Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong xã hội ngày nay, sinh viên thường tiếp cận tình yêu và các mối quan hệ với sự cởi mở, độc lập và khả năng thích ứng. Với quyền truy cập vào nhiều nền tảng xã hội và kỹ thuật số, sinh viên có nhiều cơ hội hơn để khám phá và thể hiện những ham muốn cũng như bản sắc lãng mạn của mình. Bối cảnh kỹ thuật số này đã định hình cách học sinh tham gia vào tình yêu, khi họ định hướng hẹn hò trực tuyến, giao tiếp ảo và nâng cao nhận thức về các mô hình mối quan hệ đa dạng. Hơn nữa, nhiều sinh viên ưu tiên phát triển cá nhân, giáo dục và khát vọng nghề nghiệp, thường dẫn đến hành động cân bằng giữa việc theo đuổi học tập và nỗ lực lãng mạn. Trong khi một số sinh viên tìm kiếm các mối quan hệ lâu dài và cam kết, những sinh viên khác lại theo đuổi những thỏa thuận phi truyền thống, giao tiếp cởi mở và tự do khám phá cảm xúc cũng như mong muốn của mình. Ngoài ra, sinh viên ngày nay tích cực ủng hộ quan hệ đối tác toàn diện và tôn trọng, đánh giá cao những phẩm chất như sự đồng cảm, bình đẳng và tương thích. Nhìn chung, hành vi của sinh viên đang yêu phản ánh cách tiếp cận hiện đại, toàn diện và năng động đối với các mối quan hệ, được đặc trưng bởi tính cá nhân, kết nối kỹ thuật số và cam kết phát triển cá nhân và cảm xúc.
Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề xã hội quan tâm, chứng cứ chân thực và có sức thuyết phục
Phân loại:
- Căn cứ vào nội dung: nghị luận xã hội- chính trị (chính luận), nghị luận văn học
- Căn cứ thời đại: nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, biểu, cáo, tấu...), nghị luận hiện đại (bình giảng, phân tích, phê bình...)
- Yêu cầu khi đọc văn nghị luận
+ Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm nghị luận
+ Tìm ra đúng luận điểm, luận cứ, lập luận của tác giả
+ Đánh giá tính đúng đắn, hữu ích của hệ thống luận điểm
+ Tìm hiểu phương pháp lập luận làm sáng tỏ luận điểm
+ Nêu giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật biểu hiện tác phẩm, rút ra bài học, ảnh hưởng của tác phẩm đối với thực tế
Tham khảo:
Giống nhau | - Đều là dạng bài nghị luận văn học - Đều trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật - Đều phải dựa trên những hiểu biết về tác phẩm để đưa ra cảm nhận | ||
Khác nhau | - Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. - Xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. - Phải nêu được các nhận xét, ý kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); phải có các luận cứ tiêu biểu xác thực làm cơ sỏ cho luận điểm. - Cần sử dụng phối hợp các thao tác, kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải thích…); nên có những suy nghĩ, những cách trình bày bài mang sắc thái riêng. | - Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. - Cần phân tích các yếu tố như ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,.. Để làm nổi bật nội dung tư tưởng và nghệ thuật
| - Có hiểu biết cơ bản về loại hình nghệ thuật mà tác phẩm đó thuộc về. - Có hứng thú với tác phẩm trên cơ sở từng xem, nghe, thưởng lãm theo điều kiện thực tế cho phép. - Có một quan điểm đánh giá rõ ràng về tác phẩm với việc triển khai những lí lẽ xác đáng.
|
- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.
Nội dung | Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học | Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học |
Giống nhau | - Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả. - Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm. - Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc. | |
Khác nhau | - Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội. - Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội. - Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ. | - Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm. - Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học. - Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm. |
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Nội dung | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội | Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận |
Giống nhau | - Đều đề cập đến vấn đề cụ thể. - Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng. - Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy. | |
Khác nhau | - Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,... - Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng. - Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu. | - Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,... - Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,... |
Chúng ta sinh ra trên đời không ai là hoàn hảo cả. Ai rồi cũng sẽ có lúc gặp khó khăn, hoặc sai lầm… cần phải nhận sự giúp đỡ của người khác. Khi đó, chúng ta cần phải biết ơn họ, những người đã giúp đỡ, cưu mang ta lúc khó khăn hoạn nạn, đó chính là lòng biết ơn. Lòng biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay, cần phải được gìn giữ và phát huy.
Có một câu tục ngữ rất hay để nói về lòng biết ơn, đó chính là “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là khuyên chúng ta nên nhớ tới cội nguồn, những người đã sinh ra ta, cho ta cuộc sống tốt đẹp với sự biết ơn sâu sắc nhất. Không ai trên đời tự nhiên mà sinh ra, ta đều có cội nguồn, có người cha, người mẹ đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Công lao sinh thành, dưỡng dục có ý nghĩa rất to lớn với mỗi người. Và chúng ta cần phải biết ơn, tìm cách báo đáp cha mẹ đã cho chúng ta được như ngày hôm nay.
Bên cạnh đó, lòng biết ơn còn thể hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cần phải ghi nhớ và thể hiện lòng biết ơn. Đó chỉ đơn giản là khi chúng ta bưng bát cơm để ăn, chúng ta hãy nghĩ đến những người nông dân vất vả làm ra hạt gạo, mà nâng niu, trân trọng, không lãng phí thức ăn, đó đã là thể hiện lòng biết ơn của chúng ta rồi. Hơn thế nữa, chúng ta cũng cần phải biết ơn những thế hệ cha ông đi trước, những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, cả mạng sống của mình để đổi lại nền hòa bình độc lập cho đất nước như ngày hôm nay.
Đó là với những thế hệ đi trước, còn trong cuộc sống hiện nay, chúng ta phải thể hiện sự biết ơn với những người đã giúp đỡ mình. Ta biết ơn cha mẹ sinh ra, thì cũng nên biết ơn thầy cô đã dạy dỗ cho ta kiến thức, dạy ta nên người. Khi trưởng thành, cũng nên biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong công việc, cuộc sống, để có cơ hội báo đáp lòng tốt của họ. Khi chúng ta cho đi, chắc chắn sẽ nhận lại nhiều hơn như thế.
Lòng biết ơn thật đáng quý, nhưng những con người vô ơn, vô tình vô nghĩa thì thật đáng chê trách. Đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Các em thậm chí quên mất cả công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Rồi vô tư nhận sự giúp đỡ của người khác như một lẽ hiển nhiên mà không nghĩ đến việc biết ơn và báo đáp những người đã giúp đỡ mình. Cứ như vậy, các em sẽ trở thành những con người vô cảm, sống mà không có tình yêu thương, không nhận được sự cảm thông của những người xung quanh.
Thật vậy, mỗi chúng ta dù là bất kỳ ai, ở lứa tuổi nào hay trong hoàn cảnh nào cũng cần phải có lòng biết ơn. Lòng biết ơn không tự nhiên mà có, mà xuất phát từ chính trong tâm hồn của chúng ta. Chúng ta cần phải rèn luyện để có một nhân cách tốt, và luôn biết ơn, nhớ đến nguồn cội, cũng như những người đã giúp đỡ mình.
Tham khảo:
Đề 1:
I. Mở bài: giới thiệu về tình yêu tuổi học trò
Người ta thường nói "mối tình năm 17 tuổi là mối tình đi suốt cuộc đời bạn” có lẻ là sẽ đúng. Một mối tình ngây thơ, khờ dại tuổi học trò, một tình yêu tinh khiết, trong sang. Chắc có lẻ mỗi chúng ai cũng sẽ trai qua mỗi tình năm 17 tuổi này. Có người cho rằng mối tình tuổi học trò này không tốt, cũng có người cho rằng đây là một tình yêu chân thành nhất của con người, chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này.
II. Thân bài:
1. Định nghĩa tình yêu tuổi học trò:
- Tình yêu tuổi học trò là một tình yêu trong sáng, hồn nhiên và đơn giản
- Tình yêu tuổi học trò là một tình yêu ngộ nghĩnh với nhất những biểu hiện chân thành
- Tình yêu tuổi học trò đơn giản là chờ nhau đi học, cùng nhau ăn vặt, cùng nhau dạo chơi,…
2. Mặt tích cực và tiêu cực của tình yêu học trò
a. Tích cực:
- Về mặt tâm lí:
+ Đây là một trong những lộ trình phát triển bản thân và giúp hoàn thiện tâm lí bản thân hơn
+ Tình yêu tuổi học trò sẽ giúp con người trở nên vị tha, thấu hiểu và đồng cảm hơn
+ Giúp hoàn thiện một cách, lối sống và suy nghĩ hơn
- Vệ mặt học tập:
+ Giúp giải tỏ phiền muộn và bớt căng thẳng hơn trong học tập
+ Giúp đỡ nhau trong học tập, trao đổi và cố gắng học để không thua kém người kia
+ Có một người bạn tri kỉ, chia sẻ và thấu hiểu mọi chuyện buồn vui
b. Mặt tiêu cực của tình yêu học trò:
- Ở lứa tuổi học trò chưa đủ chín chắn và trưởng thành để đưa ra những quyết định sai đường
- Nếu không có suy nghĩ đúng đắn sẽ có những lối đi lệch lạc, sai đường và suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống
III. Kết bài: suy nghĩ của bản thân về tình yêu học trò
- Nhận thức đúng đắn về tình yêu học trò
- Nếu có yêu trong thời gian đi học thì không nên làm ảnh hưởng đến việc học tập