Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở câu thơ:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra."
Sử dụng thể thơ: Lục Bát.
Có sử dụng phép đối giữa "cha" với "mẹ", "núi" với "nước", "trời" với "biển".
Điệp từ "như".
Ở câu thơ:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra."
Sử dụng thể thơ: Lục Bát.
Có sử dụng phép đối giữa "cha" với "mẹ", "núi" với "nước", "trời" với "biển".
Điệp từ "như".
a) Thương người như thể thương
b) Học ăn, học nói, học gói, học mở
=> Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).
So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San.
_ Giống nhau :
+ Cả 2 bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát
+ Sát vs bản dịch nghĩa
_ Khác nhau
+ Bản dịch của Phạm Vĩ Sĩ : ko có hình ảnh tiếu ( tiếng cười của trẻ con ).
+ Bản dịch của Trần Trọng San : âm điệu câu cuối ko đc mềm mại , hơi bị hụt hẫng.
Cre : https://h.vn/hoi-dap/question/116218.html
Ai trong mỗi chúng ta cũng đều mong muốn được làm việc, đươc sinh hoạt trong một môi trường xanh- sạch- đẹp và an toàn .Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn đem lại cho ta không gian học tập, vui chơi hấp dẫn, giúp ta càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè .Vậy có ai trong mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp an toàn chưa? Vâng, một câu hỏi không khó nhưng cũng không khiến chúng ta dễ trả lời phải không ạ! Và trong Đại hội hôm nay ,chúng ta hãy cùng tìm hiểu làm thế nào để trường lớp xanh –sạch- đẹp-an toàn nhé ! |
Các bạn biết không? Môi trường mà hàng ngày chúng ta đang sống chính là ngôi nhà, làng quê và mái trường. Trong đó mái trường là nơi chúng ta cùng nhau học tập, vui chơi. Để việc học tập đạt kết quả cao, chúng ta phải xây dựng một môi trường học tập trong lành, để mái trường của chúng ta đúng là ngôi nhà thứ hai, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Vậy chúng ta cần phải làm những gì để có được một mái trường xanh, sạch, đẹp. Mái trường của chúng mình đã đẹp, đã sạch rồi, chúng ta cần phải gìn giữ để ngày càng đẹp hơn, sách hơn.Trước hết, để giữ được màu xanh cho ngôi trường, chúng ta phải cùng nhau trồng và chăm sóc cây xanh trong trường. Hàng năm, chúng ta phải tham gia đầy đủ các đợt trồng cây của Đoàn trường. Chúng ta sẽ cùng chăm sóc và bảo vệ những hàng cây nơi sân trường. Cây xanh phải được bảo vệ và chăm sóc, không nên hái hoa, bẻ cành. Nhất là các bạn nam, không nên trèo lên cây cối trong trường. Các bạn cũng không nên trèo lên bẻ hoa trên cây phượng, cây bằng lăng… Mái trường thân yêu của chúng ta sẽ ngày càng xanh hơn nếu tât cả chúng ta đều có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Lớp mình sẽ phải có những buổi lao động trồng cây và chăm sóc cây xanh trong vườn trường, sân trường. Môi trường xanh chưa đủ, để có bầu không khí thật sự trong lành, chúng ta cần phải giữ gìn cho sân trường, lớp học, khuôn viên nhà trường luôn sạch sẽ gọn gàng. Ông cha ta đã dạy "nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm". Để sân trường sạch sẽ, mỗi chúng ta đều phải có ý thúc giữ gìn vệ sinh chung như không vứt rác bừa bãi, vệ sinh sạch sẽ lớp học, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Hàng tuần chúng ta phải tham gia nghiêm túc, đầy đủ các buổi vệ sinh chung. Sân trường, lớp học không có rác, không có bụi bẩn là chúng ta đã có một môi trường trong lành. Xanh, sạch chưa đủ, ngôi trường của chúng ta còn phải đẹp. Bởi đây là nơi chúng ta được học cái hay, cái đẹp, được học những điều tốt, lẽ phải. Để trường đẹp, trước hết mỗi chúng ta cũng phải đẹp. Đẹp quần, đẹp áo, đẹp người đều cần thiết song chưa đủ. Chúng ta cần phải đẹp trong từng hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói. Hãy làm sao để mái trường thân yêu của chúng ta không có những lời nói thô tục, những hành động vô lễ, mất lịch sự với bạn bè, thầy cô. Đẹp cho mỗi người rồi đến làm đẹp cho cả ngôi trường. Chúng ta phải biết sắp xếp mội thứ cho gọn gàng, trang trí lớp sáng sủa đầy đủ... Chúng ta hãy chăm sóc vườn hoa của lóp mình để hoa luôn khoe sắc trước sân trường. Để mái trường của chúng ta được gọi là ngôi trường xanh, sạch, đẹp không phải là chuyện đơn giản. Chúng ta phải luôn cố gắng hết sức và không ngừng vươn lên, phải luôn có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng thì mới có thể xây dựng được ngôi trường xanh, sạch, đẹp. Nhưng chúng ta cũng không nên chỉ chú ý làm đẹp trường, đẹp lớp mà quên rằng để trường đẹp thì con đường đến trường, ngôi nhà chúng ta đang sống cũng phải xanh - sạch - đẹp. |
Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm ổi, những buổi ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.
Mai sau, dù có đi đâu xa tôi vẫn luôn nhớ về mảnh đất này như nhớ tới người mẹ hiền luôn ôm ấp tôi vào lòng vậy. Mỗi người chúng ta dù già hay trẻ dù giàu sang hay nghèo đói tì vẫn có tình cảm đặc biệt với quê hương mình vì:
” Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Từ đồng nghĩa: lọt lòng, chào đời.
Từ trái nghĩa: Già – trẻ, giàu sang – nghèo đói.
Ai cũng có một quê hương, có nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi yêu quê hương tôi da diết, cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng,tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời. Tôi yêu tiếng chim ca mỗi buổi sớm mai cho tôi một ngày nắng đẹp, tiếng cựa mình thức giấc cảu chồi non, tiếng quê hương tôi đang dần thay da đổi thịt. Tôi yêu cả những con người lam lũ vất vả một nắng hai sương, sớm tối cần mẫn trên cánh đồng.
Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính với bản thân mình.
HỌC TỐT
a. Mở bài.
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và lòng vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu: Thương người như thể thương thân.
b. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
- Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.
- Thương người: người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
-> Thương người như thể thương thân: ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
- Câu tục ngữ là lời nhắc nhở phải biết yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. Đó là 1 truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam ta.
* Chứng minh nội dung câu tục ngữ.
- Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn. Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy (dẫn chứng cụ thể qua ca dao, tục ngữ, truyện...).
VD: + Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống những chung một giàn
- Yêu thương, giúp đỡ người khác là một nét đẹp đã có từ lâu đời trong nếp sống và trở thành một đạo lí sống của người Việt Nam. (Dẫn chứng: ca dao, tục ngữ, truyện...)
VD: + Lá lành đùm lá rách
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
+ Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.(Dẫn chứng thực tế)
VD: Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt
c. Kết bài
- Tình nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
-Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
- Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.