K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (thế kỉ X - XIX):

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa, chống kẻ thù xâm lược. Vì thế đã huy động được sức mạnh toàn dân, hình thành thế trận “cả nước đánh giặc, toàn dân là lính”.

+ Truyền thống yêu nước và ý chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân Đại Việt là nhân tố quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

+ Có sự lãnh đạo của vua và các tướng lĩnh quân sự mưu lược, tài giỏi, biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo truyền thống và nghệ thuật quân sự vào thực tiễn các cuộc kháng chiến.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Những cuộc chiến tranh của các thế lực phong kiến vào Đại Việt là những cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa nên tất yếu dẫn đến thất bại.

+ Các đội quân xâm lược thiếu sự chuẩn bị về hậu cần nên nhanh chóng rơi vào thế bất lợi.

♦ Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:

- Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

- Tiến hành chiến tranh nhân dân, huy động toàn dân tham gia đánh giặc giữ nước.

- Nghệ thuật chiến đấu lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...

18 tháng 5 2017

-Về kẻ thù:

+ Kẻ thù của Việt Nam cuối thế kỉ XIX là thực dân Pháp- một kẻ thù mạnh, mới, hơn ta hẳn một phương thức sản xuất

+ Kẻ thù của Việt Nam ở thế kỉ XI-XIII là phong kiến Trung Hoa- mặc dù là một kẻ thù mạnh nhưng cùng trình độ phát triển với ta

- Về tiềm lực đất nước

+ Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt

+ Thế kỉ XI- XIII, chế độ phong kiến Việt Nam ở thời kì đang lên, tiềm lực kinh tế- chính trị- quân sự hùng mạnh

=> Việt Nam bị lâm vào tình thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp. Tuy nhiên mất nước không phải là điều tất yếu

Đáp án cần chọn là: B

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

STT

Tên cuộc kháng chiến

Nguyên nhân thất bại

1

Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN)

- Triệu Đà dùng mưu kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình bố phòng, bí mật quân sự của Âu Lạc.

- Chính quyền Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước kẻ thù.

- Nội bộ nhà nước bị chia rẽ, nhiều tướng giỏi từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy yếu.

2

Kháng chiến chống quân Minh (1407)

- Nguyên nhân khách quan: nhà Minh có ưu thế vượt trội hơn so với nhà Hồ về tiềm lực kinh tế - quân sự.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhà Hồ không phát huy được sức mạnh đoàn kết của toàn dân.

+ Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn (quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy).

3

Kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1884)

- Nguyên nhân khách quan: Tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch. Càng về sau, tương quan lực lượng ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực, khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt.

+ Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; chưa tạo thành một phong trào đấu tranh chung trong cả nước; hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...

13 tháng 8 2017

Đáp án là D

4 tháng 6 2019

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là do thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến và có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào, đây cũng là hạn chế chung cho tất cả các phong trào đấu tranh thời kì này. Nó thể hiện sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

Đáp án cần chọn là: B

Chú ý

Cuộc khủng hoảng này kéo dài đến năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân ra đời mới chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp và đường lối cứu nước.

25 tháng 7 2019
Lĩnh vực Tác giả - Tác phẩm
Văn học

- Vích to Huy-gô (1802 - 1885): Những người khốn khổ, thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những người đau khổ, mong tìm hạnh phúc cho họ.

Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910): Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka rê ni na, Phục sinh ….chống lại phong kiến Nga Hoàng

- Mác-Tuên (1935 - 1910): Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay ơ, trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc ….

- Pu-skin - Nga; Ban dắc - Pháp.....

- Lỗ Tấn (1881 - 1936): A.Q. Chính chuyện; Nhật kí người điên, Thuốc,...

- Ra-bin-đra-nát Ta-go - Ấn Độ, thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn...tập Thơ Dâng...thể hiện lòng yêu nước, yêu hoà bình và tình nhân đạo...

- Hô-xê Mác-ti (1823 - 1893): nhà thơ nổi tiếng của Cu ba.

Nghệ thuật

- Kiến trúc: Cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới.

- Hội hoạ: họa sĩ Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương, Phu-gita (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)... Lê-vi-tan (Nga)

- Âm nhạc: Trai-cốp-ki với Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng

18 tháng 12 2021

B sự phát triển không đều về kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản

 

31 tháng 12 2017

Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là do so sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Viêt Nam. Thực dân Pháp mang theo sức mạnh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội thiện chiến. Trong khi đó, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến lạc hậu nên trong quá trình kháng chiến tất yếu sẽ gặp phải những khó khăn.

Đáp án cần chọn là: C

9 tháng 7 2018

Thế kỷ XIX được mệnh danh là thế kỷ của những người khổng lồ. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ tự nhiên đến xã hội đều xuất hiện những thiên tài kiệt xuất. Nền hội họa Nga tự hào với Levitan (30-8-1860 - 4-8-1900).

Có gốc gác Do Thái từ nhiều đời, Levitan sinh ra, lớn lên, học hội họa rồi giảng dạy, sáng tác với tâm hồn Nga thuần khiết. Mười ba tuổi đã vào Trường Kiến trúc, Điêu khắc, Hội họa Moskow, được nhận học bổng vì nhà nghèo và tài năng.

Cuối thế kỷ XIX, nhắc đến họa sĩ vẽ tranh phong cảnh, người ta nghĩ ngay đến Levitan. Tranh ông đi vào lòng người bởi thiên nhiên có hồn, như đó là phân thân tâm hồn Nga trong ông vậy.

Đất nước Nga mênh mông, hùng vĩ, đẹp tuyệt làm say lòng bao người. Một vẻ đẹp sâu lắng, mang nỗi buồn xa xăm, trắc ẩn, khiến người ta nghĩ đến thân phận, đến sự có mặt của mình trên cõi đời này. Tất cả vẻ đẹp ấy đi vào tranh Levitan thành cái đạo Tự Nhiên.

Đáp án cần chọn là: D

1 tháng 8 2017

Đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.

1. 1858 đến cuối thế kỉ XIX: Phạm trù (tính chất) phong kiến.

– 1858-1884: Chống xâm lược : Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Hoàng Diệu...

– 1885-1896: Cần Vương. Chống bình định : Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng...

– 1884 - 1913 : Khởi nghĩa Yên Thế.

2. Đầu thế kỉ XX đến 1918:

Xu hướng (tính chất, phạm trù) tư sản:

+ Phan Bội Châu: Xu hướng bạo động, Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang phục

+ Phan Châu Trinh : Xu hướng cải lương, phong trào Duy Tân; Đông Kinh nghĩa thục : Lương Văn Can...

Xu hướng vô sản: phong trào công nhân

Phong trào đấu tranh của binh lính người Việt và của đồng bào các dân tộc thiểu số.

3. Hoàn cảnh thế giới :

Từ châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, trào lưu dân chủ tư sản tác động vào Việt Nam.

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, tư tưởng cách mạng vô sản ảnh hưởng vào Việt Nam

4. Biến đổi kinh tế xã hội ở Việt Nam : Cuộc khai thác thuộc địa lần 1, một bộ phận nông dân phá sản trở thành công nhân, xuất hiện mầm mống đầu tiên của tầng lớp tư sản dân tộc, tầng lớp tiểu tư sản ngày một đông, sĩ phu Nho học có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị...

5. Động lực của phong trào được mở rộng so với trước : Không chỉ có nông dân mà có cả tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

6. Lãnh đạo : Sĩ phu có nguồn gốc phong kiến, nhưng chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản ở bên ngoài; nông dân, binh lính, công nhân, đồng bào dân tộc thiểu số,...

7. Hình thức : Bên cạnh đấu tranh vũ trang có từ thời kì trước, đã xuất hiện nhiều hình thức mới như lập hội yêu nước, mở trường học, ra sách báo, biểu tình, diễn thuyết, bình văn, cải cách, duy tân, mê tín bùa chú tín ngưỡng,...

8. Kết quả: Thất bại.