Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Điều kiện tự nhiên:
Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km
- Có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng; Quảng Ninh; quần đảo Hoàng Sa -Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang.
- Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn.
- Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,...
- Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản.
- Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch... có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
Điều kiện kinh tế xã hội
- Dân cư có nhiều kinh nghiệm có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ ở nước ta hiện nay đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng :
- Về kinh tế :
+ Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ để bảo vệ tốt nguồn hải sản nước ta vì đánh bắt ven bờ với công cụ thô sơ có thể làm cạn kiệt nhanh nguồn hải sản.
+ Đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn hải sản.
- Về an ninh quốc phòng : Vùng biển nước ta có nhiều đảo, quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, nên việc đánh bắt xa bờ không những khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản mà còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển của nước ta.
*Cần ưu tiên phát triên khai thác hải sản xa bờ vì:
- Hiện nay, nguồn hải sản ven bờ nước ta đang dần cạn kiệt do tình trạng khai thác quá mức và trái phép.
- Khuyến khích đánh bắt xa bờ nhằm khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ta. Đồng thời còn giúp bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.
- Góp phần sử dụng nguồn nguyên liệu của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, kích thích ngành này phát triển.
- Nâng cao giá trị sản phẩm của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và khả năng cạnh tranh của sản phầm trên thị trường.
Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu thủy sản, làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn, có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó sẽ tác động mạnh đến:
+ Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt
+ Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng
+ Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp. phát triển theo hướng bền vững
Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu thủy sản, làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn, có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó sẽ tác động mạnh đến:
+ Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt
+ Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng
+ Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp. phát triển theo hướng bền vững
- Nuôi trồng thủy sản không phụ thuộc tự nhiên, con người chủ động về con giống và nguồn thức ăn, từ khâu nuôi cấy cho đến đánh bắt thu hoạch => vì vậy có lợi thế trong việc chủ động được nguồn hàng, linh hoạt theo biến động của thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nhờ nguồn hàng có hình thức đẹp mắt, đồng đều....
- Ngược lại đánh bắt phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (bão, sóng biển, môi trường biển...) => không chủ động được nguồn hàng, sản phẩm không đồng đều về hình thức (con bé, con lớn...).
Đáp án cần chọn là: C
B