Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo.
- Nhan đề của bài thơ làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của tác giả thể hiện sự am hiểu và gắn bó với hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
- Hai chữ “Bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn,cách khai thác hiện thực của tác giả: Phạm Tiến Duật không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu ông muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy. Đó là chất thơ của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi, có một trái tim luôn đập vì miền Nam phía trước
p/s: chúc bạn học tốt
Nhan dề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính . Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đôi lập vói quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp vói Phạm Tiến Duật ỉà từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.
Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính — tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.
THAM KHẢO
Ý nghĩa nhan đề của bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật khắc họa rõ nét hình ảnh cuộc chiến tranh chống Mĩ gian khổ và khốc liệt. Hình ảnh người lính lái xe ngang tàn mà kiên định, hình ảnh những chiếc xe không kính là có thật, thật đến trần trụi.
1:
-Ý nghĩa nhan đề : Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.
-Trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, tác giả đã không gọi tên các nhân vật cụ thể mà chỉ nêu tên nghề nghiệp của từng nhân vật, đó giống như dụ ý nghệ thuật của tác giả. Chủ đề của tác phẩm là ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động âm thầm, lặng lẽ đóng góp sức lực, trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiêu biểu như nhân vật anh thanh niên, thêm vào đó là cô kĩ sư, người họa sĩ già, hay những nhân vật xuất hiện gián tiếp khác. Qua đây nàh văn không chỉ nêu tên một con người cụ thể, giống như anh thanh niên chính là đại diện của tầng lớp thanh
niên yêu nước thời bấy giờ. Họ đều là những con người lí tưởng, cao đẹp mà tác gải muốn đề cập và tán dương.
Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: ông không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khám phá chất thơ từ hiện thực ấy - chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.
a) Nhan đề:
-Nhan đề bài thơ về tiểu đội xe không kính khá dài , có vẽ lạ nhưng đã có tác dụng làm nổi bật hình ảnh độc đáo của toàn bài:Những chiếc xe không kính. Hai chữ ” Bài thơ” tưởng thừa nhưng thể hiện rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả.
– Ông viết về những chiếc xe không kính không chỉ phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà còn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ anh hùng hiên ngang dũng cảm , vượt lên gian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến vì lí tưởng cao đẹp.
b) Hình ảnh:
– Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo vì đó là hình ảnh thực, bị bom đạn làm cho biến dạng thêm” không có kính, rồi xe không có kính- không có mui xe, thùng xe có xước” Nhưng xe băng ra chiến trường.Nó trở thành hình tượng thơ độc đáo của thời chống Mĩ qua hồn thơ nhạy cảm, ngang tàng của Phạm Tiến Duật.
● Từ “trái tim” được dùng theo nghĩa chuyển.
● Trái tim thay thế cho tất cả những thiếu thốn trên xe “không kính, không đèn, không mui”, hợp nhất với tinh thần, ý chí của người lính lái xe không gì có thể ngăn cản, tàn phá được.
● Xe được chạy bằng chính trái tim, xương máu của chiến sĩ, trái tim ấy là niềm tin, niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng. Những chiếc xe càng thêm độc đáo vì đó là những chiếc xe do ý chí, niềm tin sắt đá cầm lái.
● Hình ảnh trái tim được hiểu theo nghĩa ẩn dụ và hoán dụ: trái tim tượng trưng cho tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ cao đẹp thiêng liêng: tất cả vì miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh, chất ngang tàng, lòng dũng cảm cùng tinh thần lạc quan vào ngày thống nhất.
● Trái tim trở thành nhãn tự toàn bài thơ, hội tụ tất cả vẻ đẹp của tinh thần, ý chí của người lính lái xe cũng như để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.
- Từ “trái tim” được dùng theo nghĩa chuyển.
- Trái tim thay thế cho tất cả những thiếu thốn trên xe “không kính, không đèn, không mui”, hợp nhất với tinh thần, ý chí của người lính lái xe không gì có thể ngăn cản, tàn phá được.
- Xe được chạy bằng chính trái tim, xương máu của chiến sĩ, trái tim ấy là niềm tin, niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng. Những chiếc xe càng thêm độc đáo vì đó là những chiếc xe do ý chí, niềm tin sắt đá cầm lái.
Hình ảnh trái tim được hiểu theo nghĩa ẩn dụ và hoán dụ: trái tim tượng trưng cho tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ cao đẹp thiêng liêng: tất cả vì miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh, chất ngang tàng, lòng dũng cảm cùng tinh thần lạc quan vào ngày thống nhất.
- Trái tim trở thành nhãn tự toàn bài thơ, hội tụ tất cả vẻ đẹp của tinh thần, ý chí của người lính lái xe cũng như để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.
Bài thơ về tiểu đội xe ko kính
làm nổi bật hình ảnh trong toàn bài đó là những chiếc xe không kính hay chính là hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh. Qua đó ta thấy được sự am hiểu, gắn bó hiện thực cuộc sống chiên trường của tác giả. Hai chữ ” bài thơ” đã cho ta thấy rõ cách khai thác, cách nhìn hiện thực cuộc sống của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu nói về chất thơ từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ của những người lính lái xe: Hiên ngang, lạc quan, dũng cảm. Như vậy, nhan đề bài thơ ” bài thơ tiểu đội xe không kính” đã góp phần làm nổi bật chủ đề thể hiện cảm xúc ngợi ca tự hào của tác giả về những chiến sĩ lái xe.
Đồng chí
Người nghệ sĩ đặt tên cho đứa con tinh thần (tác phẩm) của mình đểu có dụng ý. Nhan để ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn vối chủ để, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm. Chính Hữu chọn nhan đề cho bài thơ là Đồng chí, nó không chỉ có ý nghĩa về đề tài viết vể những người đồng dội có cùng chí hướng, lí tưởng, cùng trong một tổ chức chính trị, tổ chức cách mạng gọi nhau là đồng chí mà sâu sắc hđn, tác giả muôn viết về tình đồng đội, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảnh, đồng cảm, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng cứu nước, cứu dân,… đó là chỗ dựa tinh thần duy nhất để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng.
Nhan để ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn vối chủ để, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm. Chính Hữu chọn nhan đề cho bài thơ là Đồng chí, nó không chỉ có ý nghĩa về đề tài viết vể những người đồng dội có cùng chí hướng, lí tưởng, cùng trong một tổ chức chính trị, tổ chức cách mạng gọi nhau là đồng chí mà sâu sắc hđn, tác giả muôn viết về tình đồng đội, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảnh, đồng cảm, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng cứu nước, cứu dân,… đó là chỗ dựa tinh thần duy nhất để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng.
2)Trước hết nhan đề làm nổi bật hình ảnh trong toàn bài đó là những chiếc xe không kính hay chính là hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh. Qua đó ta thấy được sự am hiểu, gắn bó hiện thực cuộc sống chiên trường của tác giả. Hai chữ ” bài thơ” đã cho ta thấy rõ cách khai thác, cách nhìn hiện thực cuộc sống của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu nói về chất thơ từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ của những người lính lái xe: Hiên ngang, lạc quan, dũng cảm.
Câu 1: Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật có điểm độc đáo mới lạ là hình ảnh những chiếc xe không có kính. Trong thơ ca trước đó, hình ảnh tàu xe thường được mĩ lệ hoá, nhưng Phạm Tiến Duật đã đưa hình ảnh thực chiến tranh tàn khốc vào thơ của mình tạo nên sự khác biệt và độc đáo trong tác phẩm.
Câu 2: Trong đoạn thơ trên, các hình ảnh như "không có kính, rồi xe không có đèn", "không có mui xe, thùng xe có xước" mang ý nghĩa tả thực chân thực. Chúng thể hiện tình hình chiến tranh đang diễn ra căng thẳng, xe bị hư hỏng do bom đạn nổ nhiều. Dù bị hư hỏng, xe vẫn tiếp tục chạy vì miền Nam yêu dấu. Ý nghĩa của những hình ảnh này là tuy chiến tranh gian khổ, nhưng tinh thần của các chiến sĩ vẫn không ngừng, họ vẫn kiên trì và quyết tâm tiếp tục chiến đấu vì miền Nam và độc lập chủ quyền.
Nhan đề bài thơ gây ấn tượng độc đáo và gợi suy ngẫm cho người đọc:
● Nhan đề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính.
● Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Tiểu đội xe có ý nghĩa trong lịch sử chiến tranh chống Mĩ từ năm 1965 – 1968, đội hình xe chủ yếu là tiểu đội do tình hình đường xá, cầu cống, hệ thống pháo cao xạ bảo vệ… chưa cho phép chạy xe với đội hình đông hơn. Sau này, chiến dịch phát triển, từ tiểu đội lên đại đội, tiểu đoàn, sư đoàn xe với hàng trăm chiếc, nên tiểu đội xe không kính trong bài thơ mang ý nghĩa khốc liệt của chiến tranh.
● Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đối lập với quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp với Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.
● Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ, là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính – tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.
Ý nghĩa nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là:
- Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng từ đó thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó.
- Làm nổi bật hình ảnh toàn bài là những chiếc xe không kính, thể hiện sự gắn bó, am hiểu đời sống chiến tranh của tác giả.
- Hai chữ "bài thơ" cho thêm vào nhan đề trên cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả và muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của thời chiến.
- Nhan đề trên góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm là khắc họa hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ với những phẩm chất tốt đẹp.