K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2019

Để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng Đảng và chính phủ ta đã thực hiện những biện pháp sau:

Ra lệnh tổng tuyền cử trong cả nước, tiến hành bầu cử Quốc hội và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam.

Để giải quyết nạn đói, đồng bào cả nước hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người, lập các hủ gạo cứu đói và không dùng gạo, ngô để nấu rượu, tổ chức “ngày đồng tâm” để có thêm gạo cứu đói.

Việc tăng gia sản xuất được đẩy mạnh.
Phong trào thi đua sản xuất được dấy lên ở khắp các địa phương. Diện tích ruộng đất hoang hóa nhanh chóng được gieo trồng các loại cây lương thực và hoa màu. Công nhân, bộ đội, cán bộ, viên chức nhà nước học sinh, trí thức, công thương v.v... tự nguyện tổ chức thành từng đoàn từng đội đi về nông thôn giúp nông dân đắp đê phòng lụt, khai hoang, phục hóa.
Chính quyền cách mạng còn tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân nghèo; chia lại ruộng công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ , ra thông tư giảm tô ; ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác.
Nhờ có những biện pháp tích cực trên đây, nạn đói đã được đẩy lùi.

Để xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động, ngày 8 - 9 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nhà Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. Các cấp học đều phát triển mạnh. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới: theo tinh thần dân tộc và dân chủ.

Nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính. Chính phủ kêu gọi tinh thần nguyện đóng góp của nhân dân. Hưởng ứng xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng" do Chính phủ phát động, đồng bào cả nước hăng hái đóng góp tiền của và vàng, bạc. Ngày 31 - 1 - 1946. Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam và đến ngày 23 - 11 - 1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước

4 tháng 2 2021

- Ngày 8-9-1945, Chính phủ Lâm thời công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước.

- Ngày 6-1-1946, cả nước tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, bầu được 333 đại biểu. Sau đó bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

- Khắp các địa phương từ tỉnh đến xã ở Trung Bộ và Bắc Bộ đều tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 

- Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên đã thông qua Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

- Tháng 11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thông qua.

=> Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân bước đầu được củng cố kiện toàn.

Bn tham khảo nha

- Ngày 8-9-1945, Chính phủ Lâm thời công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước.

- Ngày 6-1-1946, cả nước tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, bầu được 333 đại biểu. Sau đó bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

- Khắp các địa phương từ tỉnh đến xã ở Trung Bộ và Bắc Bộ đều tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 

- Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên đã thông qua Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

- Tháng 11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thông qua.

=> Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân bước đầu được củng cố kiện toàn.

6 tháng 11 2019

- Công việc đầu tiên mà chính quyền cách mạng phải là là xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

- Công việc đầu tiên phải làm là tiến hành Tổng tuyển cử trong cả nước. Ngày 6-1-1946, tất cả mọi công dân cả nước từ 18 tuổi trở lên đều đi bầu cử. Sau ngày bầu cử Quốc hội, khắp các địa phương từ tỉnh đến xã ở Trung bộ và Bắc bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Ủy ban hành chính các cấp được thành lập thay cho Ủy ban nhân dân. Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân bước đầu được củng cố kiện toàn.

4 tháng 4 2023

Câu 1. Sau cách mạng tháng 8/1945 ,Đảng và chính phủ đã tiến hành những biện pháp gì để giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính? Ý nghĩa ?

- Các biện pháp Đảng và chính phủ đã tiến hành:

   *Nạn đói: Đề ra những biện pháp trước mắt và các biện pháp lâu dài.

      + Trong đó trước mắt chính phủ tổ chức quyên góp,chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân "Nhường cơm sẻ áo".Hưởng ứng lời kêu gọi ấy,nhân dân ta đã lập"Hũ gạo cứu đói",tổ chức "Ngày đồng tâm".Ngoài ra chính phủ còn cấm đầu cơ tích trữ lương thực,không dùng gạo,ngô,khoai,sắn nấu rượu,điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trên cả nước...

      + Về các biện pháp lâu dài,tăng gia sản xuất là biện pháp mang tính hàng đầu,khôi phục sản xuất,giảm tô thuế,bồi đắp đê điều,chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng,dân chủ,...

\(\rightarrow\) Sản xuất nhanh chóng được phục hồi,nạn đói dần bị đẩy lùi

  *Nạn dốt: 

     + Ngày 8/9/1945,chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ

     + Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ

 *Tài chính: 

     + Kêu gọi đồng bào hưởng ứng xây dựng "Qũy độc lập",phong trào "Tuần lễ vàng" do Chính phủ phát động.

     + Ngày 23/11/1946,Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước,thay cho tiền Đông Dương của Pháp trước đây.

- Ý nghĩa: Các biện pháp trên đã giúp nhân dân ta từng bước vượt qua khó khăn,thử thành,xây dựng nền móng chế độ mới dân chủ nhân dân,tạo tiền đề để kháng chiến chống thù trong giặc ngoài bảo vệ nền độc lập vừa giành được từ cuộc Cách mạng tháng Tám (1945)

Câu 2. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất có tính chất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến?

- Nguyên nhân thắng lợi:

   + Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chính phủ.Đây là nguyên nhân quan trọng nhất có tính chất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến

   + Lòng yêu nước nồng nàn, của nhân dân với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh",tình đoàn kết một lòng của toàn dân,toàn quân đóng vai trò quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

   + Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh,hậu phương vững chắc

   + Tình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương,nhờ sự ủng hộ giúp đỡ của thế giới trong đó có Liên Xô,Trung Quốc,...

- Ý nghĩa lịch sử:

   + Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược,đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta

   + Miền Bắc được giải phóng tạo cơ sở,tiền đề để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất non sông,Tổ quốc.

   + Bảo vệ vững chắc thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám (1945)

   + Đặt một dấu mốc trong những trang Lịch Sử vẻ vang của dân tộc,góp phần tô thắm thêm truyền thống hào hùng,bất khuất của nhân dân ta

   + Tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở Campuchia và Lào kết thúc

   + Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược,âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai,góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng,cổ vũ các phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á,Phi,Mĩ Latinh

24 tháng 3 2018

Đáp án D

Sau cách mạng tháng Tám, chính quyền cách mạng mới được thành lập đã đứng trước nguy cơ bị lật đổ, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngày 8-9-1945, chính phủ lâm thời công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.

19 tháng 2 2021

Để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong năm đầu sau kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, Đảng và chính quyền cách mạng ở miền Nam đã có những chủ trương và biện pháp tích cực:

– Chính trị: công tác tiếp quản từ thành thị đến nông thôn, đất liền, hải đảo, căn cứ quân sự, cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa được tiến hành khẩn trương và đạt được những kết quả tốt. Ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng và các vùng mới giải phóng, chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thành lập. Đồng thời đưa hàng triệu đồng bào trong thời gian chiến tranh bị dồn vào các "ấp chiến lược" hay bỏ chạy vào thành phố, không có việc làm được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

– Kinh tế: tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài, xóa bỏ bóc lột phong kiến, điểu chinh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đổi đồng tiền của chính quyền Sài Gòn bằng đồng tiền của chính quyền cách mạng, chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp.

– Văn hóa, giáo dục, y tế: sử dụng mạng thông tin phát thanh truyền hình, báo chí một cách có hiệu quả. Nghiêm cấm, bài trừ các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, ma túy… Đẩy mạnh phát triển văn hóa – giáo dục: xóa bỏ trường tư, thành lập trường công, xóa nạn mù chữ. Đây chính là những nhiệm vụ ban đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng đến việc hoàn thành thống nhất đất nước.

19 tháng 2 2021

Để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong năm đầu sau kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, Đảng và chính quyền cách mạng ở miền Nam đã có những chủ trương và biện pháp tích cực:

- Chính trị:

+ Công tác tiếp quản từ thành thị đến nông thôn, đất liền, hải đảo, căn cứ quân sự, cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa được tiến hành khẩn trương và đạt được những kết quả tốt.

+ Ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng và các vùng mới giải phóng, chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thành lập.

+ Hàng triệu đồng bào được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

- Kinh tế:

+ Tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài.

+ Tuyên bố xóa bỏ bóc lột phong kiến.

+ Điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân.

+ Quốc hữu hóa ngân hàng, thay đổi đồng tiền của chính quyền Sài Gòn bằng đồng tiền của chính quyền cách mạng.

+ Chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp.

- Văn hóa - xã hội:

+ Sử dụng mạng thông tin phát thanh truyền hình, báo chí một cách có hiệu quả.

+ Nghiêm cấm, bài trừ các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, ma túy...

- Giáo dục: Xóa bỏ trường tư, thành lập trường công, xóa nạn mù chữ.

 

30 tháng 3 2019

Để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong năm đầu sau kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, Đảng và chính quyền cách mạng ở miền Nam đã có những chủ trương và biện pháp tích cực:

- Chính trị: công tác tiếp quản từ thành thị đến nông thôn, đất liền, hải đảo, căn cứ quân sự, cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa được tiến hành khẩn trương và đạt được những kết quả tốt.

Ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng và các vùng mới giải phóng, chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thành lập. Đồng thời đưa hàng triệu đồng bào trong thời gian chiến tranh bị dồn vào các "ấp chiến lược" hay bỏ chạy vào thành phố, không có việc làm được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

- Kinh tế: tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài, xóa bỏ bóc lột phong kiến, điểu chinh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đổi đồng tiền của chính quyền Sài Gòn bằng đồng tiền của chính quyền cách mạng, chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp.

- Văn hóa, giáo dục, y tế: sử dụng mạng thông tin phát thanh truyền hình, báo chí một cách có hiệu quả. Nghiêm cấm, bài trừ các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, ma túy... Đẩy mạnh phát triển văn hóa - giáo dục: xóa bỏ trường tư, thành lập trường công, xóa nạn mù chữ.

Đây chính là những nhiệm vụ ban đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng đến việc hoàn thành thống nhất đất nước.

22 tháng 3 2022

Nạn đói, nạn dốt và ngân sách nhà nước trống rỗng.

22 tháng 3 2022

Nạn đói, nạn dốt và ngân sách nhà nước trống rỗng.

8 tháng 9 2017

Đáp án A

Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch lớn, không có lợi cho phía Việt Nam. Do đó Việt Nam không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà phải “đánh lâu dài” để vừa đánh vừa củng cố, phát triển lực lượng; đồng thời khoét sâu những mâu thuẫn của Pháp trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”