K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần bàn luận
Từ xa xưa, ông bà ta có câu “ uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về Lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. truyền thống về long biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp. để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “ Lòng biết ơn”.

II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là “Lòng biết ơn”?

Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.

2. Biểu hiện của Lòng biết ơn
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình

3. Tại sao phải có long biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có Lòng biết ơn.

4. Mở rộng vấn đề
Có một số người hiện nay không có long biết ơn.
Vd: ăn cháo đá bát
Qua cầu rút ván

III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về Lòng biết ơn
- Nêu những công việc và thể hiện Lòng biết ơn.

1. Mở bài – Nghị luận về lòng biết ơn

Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống biết ơn thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ lẫn nhau. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.

2. Thân bài – Nghị luận về lòng biết ơnBiết ơn là gì?

Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người.

Biểu hiện của lòng biết ơn

Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng hay để lại cho mình. Họ luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Mỗi một sự giúp đỡ ý nghĩa đều khiến họ cảm động và hàm ơn.
Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, phù hợp với các chuẩn mực đạo lí làm người. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.
Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo về và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.
Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.
Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống cao đẹp ấy đã biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay. Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Nam.

Tại sao sống cần phải có lòng biết ơn?

Không ai có thể một mình mà gây dựng nên cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay là do công sức và trí tuệ của biết bao người đã dày công sáng tạo nên. Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước là bản chất của xã hội. Sự phát triển của xã hội loài người là tiếp nhận và phát huy các thành quả sẵn có và sáng tạo ra cái mới.
Dù chúng ta dùng tiền hay vật chất để có được nó nhưng nếu nó không được tạo ra thì dù có thật nhiều tiền ta cũng không thể có được. Bởi thế, khi được thụ hưởng một giá trị nào, ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.
Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Bởi nó là biểu hiện cao nhất của tâm hồn lối sống tình nghĩa. Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được. Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu biết ơn với những điều tích cực trong cuộc sống của mình, hơn là việc lo lắng về những gì mình không có.
Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam từ lâu đã xem trọng lối sống thân tình, hữu ái. Nó không những biểu hiện ở lối sống nghĩa tình mà trở thành văn hóa ứng xử của cộng đồng. Biết ơn người khác làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên hiền hòa, ngày càng khăng khít, tốt đẹp hơn
Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.

Phải làm gì để rèn luyện và thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống?

Trước hết, phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những giá trị lợi ích. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.
Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội. Lòng biết ơn không nên nằm ở lời nói hay thái độ mà biểu hiện thành những hành dộng cụ thể, thiết thực, thực sự đem lại tác động tích cực đối với xã hội.
Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành qủa lao động trong xã hội. Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.
Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do cha ông để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới.
Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Phê phán những biểu hiện của lòng vô ơn

Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng,. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.
Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự vô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”… Thái độ sống ấy không những thể hiện sự kém cỏi của nhân cách con người mà còn khiến họ bị người người khác xa lánh ghét bỏ.

Bài học

Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người.
Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.

3. Kết bài – Nghị luận về lòng biết ơn

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: “Các gốc rễ của tất cả việc tốt đến từ nguồn gốc của sự hiểu rõ giá trị của lòng tốt”. Hiểu rõ và hành động để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống là trách nhiệm của mỗi con người. Bởi vậy, sống biết ơn người khác là lối sống cao thượng cần được đề cao và tôn vinh trong cuộc sống này.

13 tháng 11 2017

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
– Là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa.
– Ngày nay vẫn được xã hội đề cập, quan tâm.
b. Thân bài
· Giải thích
– Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người từng giúp đỡ mình.
– Không có ai trong cuộc đời mà không cần đến sự dạy dỗ của thầy cô.
– Biết ơn thầy cô giáo bằng những hành động cụ thể thể hiện lòng kính yêu và đền đáp công ơn thầy cô.
Nguồn gốc
– Một đạo lý đẹp của dân tộc hiểu học.
– Có nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng biết ơn thầy cô từ lịch sử xa xưa.
Biểu hiện cụ thể:
– Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo.
– Biết quan tâm bạn bè, thầy cô đúng mực.
Ý thức của mỗi học sinh chúng ta hiện nay.
– Đa số các bạn đã nhận thức đúng và có việc làm cụ thể: học tập và rèn luyện tốt, chia sẻ tâm sự.
– Một số bạn coi thường điều này, không biết thậm chí coi thường, vô lễ.
Định hướng
– Phải biết ơn thầy cô vì đó là những người giúp ta trưởng thành về mọi mặt.
– Ngày nay vẫn phải đề cao bài học, đạo lý cao đẹp đó.
– Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn, hỗn láo với thầy cô.

c. Kết bài:

– Cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề lòng biết ơn đối với thầy cô.
– Liên hệ bản thân, định hướng hành động.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1
Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.

thời xưa cụ chu văn an đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học tròcua3 cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đẩu triều nhưng ông vẫn tõ thái độ vô cũng kính tr5ong người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng ko dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin ngời bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!

Thời nay học sunh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô.

Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôn nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.

Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay!

Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cẩn các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín. mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11. 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn

Người ta nói:
Qua sông thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Thật vậy! Cứ giả sữ xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bậy giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của nình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!

13 tháng 11 2017

Bài văn là những kỉ niệm rất sống động của cậu học trò đã từng nghịch ngợm, quậy phá làm phiền lòng thầy cô. Nhưng bằng tất cả yêu thương, ân cần; thầy cô đã khiến cậu tâm phục, khẩu phục. Những tình cảm của cậu với thầy cô trong ngày 20-11 mỗi năm mỗi khác, nhưng càng trưởng thành, cậu càng hiểu rằng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả thầy cô luôn mong muốn dành cho học trò của mình những điều tốt đẹp nhất. Không có thầy cô, cậu không thể thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, thay vì gửi những tin nhắn chúc mừng ngắn ngủi, hãy thể hiện tình cảm với thầy cô thật chân thành và thiết thực nhất.

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn hay và xúc động viết về thầy cô, giáo số 2
12 tháng 12 2017

Tình yêu thương là mọi thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau, có tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn,… thậm chí là đối với những người ta không hề quen biết. Nó có thể là thứ tình cảm được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thế chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại cho cuộc sống là dành cho cả 2 phía. Người cho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại được tình thương từ người mình vừa trao tặng. Người được nhận yêu thương thì có thể nhận được rất nhiều. Đối với một đưa trẻ thì đó có thể là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, suối nguồn tươi mát ươm mầm cho một trái tim nhạy cảm. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bến bờ quay lại đối với một bước chân lầm lỡ.

Tình yêu thương là những rung động giữa con người với con người, là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết sẽ vô cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. Và sẽ thật là một thảm họa nếu như thế giới ở trong tình trạng ấy. Rất có thể sẽ là chiến tranh, là chết chóc, bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo có thể bắt nguồn được từ đâu nữa? Khi ấy hạnh phúc sẽ ko thể tồn tại được nữa!

Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại được tình thương từ họ, hoặc có thể không, nhưng điều đó không quan trọng, vì chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người!

Với tuổi trẻ hiện nay trong môi trường toàn cầu hóa giao tiếp con người càng rộng thì lòng yêu thương cần được mở rộng ra hơn, đó là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết, tích cực cải thiện cuộc sống con người, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng nghi kỵ. Tạo ra thế giới hòa bình, hạnh phúc, văn minh và giàu mạnh.


 

12 tháng 12 2017

Bài làm

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Chúng ta đã đối xử thế nào với mọi người xung quanh?" hoặc "Bạn cảm thấy thế nào nêu đối xử tốt với ai đó?". Có thể bạn sẽ thấy vui vì "Tình thương là hạnh phúc của con người".

"Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống... đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn, thử thách đó chính là tình yêu thương".

Sự ân cần, ấm áp của tình thương thật đẹp! Với tình thương đó, chúng ta có thể chia sẽ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng ta trong lúc khó khăn bởi vì nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương chúng ta cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng.

Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ:" Tinh thương là hạnh phúc của con người"

Trên thế gian này, có rất nhiều cách để định nghĩa tinh thương nhưng nhìn chung tình thương yêu là một cảm giác đến từ sự chân thành của trái tim, nên vô cùng đơn giản, mộc mạc, không mang những mưu toan, tính toán và tình thương hiện diện khắp mọi nơi. Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng hay đơn giản chỉ là sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì vậy má tình thương yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau.

Xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con người luôn phái chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình thương yêu giữa người và người bị mất đi. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tham gia các chiến dịch "Mùa hè xanh", "Hoa phượng đỏ" để giúp đỡ những người kém may mắn. Các bạn không quản khó khăn để mang con chữ đến cho các bạn vùng sâu vùng xa.

Hay như bản thân chúng ta, khi Trung thu đến ta vẫn thường quyên góp lồng đèn giúp các em nhỏ vui tết Trung thu. Tất cả những điều đó đã phần nào chứng minh cho tình yêu luôn hiện hữu ở tất cả mọi nơi. Mặt khác tình thương còn là tấm lòng người mẹ, người cha, người ông, người bà,... đối với con cháu. Họ cả đời lo lắng, chăm sóc, dành những gì tốt nhất cho người thân yêu. Thế đấy, sự thương yêu muôn màu muôn vẻ với muôn nghìn sự thể hiện. Nó tồn tại ở khắp mọi nơi và trong nhiều mối quan hệ từ bạn bè, gia đình đến xã hội.

Thế nhưng tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó, tình yêu cũng vậy. Nếu chúng ta không đặt đúng chỗ, không mang đến cho những người cần thì nó sẽ trở thành một tác nhân xấu cho gia đình và xã hội. Ví như một người mẹ thì lúc nào cũng yêu thương con nhưng nếu người mẹ đó lầm tưởng rằng yêu thương là cưng chiều thì sớm muộn đứa con ấy sẽ trở nên hư hỏng vì chúng cho rằng chúng là nhất.

Không những thế cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có kẻ xấu. Tuy xã hội có rất nhiêu người tình yêu thuơng vô bờ đối với mọi ngưòi xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ. Những người đó chi biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đên bất cứ ai. Họ không hề biết rằng cuộc đời là tập hợp của rất nhiều số phận may mắn, bất hạnh. Vì vậy, những số phận may mắn cần dang rộng vòng tay yêu thương đế giúp đỡ những số phận bất hạnh, giúp họ vượt qua khó khăn của cuộc đời.

Trên thế gian này, không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh của trái tim, mở rộng tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi người. Vì không những ta mang hạnh phúc đến cho mọi người, cho chính mình mà còn giúp những người bất hạnh hiểu rằng thế giới này vẫn vô cùng ấm áp tình người.

27 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

17 tháng 5 2021

Trong cuộc sống xã hội hiện đại, mỗi người có một khả năng, một sự hiểu biết và một hướng đi cho cuộc đời mình. Mỗi khả năng ấy sẽ mang đến thành công cho cuộc đời bạn nhưng nếu bạn không biết vận dụng khả năng của mình bạn có thể thất bại. Khi thất bại có nghĩa là bạn sẽ kém hơn người khác và khi ấy rất có thể tính đố kỵ sẽ xuất hiện. Đố kị là một đức tính xấu của con người. Những người có lòng đố kị thường tỏ ra khó chịu khi thấy người khác thành công hơn mình. Tính đố kỵ có nhiều biểu hiện khác nhau như là cảm giác bực bội, tức tối khi thấy người khác hơn mình, là ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình. Thậm chí, người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn. Có thể nói tính đố kỵ xuất phát từ sự thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti nhưng khi thể hiện ở bên ngoài lại luôn tự cao tự đại cho rằng mình chỉ là không may mắn mà thôi. Xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của bản thân và ghen tị với thành công của người khác. Khi mang trong mình tính đố kị người ấy sẽ luôn cảm thấy mình kém cỏi, thua thiệt và có khi còn cảm thấy đau, không được thanh thản. Người có tính đố kỵ sẽ ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình. Con người đố kị sống không thoải mái, không vô tư thanh thân được. Bên cạnh đó đố kỵ còn phá hoại mối quan hệ giữa người với người, cản trở con người phát triển tài năng, năng lực của bản thân mình và của người khác. Chính vì vậy mỗi người chúng ta phải biết nhận thức lòng đố kỵ là một tính xấu cần loại bỏ nó ra trong cuộc sống. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui và san sẻ với thành công của người khác - Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn. Mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy tự xác định cho mình một hướng đi tốt đẹp trong cuộc đời để từ đó phát huy hết khả năng, sở trường của mình giúp cho việc học tập và thi cử trở nên thuận lợi hơn và thành công hơn về sau này.

14 tháng 11 2018

Mở bài:
Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống biết ơn thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ
lẫn nhau. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.
Thân bài:
Biết ơn là gì?
Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động do cha
ông để lại. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất con người.
* Biểu hiện của lòng biết ơn:
Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc
sống.
Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh
thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.
Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo về và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc.
Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.
Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ
huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.
Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống cao đẹp ấy đã biến thành hành động cụ thể, đem lại
hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay.
Lòng biết ơn đã trở thành chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam.
* Nhận thức:

– Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người.
– Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước, nhận lãnh các giá trị do người khác là bản chất của xã hội. Vì thế, ta phải sống có lòng biết ơn.
– Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam.
– Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta.
Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đõ trong cuộc sống.
* Hành động:
Phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trước hết là biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô
giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.
Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội. Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành qủa
lao động trong xã hội, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tuyên dương, ca ngợi, tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống.
Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
* Phê phán:
Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách
biệt với cộng đồng,. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.
Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự vô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”…
* Bài học:
– Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người.
– Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.
Kết bài:
Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất của con người mà còn là ngọn nguồn của mọi đức tính khác. Sống biết ơn người khác là lối sống cao thượng cần được
đề cao và tôn vinh trong cuộc sống này

14 tháng 11 2018

I. Phần mở bài

- Cái này bn có thể mở đầu bằng một câu ca dao tục ngữ về lòng bt ơn :v

- Nêu lên vấn đề cần nghị luận cụ thể là lòng biết ơn

II. Phần thân bài

- Nêu khái niệm về lòng biết ơn

Là sự ghi nhận, ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp đỡ mình trong hoàn cảnh khó khăn. Lòng biết ơn có giá trị nhân văn sâu sắc giữa tình cảm con người với nhau.

- Nêu những biểu hiện của lòng biết ơn

- Tầm quan trọng của lòng bt ơn

- Cách rèn luyện

III. Phần kết bài

- Nêu cảm nghĩ về lòng bt ơn

22 tháng 10 2021

Tham khảo :

Trong xã hội có muôn vàn người với đủ tính cách khác nhau và luôn có những tính cách đối lập với nhau. Một trong số đó là tính ích kỉ và lòng vị tha. Lòng vị tha cao quý đáng ca ngợi bao nhiêu thì tính ích kỉ nhỏ nhen cần phê phán bấy nhiêu vì nó trái ngược với truyền thống nhân ái có tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

Vậy thế nào là tính ích kỉ và tính vị tha? Chúng ta cùng tìm hiểu từng vấn đề một. Ích kỉ là chi biết vì lợi ích cho riêng mình. ích kỉ hại nhân là vì lợi ích riêng mình mà làm hại người khác. Tính xấu này là mục tiêu châm biếm của tục ngữ ca dao trào phúng ngày xưa: Của mình thì giữ bo bo, Của người thì thả cho bò nó ăn. Hoặc: Của người bồ tát, của mình lạt buộc… Được lợi ích, khúc khích ngồi cười. Trăm nhát cuốc hất cả vào lòng. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại…

Kẻ có tính ích kỉ thường hay so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng không bị thiệt thòi. Phương châm sống của hạng người này là giành phần thuận lợi về mình, đùn đẩy khó khăn, nguy hiểm cho người khác. Khi hưởng thụ, họ sẽ có mặt đầu tiên. Khi cảm thấy bất lợi, nhất là lúc gian nan, nguy hiểm thì sẽ chẳng thấy họ đâu. Đúng như trong câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau. Đó là cách sống mang nặng tính chất cá nhân tiêu cực, không nghĩ đến lợi ích của mọi người xung quanh và của cả cộng đồng. Chúng ta thử suy ngẫm xem nếu ai cũng ích kỉ như vậy thì xã hội sẽ ra sao? Cuộc sống sẽ ra sao?

Tính ích kỉ biểu hiện dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Thấp thì như lười biếng, tham ăn, ăn trộm, ăn cắp…; cao thì như dối trá, gian xảo, hối lộ, tham nhũng, biến của người thành của mình, biến của công thành của tư… Dân gian giễu cợt anh chàng tham ăn đi dự đám cưới, trong mâm có đĩa tôm sáu con, anh ta ăn hết năm con mới sực nhớ ra và mời người khác. Mấy người mỉa mai bảo anh ta ăn nốt cho khỏi “lạc đàn”. Hay như ông bố nọ tham ăn đến nỗi dứt khoát chẳng để cho đứa con nhỏ một con cá nào cả…

Trong học tập, tính ích kỉ thể hiện ở thái độ thiếu quan tâm đối với bạn bè. Chẳng hạn có bạn học giỏi nhưng không nhiệt tình giúp đỡ các bạn yếu kém hoặc không thích tham gia các hoạt động phong trào của lớp vì sợ ảnh hưởng tới thời gian và kết quả học tập của mình. Có bạn gia đình khá giả nhưng không sẵn lòng chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn…

 

Kẻ ích kỉ thường hay dối trá, lừa đảo, tham nhũng… để thu lợi bất chính mà không nghĩ đến thiệt hại ghê gớm do mình gây ra. Những kẻ buôn bán ma túy, buôn lậu, một số quan chức thoái hóa, tiêu cực của PMU18 tham ô tiền bạc của Nhà nước để cá độ bóng đá, ăn chơi sa đọa… đều xuất phát từ thói tư lợi. Thái độ của nhân dân ta đối với quan điểm sống cá nhân ích kỉ là thái độ phê phán và lên án.

Trái ngược với tính ích kỉ là lòng vị tha. Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình. Thấm nhuần tư tưởng nhân ái, tổ tiên chúng ta đã nhắc nhở con cháu: Thương người như thể thương thân; Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; Lá lành đùm lá rách; Nhịn miệng đãi khách đường xa, Cũng là của để chồng ta ăn đường…

Lòng vị tha là đức tính cần thiết mà mỗi người cần phải có. Mỗi người có một vị trí, vai trò trong xã hội, vì thế mà dù quen biết hay không quen biết, dù thân thuộc hay không thân thuộc, tất cả đều có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi cá nhân không thể chỉ biết đến quyền lợi của riêng mình mà phải nghĩ đến quyền lợi của người khác. Trong một gia đình, cha mẹ làm gì cũng phải nghĩ tới con cái; ngược lại, con cái làm gì cũng phải nghĩ tới cha mẹ. Nếu không mang lại lợi ích vật chất thì cũng phải mang lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. Đó là cách đáp đền chữ hiếu thiết thực nhất.

Mỗi học sinh phải biết quan tâm đến các bạn trong tổ, trong lớp của mình. Bạn khá giúp đỡ bạn kém, bạn có điều kiện kinh tế đầy đủ giúp đỡ bạn có hoàn cảnh thiếu thốn, cùng chia vui sẻ buồn, động viên nhau phấn đấu để đạt thành tích cao trong học tập và tu dưỡng. Như thế là có lòng vị tha, biết sống vì người khác.

Truyền thống đoàn kết hình thành tự ngàn xưa của dân tộc ta chính là biểu hiện tốt đẹp nhất của lòng vị tha. Trong cuộc sống hằng ngày, không ai có thể tồn tại được nếu cách biệt với mọi người. Tách mình ra khỏi quan hệ với gia đình, giai cấp và dân tộc thì chẳng khác nào tự tiêu diệt vì cá nhân không thể làm nên sức mạnh: Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Sống trên đất nước này, dù kẻ trên rừng, người dưới biển, dù dân tộc Kinh hay Mường, Thái, Ba-na hay Xê-đăng… thì chúng ta cũng phải luôn nhớ rằng đều là con của mẹ Âu Cơ sinh ra từ bọc một trăm trứng (đồng bào). Vì thế nên tổ tiên chúng ta đã nhắc nhở con cháu hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng. Chỉ có một cộng đồng thống nhất về ý chí, gắn bó chặt chẽ về tình cảm và quyền lợi mới có thể tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, mới sáng tạo ra những của cải vật chất, tinh thần làm giàu cho xã hội.

Trong sử sách, có rất nhiều gương sáng về lòng vị tha. Ở thế kỉ XIII, Trần Quốc Tuấn đã gác thù riêng của gia đình sang một bên để cùng với vua Trần lo nghiệp lớn, ba lần đánh đuổi giặc Nguyên – Mông ra khỏi đất nước. Ở thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đã nêu cao quan điểm sống tích cực: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ). Mặc dù phải chịu nhiều thiệt thòi và oan khuất, song Nguyễn Trãi vẫn một lòng một dạ trung thành:

Bởi có một lòng trung với hiếu,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

Nguyễn Trãi tiêu biểu cho lòng vị tha cao cả đến quên mình, ông đã đem hết nhiệt tình và tài năng cống hiến cho dân, cho nước. Với công lao vô cùng to lớn, tên tuổi Nguyễn Trãi đời đời sáng chói trong lịch sử giữ nước đau thương và oanh liệt của dân tộc Việt. Nguyễn Trãi xứng đáng với lời ban khen của vua Lê Thánh Tông: Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Ức Trai lòng sáng tựa sao Khuê).

Một gương sáng của lòng vị tha gần gũi chúng ta nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất – Người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Điều cao quý nhất ở Bác chính là tinh thần nhân ái bao la, sâu sắc đối với con người. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Bác chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng để mưu cầu hạnh phúc chung cho dân tộc. Hạnh phúc chung đó chính là chủ quyền độc lập, tự do, là quyền được sống trong khung cảnh đất nước hòa bình. Tâm nguyện thiết tha nhất của Bác là: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Cuộc sống giản dị, thanh cao chứng minh cho quan điểm sống Mình vì mọi người của Bác.

Trong cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên kể rằng: Trên đường từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, Bác ngậm ngùi đau xót trước cảnh lũ lụt tràn ngập ruộng nương vùng trung du, đồng bào đói khổ, lầm than. Lập tức, chủ trương xóa đói được Bác phát động và Bác là người đầu tiên nghiêm túc thực hiện phong trào tăng gia sản xuất, tiết kiệm gạo giúp đồng bào bị đói. Mọi suy nghĩ, hành động của Bác đều hướng tới lợi ích lớn lao của nhân dân, Tổ quốc. Nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi lòng vị tha bao la như trời biển của Bác Hồ bằng những vần thơ dạt dào xúc động:

Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa.

Bác Hổ nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn luôn nhớ rằng mình là đầy tớ trung thành của nhân dân, không được đòi hỏi đặc quyền đặc lợi, phải đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của dân chúng, phải thấm nhuần tư tưởng lấy dân làm gốc và không được quên lời thề trung với nước, hiếu với dân.

Lòng vị tha quý giá và cao cả như thế nhưng nó không đòi hỏi gì nhiều ở mỗi con người ngoài một trái tim nhân hậu, biết yêu thương, chia sẻ vui buồn với đồng bào, đồng loại. Trong cuộc sống hằng ngày, có những lời nói, hành động dù là nhỏ nhưng cũng thể hiện lòng vị tha như nhường chỗ cho cụ già, phụ nữ, trẻ em trên xe buýt; dẫn người khiếm thị qua đường; giúp đỡ người cơ nhỡ, tật nguyền, bất hạnh; chia sẻ với bạn nghèo từng cuốn sách, từng cây bút; quyên góp giúp đỡ đồng bào vùng bị thiên tai… Phong trào: Nhà nhà làm việc thiện, người người làm việc thiện trong những năm gần đây phát triển rộng rãi khắp đất nước là kết quả của việc giáo dục, thức tỉnh lòng vị tha ở mỗi con người.

Tính ích kĩ là thói xấu, học sinh chúng ta không nên mắc phải. Còn lòng vị tha là đức tính quý báu cần thiết mà mỗi người phải có. Nếu ai cũng có lòng vị tha, cũng sống đúng phương châm mà Bác Hồ đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

17 tháng 5 2020

Tham khảo dàn ý nhé:

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- Nêu vấn đề: Biết ơn thầy cô giáo là một thái độ, tình cảm trong sáng và cao đẹp.

II. Thân bài:

1. Giải thích

- Biết ơn thầy cô giáo là thái độ sống, tình cảm tốt đẹp, đó là thái độ trân trọng, nhớ ơn công lao dạy dỗ của thầy cô với học sinh.

2. Tại sao lại phải biết ơn thầy cô giáo

- Thầy cô giáo như những người cha, người mẹ thứ 2 của ta. Nếu như cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục thì thầy cô giáo cũng có công dạy dỗ, giáo dục ta, giúp ta trở thành một người hoàn thiện về cả nhân cách lẫn trí tuệ.

- Thầy cô giáo truyền dạy cho ta những kiến thức khoa học phong phú, bổ ích, mang lại cho ta những bài học đạo đức, đạo lí làm người sâu sắc. Công lao to lớn đó là không thể phủ nhận và chối bỏ được.

- Biểu hiện của người có lòng biết ơn thầy cô giáo:

+ Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô

+ Luôn chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô

+ Có thái độ yêu qúy, trân trọng những người thầy cô đã từng dạy mình.

+ Những người biết quý trọng, biết ơn thầy cô giáo sẽ được mọi người xung quanh và thầy cô yêu quý, quý mến lại.

3. Chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo?

- Lòng biết ơn với thầy cô giáo không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn được thể hiện qua hành động:

+ Nói lời cảm ơn thầy cô.

+ Tự có ý thức học tập, rèn luyện thật tốt, không để phụ công dạy dỗ của thầy cô.

+ Luôn có thái độ, hành động đúng đắn với thầy cô.

- Để ghi nhớ công ơn giáo dục to lớn của những người thầy, người cô đang công tác trên mọi miền đất nước, cả nước đã chọn ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam – ngày để học sinh gửi những lời chúc, những món quà tri ân đến thầy cô.

4. Mở rộng vấn đề

- Phê phán những người vô ơn, có thái độ và hành động không đúng với thầy cô, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh, chửi thầy cô ngay trên bục giảng.

- Bên cạnh đó, phê phán những phụ huynh, học sinh lợi dụng ngày Nhà giáo Việt Nam để biếu xén, đút lót thầy cô nhằm gian lận trong học tập. Quan trọng hơn đó là nhân cách của một bộ phận giáo viên đang dần bị tha hóa, chạy theo đồng tiền, dẫn đến những đổ nát trong giáo dục.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: Lòng biết ơn thầy cô là truyền thống của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

- Liên hệ bản thân: Tự nhủ với bản thân sẽ luôn cố gắng trong học tập và rèn luyện đạo đức để không phụ công lao của thầy cô, cha mẹ.