K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2021

Em tham khảo:

“Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đem đến lời khuyên ý nghĩa. Ông cha ta đã mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống để giúp người đọc có được một bài học giá trị. Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ thực tế như vậy, có thể liên tưởng đến con người. Hình ảnh “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quả thật, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

 

 

Câu 1: (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:“ Người ta nói làm nghề nào yêu nghề đó, quả không sai chút nào. Cha làm ruộng mấy chục năm rồi. Cha yêu khoảnh ruộng này mất rồi, không nỡ rời xa.Thấy cha dùng đến chữ “yêu” , tôi cười thầm, nhưng tôi biết những lời cha nói xuất phát từ đáy lòng, là tình cảm sâu nặng của ông dành cho mảnh đất này....
Đọc tiếp

Câu 1: (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:

“ Người ta nói làm nghề nào yêu nghề đó, quả không sai chút nào. Cha làm ruộng mấy chục năm rồi. Cha yêu khoảnh ruộng này mất rồi, không nỡ rời xa.

Thấy cha dùng đến chữ “yêu” , tôi cười thầm, nhưng tôi biết những lời cha nói xuất phát từ đáy lòng, là tình cảm sâu nặng của ông dành cho mảnh đất này. Tôi quàng tay qua vai cha, nói:

- Cha đừng nghĩ nhiều nữa. Cha con mình gặt thôi.

Cha tôi không nói gì, chỉ nhìn tôi, sau đó bước ra mảnh ruộng của gia đình . Hai tay ông ôm bó lúa to trước ngực, trông như một người đàn ông đang ôm người phụ nữ mình yêu sẽ phải rời xa mãi mãi . Cha áp mặt vào bó lúa , hít thật sâu hương lúa chín. Tôi hiểu không những cha muốn ngửi mùi lúa mà còn muốn hôn chúng. Đầu mũi ông chạm nhẹ vào ngọn lúa mỏng manh, còn môi dán chặt vào chúng. Sau đó ông đứng bật dậy , bước lên khoảng đất trống, nhìn lướt qua cả cánh đồng , hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Cha tôi là người như thế , nặng tình nặng nghĩa , ngay cả đối với cánh đồng”.

( Trích Cha là bóng cả đời con )

a. Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên (1.5 điểm)

b. Tìm trong văn bản trên một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó (1.5 điểm)

c. "Thấy cha dùng đến chữ “yêu” , tôi cười thầm, nhưng tôi biết những lời cha nói xuất phát từ đáy lòng, là tình cảm sâu nặng của ông dành cho mảnh đất này."

Riêng em , em đã làm gì để thể hiện tình yêu của mình với mảnh đất mà mình đang sống. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay (1.5 điểm)

d. Từ đoạn trích trên trên, em rút ra bài học gì cho bản thân ? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu). (1.5 điểm)

0
13 tháng 7 2018

a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.

Nghĩ về lòng yêu thương nhau, không nên đánh nhau, phải biết nhường nhịn nhau.

(Lưu ý: ↑ chỉ là cách hỉu cụa mik)

8 tháng 5 2022

tham khảo

Hồi còn nhỏ, mỗi khi hai chị em tôi mà xích mích cãi nhau, mẹ thường nạt:

“Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Nhưng chị em tôi không bao giờ nghe mẹ. Mãi đến sau này khi tôi đã lớn, tôi mới thấm thía bài học từ câu nói đó.

Có lẽ cũng sẽ có nhiều bạn như tôi, ban đầu chỉ hiểu câu nói đơn giản theo nghĩa đen của nó. Tuy nhiên, ca dao tục ngữ truyền miệng của Việt Nam chưa bao giờ là đơn nghĩa cả. “Khôn ngoan” là từ “đắt” trong câu nói. “Khôn ngoan” là khả năng nhận biết đúng – sai, hay – dở, lợi – hại, ở đây hiểu theo hướng tích cực. Từ “đá đáp” chỉ hành động giao tiếp, đáp trả người khác. Câu văn thứ hai lấy hình ảnh đàn gà làm biểu tượng. Gà là loài vật sống bầy đàn. Gà trong cùng một mẹ không nên “đá” nhau. “Đá” chỉ hành động xích mích, mâu thuẫn, có tính bạo lực, hàm ý tiêu cực. Tóm lại, cả câu nói có nghĩa là gà con cùng một đàn phải biết cùng nhau chống lại những kẻ có ý định gây hại, đe dọa tới bất kì con nào trong đàn. Nâng tầm câu nói, đây là lời nhắc nhở con người chúng ta sống trong một tập thể phải hòa thuận, đoàn kết nhất trí một lòng, tập thể đó mới vững mạnh. Chỉ cần chúng ta đoàn kết, không một ai có thể ngăn cản sức mạnh của chúng ta.

 

Đến đây, một câu hỏi lớn chúng ta cần trả lời: Tại sao sống đoàn kết là sống khôn ngoan? Tất nhiên, con người dù muốn hay không đều phải hòa mình vào cuộc sống cộng đồng. Đó là cộng đồng nhỏ nhất – gia đình. Đó là cộng đồng nghề nghiệp như lớp học, công sở, nhà máy… Cho tới cộng đồng rộng lớn hơn, là xã hội. Ở cộng đồng đó, bạn có quyền đóng vai kẻ xấu, kẻ lười biếng, kẻ trung lập, kẻ cậy quyền, kẻ tốt bụng… và cả kẻ khôn ngoan. Bác Hồ từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.” Bác luôn tin rằng đoàn kết là sức mạnh. Bác đã đoàn kết toàn thể dân tộc Việt Nam từ nông dân, công nhân, tiểu thương, trí thức, từ già tới trẻ, cùng nhau đứng lên đuổi bọn xâm lăng tàn ác. Nhờ thế, dân tộc Việt Nam mới giành lại được chủ quyền, dân chúng được tự do sống, học tập và lao động trên chính mảnh đất của mình. Há chẳng phải con đường khôn ngoan đó sao?

Các bạn có nhớ chuyện “Bó đũa” và triết lí “Chia nhỏ ra thì yếu, gộp lại thì mạnh”? Anh em trong nhà nên sống hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau. Cũng giống như bẻ một bó đũa. Bẻ từng chiếc, từng chiếc rất đơn giản nhưng rất khó để bẻ cả bó đũa cùng lúc. Anh em cùng nhà nếu biết đồng lòng, thì không gì là không thể làm được. Và ngược lại, nếu anh em trong gia đình luôn xích mích, xung đột sẽ kéo theo nhiều hệ lụy đáng tiếc. Hàng năm có biết bao vụ kiện tụng vì tranh chấp đất đai giữa anh em trong nhà. Báo chí ngày ngày đưa tin, hay tẩm xăng đốt nhà thậm chí giết anh, em ruột vì mâu thuẫn tiền bạc, gia sản… Thật đáng buồn và cũng thật đáng giận!

Ngày nay, khi xã hội bước vào toàn cầu hóa, nền kinh tế hội nhập, Việt Nam buộc phải tham gia vào sân chơi với các nước lớn. Lúc này đây, sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam càng cần thiết hơn cả. Bởi nếu chúng ta không đồng tâm hiệp lực giữ gìn, bảo vệ và xây dựng quốc gia sẽ dễ bị các nước lớn thao túng và dần “nuốt chửng”. Nói cách khác, nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta nên biết đoàn kết lại để “đối đáp người ngoài” đúng cách. Đúng cách tức là chính nghĩa và nhân văn.

 

Đến đây, tôi chợt nhớ ra câu nói của Michael Jordan “Người tài giỏi sẽ chiến thắng trò chơi, nhưng tinh thần đồng đội và trí óc giành chức vô địch.”. Tôi tin Việt Nam đã từng “giành chức vô địch” trong quá khứ và sẽ “vô địch” trong tương lai.

Bài học:

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

vẫn còn đó và nguyên giá trị của nó. Chỉ có điều ta có biết vận dụng giá trị đó một cách đúng đắn và hợp lí hay không mà thôi.

15 tháng 6 2020

nghĩa là làm việc vất vả thì nhất định được kết quả như mong muốn

12 tháng 12 2021

Tham khảo

Lời nói là một trong những phương tiện giao tiếp của chúng ta nhằm trao đổi tâm tư tình cảm của bản thân Lời nói nó có giá trị vô cùng đặc biệt và quan trọng chính vì thế khi ta nói ra thì cần phải lựa lời tức là chọn lựa những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã đưa ra một lời khuyên rất chân thành đó là hãy suy nghĩ trước khi nói, nói những lời hay lẽ phải để không làm mất lòng người khác, không khiến họ bị tổn thương.

Tham khảo Giải thích câu nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Văn mẫu lớp 7 - Yêu văn

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

21 tháng 10 2016

Ý nghĩa đúng đắn và tích cực của quan niệm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân phối trong xã hội ta ngày nay: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tất cả những người trong độ tuổi lao động phải làm việc. Mỗi người cống hiến cho gia đình, xã hội theo năng lực của mình. Nguyên tắc phân phối công bằng sẽ thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển, đem đến cho xã hội những thành quả tốt đẹp. Sự công bằng và hợp lí sẽ trả lại giá trị cao quý đích thực cho người lao động, phá vỡ cơ sở của mọi biểu hiện tiêu cực như lười biếng, ỷ lại, tham nhũng…

 
Trong tình hình đất nước ta đang trên đà đổi mới, ý nghĩa câu tục ngữ trên đây càng được khẳng định là đúng đắn và khoa học. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân vào sự nghiệp dựng xây đất nước, bảo vệ nguyên tắc công bằng xã hội, chẳng bao lâu nữa, đất nước ta sẽ thực sự giàu mạnh, đủ sức sánh vai với các cường quốc trên thế giới, như ước nguyện tha thiết của Bác Hồ kính yêu.
Chúc bạn học tốt!
21 tháng 10 2016
 

Câu tục ngữ trên đây vừa là quan niệm đúng đắn của nhân dân ta về cống hiến và hưởng thụ vừa là lời cảnh cáo phê phán những kẻ bóc lột, ăn bám. Qua câu tục ngữ, người xưa còn khẳng định lao động là tiêu chuẩn, là thước đo phẩm giá con người. Kẻ nào không yêu lao động, vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời thì không xứng đáng làm người.

Ý nghĩa đúng đắn và tích cực của quan niệm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân phối trong xã hội ta ngày nay: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tất cả những người trong độ tuổi lao động phải làm việc. Mỗi người cống hiến cho gia đình, xã hội theo năng lực của mình. Nguyên tắc phân phối công bằng sẽ thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển, đem đến cho xã hội những thành quả tốt đẹp. Sự công bằng và hợp lí sẽ trả lại giá trị cao quý đích thực cho người lao động, phá vỡ cơ sở của mọi biểu hiện tiêu cực như lười biếng, ỷ lại, tham nhũng…

 
Trong tình hình đất nước ta đang trên đà đổi mới, ý nghĩa câu tục ngữ trên đây càng được khẳng định là đúng đắn và khoa học. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân vào sự nghiệp dựng xây đất nước, bảo vệ nguyên tắc công bằng xã hội, chẳng bao lâu nữa, đất nước ta sẽ thực sự giàu mạnh, đủ sức sánh vai với các cường quốc trên thế giới, như ước nguyện tha thiết của Bác Hồ kính yêu.