Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở Mỹ và Pháp, khi thay răng trẻ em tin rằng Thần Răng cho em nhiều đồ chơi mới. Ở Tây Ban Nha, khi thay răng, trẻ em tin rằng chuột sẽ cho các em tiền. Ở Việt Nam, trẻ em để những chiếc răng chuột dưới gặm giường và nói “Chuột chuộ, chít chít, tao đổi răng mày mày đổi răng tao”. Trẻ em các nước đều ao ước có những chiếc răng mới sạch sẽ và khỏe mạnh.
a. Viết đoạn văn kể về tiết học em yêu thích
Trong các môn học, em thích nhất là mĩ thuật. Môn mĩ thuật sẽ được học vào tiết hai, buổi sáng thứ ba và thứ năm hàng tuần. Cứ đến giờ học, em lại cảm thấy vô cùng háo hức. Thầy giáo dạy mĩ thuật đã dạy chúng em cách vẽ tranh, tô màu. Em thích nhất là được vẽ những bức tranh về cây cối, hoa lá. Sau mỗi tiết học, chúng em thường đem tranh của mình ra để khoe với các bạn khác. Mỗi tiết mĩ thuật thật là vui vẻ, bổ ích.
b. Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em
Sau bữa cơm, bố và em ngồi ở phòng khách xem đá bóng và ăn hoa quả. Bỗng có điện thoại của bố quay sang tới. Em bắt máy ngay. Bố hỏi:
- Dạo này con học tốt chứ Nam?
Em vừa cười vừa vui vẻ trả lời:
- Dạ, thưa bố, con học vẫn tốt ạ, hôm qua, cô trả bài kiểm tra cuối kì con được tận 5 con điểm 10 ạ.
Bên đầu dây bên kia bố nói:
- Vậy thì chắc chắn, kì này Nam của bố đạt học sinh giỏi rồi?
Em nhanh nhảu đáp:
- Dạ tất nhiên rồi bố. Điểm của con đứng thứ hai lớp, chỉ sau mỗi bạn lớp trưởng thôi ạ!
Bố nói giọng hài lòng và nhắc nhở em:
- Tốt lắm con trai, hai chúng ta cùng cố gắng giống ông nội con nhé. Chúng ta sẽ là những con người có ích cho xã hội.
a. Chiếc đồng mới hỏi hai chiếc đồng hồ cũ về công việc thường ngày phải làm.
b. Chiếc đồng hồ thứ nhất đã nói rằng mỗi ngày phải tích tắc rất nhiều lần.
c. Chiếc đồng hồ mới lo lắng về công việc sắp tới.
d. Chiếc đồng hồ thứ hai nói những lời an ủi và nói với chiếc đồng hồ mới rằng chỉ cần chạy đều đặn mỗi ngày sẽ hoàn thành nhiệm vụ thôi.
e. Cuối cùng chiếc đồng mới đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.
Ở vùng biển Bắc cực trời rét đậm. Băng giá ngay càng nhiều, diện tích mặt nước chưa đóng băng dần dần bị thu hẹp lại. Đàn cá heo sống trong khu vực đó vùng vẫy và có nguy cơ chết vì băng giá.
Làm thế nào để cứu chúng bây giờ? Tàu phá băng được phái đến. Tàu làm việc liên tục nhưng kết quả không được là bao. Những tảng băng bị phá lại nhanh chóng liền lại vì trời quá lạnh. Tàu đành phải quay về.
Những người ở đây thay nhau cuốc những tảng băng để cố giữ lại diện tích nước cho đàn cá bơi lội vì chúng không thể sống trong nước đóng băng, cứ chừng vài phút lại phải nhô lên mặt nước để thở. Chúng chậm chạp dần và một số con yếu sức đã bị chết.
Giữa lúc nầy, tàu phá băng quay trở lại sau khi máy bay thăm dò dẫn đi theo một con đường hợp lý nhất. Tàu đã vào được với đàn cá và đang loay hoay tìm cách dẫn chúng đi ra biển. Đàn cá bơi, quẫy ríu rít … nhưng nhất định không chịu bơi theo con kênh do tàu phá băng dẫn ra biển.
Lúng túng mãi, mọi người tưởng như đành bó tay thì một thủy thủ chợt nhớ ra rằng cá heo rất nhạy cảm với âm nhạc. Anh ta liền mở băng nhạc và giữa biển khơi mênh mông trắng toát của miền Bắc cực, tiếng nhạc vút lên như lay động không gian bao la.
Sự căng thẳng của mọi người như tan biến hết và đàn cá cũng như reo vui với tiếng nhạc. Đủ các loại nhạc vui, buồn được phát ra. Nhưng chỉ khi nghe nhạc cổ điển, nhất là khi nghe những giai điệu đẹp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki thì đàn cá tỏ ra rất thích thú. Tiếng nhạc đã làm cho đàn cá heo say mê bơi theo con tàu ra biển, thoát khỏi vùng băng giá nguy hiểm.
Người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng sau một ngày làm việc dài đằng đẵng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai tên David lên 8 tuổi, đang lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “… lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang gọi điện thoại thì Tom lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ bực mình mà!”.
Người mẹ than thở rồi nhướng lông mày: “Bây giờ nó đâu?”. Thế rồi bà bỏ hết hàng ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên họ của đứa bé, mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ như thế này là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm. Trong 10 phút, người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đắt ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội đứa con là thiếu quan tâm đến người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!
Người mẹ chạy vào phòng làm việc để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn bức tường, đôi mắt bà tràn ngập nước mắt. Những gì bà đọc được như một mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!
Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!
- Viết đúng thể thơ lục bát, một câu 6 chữ một câu 8 chữ.
- Chú ý viết những từ dễ sai: nhỏ xíu, xa xăm, lúp xúp, quây quần…
a) Mẹ em đưa em tới trường
b) Em đã nói chuyện với bạn cùng bàn và hỏi bạn về môn học, trong lớp em đã trả lời câu hỏi cô đưa ra.
Ba anh em
Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.
Ăn com xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.
Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói :
- Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.
Ni-ki-ta thắc mắc :
- Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà ?
Bà mỉm cười :
- Bà nói về tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả nhũng con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ?
Theo GIÉT-XTÉP
b)
Em thích được vẽ
Về luật lệ giao thông
Trên ngã tư đường phố
Em vẽ cái đèn đỏ
Báo mọi người không đi
Em vẽ cái đèn vàng
Cho mọi người chuẩn bị
Em vẽ cái đèn xanh
Cho mọi người cùng bước
Em nhớ lời cô dạy
Khi qua ngã tư đường
Em chỉ được sang đường
Khi đèn xanh bật sáng.
Tác giả: Trần Thị Mai (Lai Châu)
- Bài thơ nói về đèn đường gia thông.
- Em thích hình ảnh cô dạy sang đường khi đèn xanh bật sáng vì đây là một điều rất đúng và cần thiết
Tôi là một chú chuột túi bé con. Cả ngày tôi ở trong cái túi ấm áp của mẹ. Một hôm, bố ôm tôi vào lòng và nói:
- Bố báo cho con một tin vui: Con sắp có em đấy!
- Nhưng túi của mẹ chỉ đủ cho một đứa, vậy em bé sẽ ngủ ở đâu hả bố? - Tôi băn khoăn hỏi bố.
- Con đã là anh rồi! – Bố nói với tôi. - Con sẽ nhường chỗ cho em con, đúng không?
Tôi không trả lời bố. Vì nghe bố nói thế, tôi không khoái tí nào. Chẳng lẽ từ nay trở đi, tôi sẽ phải nhảy lóc cóc theo mẹ?
Thế rồi em của tôi ra đời. Em nhỏ xíu và rất là xinh. Cả nhà tôi vui mừng khôn xiết. Tôi hãnh diện vì mình có một cô em gái. Đi đâu, gặp ai tôi cũng hớn hở khoe:
- Tôi có em rồi! Tôi có em rồi!