Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Nhớ rừng:
- Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm.
*Ông đồ:
- Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ
- Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ
- Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm
*Quê hương:
- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
- Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa
- Nhiều phép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật
*Khi con tu hú:
- Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển
- Giọng điệu linh hoạt
- Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường
*Tức cảnh Pác Bó:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn
- Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.
*Đi đường:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Kết cấu chặt chẽ
- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt
- Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa.
*Ngắm trăng:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị
- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ
- Ngôn ngữ lãng mạn
- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành
*Nước Đại Việt ta (trích "Bình Ngô đại cáo"):
- Áng văn chính luận với lập luận chặt chẽ
- Chứng cứ hùng hồn giàu sưc thuyết phục
- Lời thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc
- Lời văn biền ngẫu nhịp nhàng
*Hịch tướng sĩ:
- Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao
- Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm
- Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu
Stt | Văn bản | Tác giả | Thể thơ | Nội dung chủ yếu | Đặc điểm nổi bật về nghệ thuật |
1 |
Tức cảnh Pác Bó | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Bài thơ cho ta thấy tinh thần lạc quan,phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.Với người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. |
Giọng thơ hóm hỉnh,tươi vui(vẫn sẵn sàng,thật là sang),từ láy miêu tả,vừa cổ điển vùa hiện đại. |
2 | Ngắm trăng | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Bài thơ cho ta thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. | Nhân hóa , điệp ngữ ,câu hỏi tu từ ,đối lập. |
3 | Đi đường | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí: vượt qua gian lao chồng chất sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang. | Điệp từ,tính đa nghĩa của hình ảnh,câu thơ,bài thơ. |
4 | Nhớ rừng | Thế Lữ | Thơ 8 chữ | Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường và niềm khao khát tự do mãnh liệt. | Bút pháp rất lãng mạng truyền cảm,sự đổi mới câu thơ,vần điệu,nhịp điệu,phép tương phản,đối lập.Nghệ thuật tạo hình đăc sắc |
5 | Ông đồ | Vũ Đình Liên | Ngũ ngôn | Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ” qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ những giá trị xưa cũ. | Thể thơ thất ngôn bình dị mà cô đọng,đầy gợi cảm. |
6 | Quê hương | Tế Hanh | Thơ 8 chữ | Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu quê hương của nhà thơ. | Lời thơ giản dị,hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng. |
7 | Khi con tu hú | Tố Hữu | Thơ lục bát | Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. | Giọng thơ tha thiết,sôi nổi,tưởng tượng rất phong phú,dồi dào. |
Chúc bạn học tốt!
Mở đoạn:
- Nêu lên hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Tức cảnh Pác Bó"
- Giới thiệu tác giả.
Thân đoạn:
Làm rõ các ý như sau:
- nêu nội dung của bài thơ.
- Mở đầu bài thơ là nơi hoạt động của người cộng sản:
"Sáng ra bờ suối tối vào hang"
+ Phép đối: sáng - tối và ra- vào làm cho 2 vế trong câu có sự sóng đôi với nhau, từ đó gợi lên sự nhịp nhàng, cuộc sống nề náp của Bác: sáng ra tối vào.
- Tiếp đến câu thơ thứ hai: "Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng."
+ Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn của người.
- Tiếp đó: "Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng."
+ Đó có lẽ hình tượng trung tâm của bài thơ.
+ Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn.
+ Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn khoan thai đĩnh đạc. Từ đó, em cảm nhận được một hình ảnh giản dị nhưng lại rất "sang" ở Bác.
- Đến câu thơ cuối" Cuộc đời cách mạng thật là sang"
+ Phải chăng đó là lời nhận định tổng quát của Bác? (tình thái từ: chăng)
+ Bác ca ngợi cuộc đời cách mạng rất "sang" nhưng theo em, con người Bác cũng "sang".
- Kết luận:
+ Qua bài thơ, em cảm nhận được hình ảnh một con người có tinh thần lạc quan, phong thái ung dung khi trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. (trợ từ: được)
+ Ôi, một hình ảnh "sang" và "đẹp". (từ cảm thán: ôi).
Kết đoạn:
- Khẳng định lại hình ảnh Bác.
mik muốn đoạn văn lun bạn , chớ mik ko muốn dàn ý á
Năm 1941, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về tới Pác Bó, Cao Bằng. Hang Pác Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được Bác viết tại đây (tháng 2/1941) theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nhan đề bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật khó khăn gian khổ.
Bài thơ Tức Cảnh Pác Bó
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Năm 1941, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về tới Pác Bó, Cao Bằng. Hang Pác Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được Bác viết tại đây (tháng 2/1941) theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nhan đề bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật khó khăn gian khổ.