K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
?
?
Mình gợi ý cho bạn một phần bàn luận mình từng viết bạn có thể tham khảo và bổ sung thêm để bài viết được hoàn thiện:
Nếu ví cuộc đời là một bản trường ca bất tận thì bài học về lòng khoan dung như một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc và ý nghĩa. Lòng khoan dung là sự cảm thông, rộng lượng tha thứ cho những sai lầm của người khác. Từ lâu, khoan dung đã trở thành đạo lí sống của dân tộc. Con người không thể là "một phiên bản hoàn hảo", trong mọi người đều tồn tại "gót chân Asin" có thể trở thành bả ngọt đưa con người đến với sai lầm. Khi con người cứ tập trung nhìn vào thiếu sót của nhau, dựa vào sai lầm đó phán người khác, liệu "người với người sống để yêu nhau" ( Tố Hữu)? Khoan dung tồn tại để gỡ bỏ mọi khúc mắc còn vướng bận trong lòng người trở thành sợi dây liên kết bền chắc cho những mối quan hệ. Nếu hai người lựa chọn gắn bó với nhau nhưng họ không thể chấp nhận tha thứ cho sai lầm của nhau thì chẳng khác nào đi trên một nhịp cầu đứt gãy không thể bước tiếp cũng không thể quay lại. Con người mang trong mình những ích kỷ cá nhân để nó che lấp đi lòng khoan dung vốn có, mối quan hệ đó có còn bền lâu hay chỉ là những mảnh chắp vá lâu dài. Ai cũng giữ cho mình suy nghĩ ích kỷ tình yêu thương liệu có còn mãi hay vắng bóng trên thế gian này? Vì vậy, con người luôn phải giữ cho mình một tấm lòng khoan dung, độ lượng đối với sai lầm của người khác. Đó là cách để chúng ta yêu thương cũng là giữ lửa cho một mối quan hệ bền vững.”
Lòng khoan dung không chỉ là chất keo kết dính một mối quan hệ còn là cánh cửa dẫn lối cho những mảnh đời bất hạnh tìm đến ngưỡng cửa mới trở lại làm người. "Người thành công luôn có một quá khứ, kẻ tội đồ luôn có một tương lai". Họ có thể vì vốn hiểu biết hạn hẹp hoặc sự bồn bột của tuổi trẻ mà đi vào con đường tha hóa đạo đức. Nhưng điều quan trọng họ nhận thức như thế nào về sai lầm của mình? Quý giá hơn hết thảy là những kinh nghiệm họ rút ra được từ những lần "lầm đường lạc lối" để thay đổi, hoàn thiện phần "người" còn thiếu sót . Khoan dung của mọi người cũng như của toàn xã hội chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đưa họ đến một tương lai mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc từng nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác. Nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ”. Khi họ được chấp nhận bước vào thế giới con người lần thứ hai là cho họ cơ hội thay đổi tốt hơn, cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Nhưng ngược lại nếu một lần nữa họ bị chối bỏ, đồng loại xa lánh tiếp tục dồn họ vào vũng bùn nhơ của xã hội thì chẳng có sự cảm hóa nào xảy ra. Cánh cửa tương lai giành cho họ cũng đóng khép nhốt họ trở lại trong cuộc đời tăm tối bủa vây phía trước. Chắc hẳn chúng ta không thể quên được anh Chí hiền lành sống những trang văn của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao. Vốn là một anh canh điền lương thiện chỉ với ước mơ có một mái ấm trọn vẹn, gia đình hạnh phúc nhưng lại chịu cảnh tù tội, án oan sai không thể tẩy sạch. Khi ra tù, Chí bị chối bỏ bởi chính những người dân làng Vũ Đại. Có lẽ đó là lý do lớn nhất khiến cho Chí rơi vào thảm kịch cuộc đời từ anh canh điền hiền lành trở thành con quỷ làng Vũ Đại ngày ấy. May mắn thay còn một người với tấm lòng yêu thương, khoan dung độ lượng vô điều kiện đối với Chí Phèo là Thị Nở. Cô đã đánh thức được những khát khao được hòa nhập trở lại làm người chân thật nhất trong con người Chí. Thật đáng thương! Hạnh phúc không thể mỉm cười với anh canh điền ấy. Bà cô Thị Nở đại diện cho định kiến ích kỉ chì chiết, lăng nhục, giày vò; một lần nữa Chí đã chết trên ngưỡng cửa trở về làm người. Nếu xã hội ấy có một chút yêu thương, vị tha đối với Chí Phèo liệu chúng ta có thấy được anh Chí khác được trở về cuộc sống hằng mơ ước ?