sẽ hại bạn trở thành người tàn phế về tâm hồn, ý chí trong khi bạn có đủ chân đủ tay, không bị tật nguyền nhưng lại sống như phế vật bị xã hội loại bỏ.

25 tháng 3 2018

Nếu như với con người sự cần cù chăm chỉ chính là điều kiện để hướng tới thành công, thì sự lười biếng chính là yếu tố để dẫn tới thất bại. Bởi chẳng có sự thành công nào có chỗ cho những con người lười biếng không chịu động não suy nghĩ, không chăm chỉ làm việc, mà chỉ ngồi “Há miệng chờ sung rụng” thì không thể nào thành công, vinh quang được.

Khi chúng ta nỗ lực, ham học hỏi, cần cù chịu khó thì chúng ta còn có khả năng tiến tới vinh quang, đạt được những ước nguyện của mình. Nhưng nếu chúng ta lười biếng, thì chắc chắn chúng ta sẽ không có gì hết.

Lười biếng là một thói hư tật xấu vô cùng tệ hại mà con người cần phải loại bỏ, không nên nuôi dưỡng nó để nó sinh sôi nảy nở, trưởng thành thì nó sẽ giết chết con người chúng ta. Sự lười biếng sẽ đào thải chúng ta ra khỏi xã hội loài người, biến chúng ta thành kẻ lạc hậu.

Lười biếng là gì? Nó chính là những thói hư tật xấu của con người. Họ không chịu vận động, không suy nghĩ, không muốn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thử thách, khó khăn trong cuộc sống, mà nhanh chóng đầu hàng số phận, nhanh chóng chịu thất bại rồi than thân trách phận rằng mình không gặp may mắn, không được như người khác thành công, giàu có…

nghi-luan-ve-tinh-luoi-bieng

nghị-luận-về-tình-lười-biếng

Lười biếng hình thành từ những thói quen nhỏ rồi thành căn bệnh mãn tính khó chữa. Bởi vậy muốn hình thành tính nết tốt cần phải uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ, do cha mẹ hình thành và dạy dỗ nên nhân cách của con trẻ.

Cha mẹ nên đào tạo cho con thói quen tự lập, tự làm mọi việc, không nên ỷ lại, vào cha mẹ. Hình thành thói quen suy nghĩ, tìm ra không trả lời thay vì lúc nào cũng chờ người khác trả lời giúp mình.

Khi trẻ bị vấp ngã cần cho trẻ tự đứng dậy để trẻ hiểu được giá trị của mình, chứ không nên vội vã nâng trẻ dậy khiến trẻ mất đi khả năng tự lập tự đứng trên đôi chân của mình.

Khi bệnh lười biếng đã trở nên nặng nề sẽ khiến cho con người có sức ỷ lại vô cùng lớn, rồi khi trưởng thành ra ngoài xã hội người đó sẽ không làm được việc gì ra hồn, không có sức kiên trì nhẫn nại, không có ý chí để vượt qua khó khăn thử thách, mà nhanh chóng buông tay đầu hàng số phận.

Sự lười biếng khiến cho con người ta nhanh chóng nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được, luôn như cây tầm gửi sống bám vào người khác, rồi một ngày khi cây mẹ mất đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại độc lập được nữa mà nhanh chóng héo úa, tàn lụi.

Một con người trong xã hội nếu không được trời phú cho sự thông minh, chỉ số IQ cao thì cần phải có sự chăm chỉ cần cù, vì người xưa có câu “Cần cù bù thông minh” chỉ cần bạn chăm chỉ chịu khó thì cũng sẽ có thành tựu nhất định tuy không xuất chúng nhưng cũng có thể khiến bạn không bị tụt hậu, bị xã hội đào thải trở thành người vô ích, sống tầm gửi.

Nhưng nếu bạn vừa không thông minh, vừa không chăm chỉ cần cù thì bạn nhanh chóng bị rơi vào bế tắc của cuộc sống. Vì một con người như vậy sẽ vô cùng khó để tồn tại trong xã hội mà con người ai cũng phải nỗ lực hết mình vươn lên trong cuộc sống.

Sự lười biếng sẽ giết chết tương lai của bạn, sẽ hại bạn trở thành người tàn phế về tâm hồn, ý chí trong khi bạn có đủ chân đủ tay, không bị tật nguyền nhưng lại sống như phế vật bị xã hội loại bỏ.

29 tháng 3 2017

Dàn ý sơ lược:
I/ Câu nói của Lỗ Tấn nhắm phê phán những người lười biếng, để cao sự say mê với công việc của mình, cũng hàm chứa lời động viên để mọi người chăm chú vào công việc cho bản thân, gia đinh và đất nước.
II/ 1. Chứng mình sự lười biếng không bao giờ thành công:
- Lười biếng làm cơ thể sinh ra uể oải, tinh thần sinh ra buồn nản. Điêu ấy mỗi người cố thể tự chúng mình, Cần phân biệt lười biếng khác hẳn với sự nghỉ ngơi, thư giãn của con người.
- "Nhàn cư vi bất thiện", lười biếng làm con người sinh ra tính ỷ lại, suy nghĩ những điều không tốt, sinh ra những tư tưởng bi quan. Franklin nhận xét: "Lười biếng làm mòm rỉ trí tuệ và thân thể".
- Dương Lễ trở thành kẻ đi ăn xin cũng chỉ vì thích hưởng thụ trác tàng mà không thích học hành.
- Chưa có một học sinh, sinh viên nào lười biếng mà lại thi đỗ. Ngược lại, chính thói lười biếng nhưng lại hám danh kia đã làm nảy sinh những tật xấu như thi cử, gian lận, mua bán bằng cấp...
- Và ngạn ngữ Châu Âu khẳng định: "Ở không là mẹ của các tật xấu".
2/ Con người thành công chỉ dành cho những kẻ đam mê lâ dài công việc đã chọn:
-Mọi ngành nghề trong các lĩnh vực đều cần đến trí tuệ và sự siêng năng, cần mẫn (dẫn chứng tên của nhiều nhà bác hoc: như Đac-uyn, Lui Pasteur; tấm gương học tốt của các bạn học sinh nghèo vượt khó...)
3/ Siêng năng chưa đủ mà cần phải học có sự khám phá, đam mê, phát hiện...
- Có những yếu tố trên, muốn được mọi người tôn vinh, kính trọng thì cần phải có đạo đức, cần nghĩ đến công việc của mình mang lại hạnh phúc cho mọi người...

29 tháng 3 2017

I. Mở bài.

Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,... con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Chính vì thế, Lỗ Tấn – nhà văn nổi tiếng Trung Hoa đã bằng kinh nghiệm của mình mà phát biểu rằng: “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Đó là một kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa, tác dụng giáo dục cao.

II. Thân bài.

1. Giải thích.

“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Có nghĩa là, trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,... thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khưan thử thách, những chông gai trên đường đi,... mới đến ược thành công vinh quang. Những kẻ lười biếng, không có lòng quyết tâm vượt gian khó, không chăm chỉ lao động, nghiên cứu, học tập,... thì không thể đi đến thành công.

- Nói cách khác, cái đích cuối cùng trên con đường đi của những kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao động,... chính là thất bại.

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.

a. Phân tích.

- Bằng dẫn chứng cụ thể trong học tập, lao động,... của chính bản thân mình và qua những người bạn xung quanh. (theo 2 ý trên ta vừa giải thích).

+ Trong học tập: học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình (vật chất và tinh thần). Nhưng nếu học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu lại lười biếng, ham chơi, không học tập một cách nghiêm túc, chăm chỉ, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần thì không thể có kết quả tốt được. Ngược lại, nếu học sinh, sinh viên mà vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo thì chắc chắn sẽ đi đến được thành công.

- Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cần luôn biết rằng, để trở thành thiên tài thì chỉ có 1% là tài năng bẩm sinh, còn 99% là sự lao động, mồ hôi và công sức đổ ra mới có được.

b. Chứng minh trong: học tập, lao động, nghiên cứu,...

c. Bình luận.

- Nếu chúng ta muốn có thành công thì một trong yếu tố quan trọng nhất là ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,... thì mới có kết quả như mong muốn.

- Trong xã hội ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,...

- Nhưng cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

9 tháng 5 2016

+ Nghị luận giải thích: nêu lên một hiện tượng vấn đề mà mọi người chưa biết. Nhiệm vụ của người viết là phải giải thích cho người đọc (người nghe) hiểu vấn đề đó
+ Nghị luận chứng minh: Lúc này, mọi người đã hiểu dược vấn đề. Nhiệm vụ chúng ta lúc này là thuyết phục người đọc (người nghe) tin theo những vấn đề tốt đẹp nêu lên là hoàn toàn đúng đắn

20 tháng 5 2022

Tk

 Ý nghĩa cả câu nóiTrên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ  khát khao không thể  dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..

20 tháng 5 2022

 tham khảo

Ý nghĩa cả câu nóiTrên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ  khát khao không thể  dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..

2 tháng 3 2022

Tham khảo 97% =)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Giải thích:
Thất bại là gì?

b. Biểu hiện của thành công và thất bại trong cuộc sống

c. Nguyên nhân: Thất bại do nản chí, lười biếng

Thất bại do năng lực, chưa có kinh nghiệm

d. Ý nghĩa

Thất bại là hành trang vững chắc

3. Kết Bài

Khẳng định lại vấn đề

2 tháng 3 2022

-.- 97%?

29 tháng 8 2017

Đại văn hào Vichto Hugo đã từng nói: “Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và sự đói rét”. Còn nhà văn Lỗ Tấn lại cho rằng: “Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng”. Quả thực lười biếng đang trở thành một căn bệnh của xã hội hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nó diễn ra âm thầm và từ từ xâm nhập sâu hơn vào đời sống con người trở thành một hội chứng xã hôi nghiêm trọng

Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về thành công nhưng để trả lời được câu hỏi “Thành công là gì?” một cách thống nhất dường như là rất khó, kể cả đối với những người là doanh nhân, học giả nổi tiếng hay nhà khoa học.

Hiểu một cách đơn giản thành công là vượt qua khó khăn trở ngại đạt được điều mình mong muốn trong công việc và trong đời sống. Có người cho rằng thành công là đạt đến sự giàu có. Người khác lại nghĩ thành công là khi tìm thấy được hạnh phúc và sự yên bình.

Lười biếng là trạng thái ngược lại với siêng năng. Có thể hiểu lười biếng là sự trì trệ, lười nhác xảy ra trong bản thân con người, không muốn suy nghĩ, tư duy, sáng tạo hay lao động sản xuất. Thậm chí là không muốn thực hiện các hoạt động sống của bản thân một cách bài bản. Bởi thế, thói lười biếng được xem là cội rễ làm khởi sinh những thất bại trong cuộc đời con người.

“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng” có nghĩa là, trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,… thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích. Họ sẽ sớm bỏ cuộc và nhận lấy sự thất bại.

Sự lười biếng chính là bản chất của những kẻ tầm thường và thất bại. Những người lười biếng sẽ không bao giờ biết rawngfvchir trong sự lao động mới có sự nghỉ ngơi. Nói cách khác, cái đích cuối cùng trên con đường đi của những kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao động,… chính là thất bại. Kẻ lười biếng sẽ không bao giờ đi hết con đường để nhận lấy phần thưởng xứng đáng.

Người lười biếng thường thiếu tin tưởng vào bản thân, không có động cơ để cố gắng, thường xuyên xung đột về tư tưởng và mục đích trong hành động. Từ đó, họ thường buông bỏ công việc, tìm đến lối sống buông thả an nhàn.

Bản chất của lao động là một chuỗi các hành động đúng đắn tạo ra được hiệu quả hướng đến mục đích. Các hoạt động của người lười biếng hầu hết không tạo ra động lực, không đủ sức mạnh để thúc đẩy công việc đi đến thành công và họ thường dễ chấp nhận một kết quả nào đó.

Ngày nay, thời đại công nghệ phát triển cao, lượng tri thức đồ sộ, nếu lười biếng ta không thể bắt kịp tốc độ tiến bộ của cuộc sống, sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau, rơi vào tình trạng ngu dốt và nghèo đói. Lười biếng là mầm móng của sai lầm và tội lỗi.

Trước hết, muốn đạt đến thành công nào đó chúng ta phải xác định mục tiêu sống lành mạnh, tiến bộ và nhân văn. Luôn rèn luyện và nâng cao bản lĩnh sống. Bởi chỉ có con đường chân thiện mới dẫn chúng ta đến bầu trời chân lí.

Phải sống có lí tưởng, có hoài bão, có ước mơ lớn lao hướng đến một tương lai tươi sáng. Phải hành động mãnh liệt, kiên trì, đối mặt và chiến thắng nghịch cảnh để vươn lên.

Phải có tình yêu cuộc sống mãnh liệt, yêu thương con người và quyết tâm xây dựng một thế giới công bằng, tiến bộ, văn minh. Luôn ý thức kỉ luật bản thân, rèn luyện nhân cách nhân phẩm tốt đẹp trở thành người mẫu mực trong xã hội.

Luôn kiên trì học tập, kiên trì làm việc, sẵn sàng vấp ngã và dũng cảm đứng dậy là bí quyết của người thành công. Thành công không phải là cuối cùng, thất phải không có nghĩa là chấm hết. Điều quan trọng là phải có tinh thần quả cảm để bước tiếp về phía trước.

Cuộc sống luôn rất công bằng với những ai luôn biết phấn đấu. Điều bất công ta thường thấy trong xã hội hãy xem là những “tai nạn”, những “rủi ro” mà trên bước đường đời ta vấp phải. Dù có thất bại nặng nề, dù có bị phủ nhận hay lãng quên thì hãy can đảm đứng lên bằng tất cả nghị lực của mình, bằng sức mạnh của trí tuệ và lòng quả cảm thì nhất định bạn sẽ gặt hái thành công.

29 tháng 8 2017
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của những người lười biếng".

Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi thì có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của người lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.

Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,... Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự thất bại. Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,.:. Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh.

Còn những người lười biếng chỉ muốn hưởng mà không phải làm thì chẳng mấy chốc sẽ trở nên đói nghèo. Những người như vậy thì tự lo cuộc sống của bản thân mình còn khó thì nói gì tới việc đạt tới thành công trong sự nghiệp. Một xã hội mà có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Nếu mỗi người không phải là con người lười biếng mà là những con người chăm chỉ, cần cù thì việc mỗi người đi tới thành công của mình sẽ không phải là điều khó khăn. Một đất nước có những con người như vậy đồng nghĩa đó là một đất nước phát triển, hiện đại. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan tới con người để thể hiện ý của mình. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc như:

"Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Câu tục ngữ trên nêu một công việc tưởng chừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản ngại gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì đó lại là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu. Đó là lời răn dạy: Có sự cần cù nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể thành công cho dù việc đó rất khó khăn tưởng như không thể hoàn thành được.

Ngoài lời dạy từ ca dao tục ngữ, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu. Tấm gương ấy không đâu xa lạ đó chính là Bác Hồ - người cha của dân tộc. Đất nước ta được hoà bình tự do như ngày nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì, cẩn cù và chịu khó của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước, ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống; làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông gió lạnh ở châu Âu và phải đi ngủ với một viên gạch nung nóng... Bao nhiêu vất vả cực nhọc Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến rất nhiều các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng, sự kiên nhẫn, chịu khó của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than: con đường cách mạng vô sản.

Một tấm gương nữa rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường luôn thôi thúc anh. Thế là anh bắt đầu tập viết bằng chân. Những nét chữ đầu tiên thật khó nhưng anh không nản lòng, vẫn cần cù chịu khó và anh đã thành công. Bây giờ anh trở thành một nhà giáo ưu tú, được các em học sinh yêu quý, kính trọng.

Trong lao động, nhà bác học Lương Đình Của là một tấm gương hùng hồn để chứng minh "trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng". Để lai tạo ra một giống lúa có năng suất cao, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày, từ tờ mờ đất, ông đã ra ruộng lội bì bõm, nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được tạo thành. Chính sự kiên nhẫn, bền bỉ của ông đã đem no ấm đến cho đời.

Bản thân Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc, cả cuộc đời mình, ông luôn say mê với lao động nghệ thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự cần cù, chăm chỉ, Lỗ Tấn được mọi người biết đến như lá cờ đầu của văn học Cách mạng Trung Quốc. Thành công ấy không dựa trên sự lười biếng mà chỉ, cần cù là nền tảng của mọi thành đạt trong cuộc sống con người. Những tác phẩm văn học được ra đời là cả một quá trình lao động lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ, họ âm thầm sáng tác, để lại cho đời những dấu ấn riêng không thể xoá mờ. Tất cả chúng ta, những người bình thường không phải là một vĩ nhân đều có thể thành công trên con đường sự nghiệp nếu như biết cần cù, siêng năng.

Hiểu được ý nghĩa sâu xa lời dạy, mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Một bài toán khó, một bài văn quá nan giải, một bài tiếng Anh quá nhiều từ... ta cũng sẽ làm xong, làm đúng nếu ta không lười biếng mà chịu khó học tập. Đây là một đức tính cần cù của người học sinh.

Những câu chuyện ngụ ngôn Há miệng chờ sung hay Ôm cây đợi thỏ chính là kết cục của những con người lười biếng, cuộc sống của họ chỉ như những mảnh đời vô nghĩa trôi qua trên dòng chảy cuộn xiết của cuộc đời, không để lại một dư âm hay một tiếng nói. Nghèo đói và trộm cắp hệ quả tất yếu của kẻ lười biếng, "sống nhàn rỗi quá còn mệt hơn là làm việc". Chính vì vậy ta hãy sống và làm việc hết mình để đạt được mục đích trong cuộc đời. Để đạt được những thành công đích thực, là học sinh, mỗi chúng ta luôn phải phấn đấu, không ngừng học hỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội, cho đất nước.

Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng" của nhà văn Lỗ Tấn là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công. Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành để vào đời.
28 tháng 9 2016

Chúng ta đều biết, không ai là hoàn hảo và cũng không có ai biết tất cả mọi điều trên thế giới, vì vậy chúng ta cần phải biết bắt chước, biến cái của người ta thành cái của mình, sáng tạo thêm nó để cho ý tưởng được hoàn hảo và điều đó sẽ giúp chúng ta thông minh hơn, biết tự tìm hiểu thế giới bên ngoài để phát huy những ý tưởng làm tốt đẹp cho đời sống. Vậy ta thấy " Học - sự bắt chước có sáng tạo " không phải là xấu.

Em viết không hay lắm anh đọc tạm nhé!

 

28 tháng 9 2016

Mình thấy câu này rất hay nên mới chế đề Văn này.