Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nghĩa:
- Những thành tựu của 15 năm đổi mới (1986 – 2000) chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp, được đông đảo quần chúng ủng hộ.
- Việc mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, tạo thêm nhiều thuận lợi để đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội với nhịp độ nhanh hơn.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thành công, Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ và tiến kịp thời đại.
Bên cạnh thành tựu và tiến bộ, chúng ta gặp không ít khó khăn và yếu kém trên nhiều mặt:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hoá, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái vé tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
Tình hình đó đòi hỏi nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ không ngừng phấn đấu để vươn tới những đỉnh cao mới theo con đường đúng đắn đã được xác định : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
-Thành tựu :
Công cuộc đổi mới ở nước ta bước đầu đạt được thành tựu, trước tiên là trong việc thực hiện các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế :
Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1989, chúng ta đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, đến năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.
Hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.
Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Năm 1989, ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng với xuất khẩu.
Đã kiềm chế được một bước đà lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hằng tháng năm 1986 là 20% thì năm 1990 là 4,4%. Nhờ đó, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh.
Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trương có sự quản lí của Nhà nước... tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.
- Hạn chế, yếu kém
Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm tăng, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài.
Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và của một bộ phận nông dân bị giảm sút.
Sự nghiệp văn hoá có những mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, mất dân chủ…còn nặng nề và phổ biến.
Kế hoạch nhà nước 1986-1990
Thành tựu:
- Về lương thực-thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền mien, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
- Hàng hóa trên thị trường: Nhất là hàng tiêu dùng, dồi dà, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường.
- Kinh tế đối ngoại: mở rộng hơn trước về quy mô và hình thức.
- Kiềm chế được một bước lạm phát.
- Ở nước ta bước đầu nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
- Bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương được sắp xếp lại.
Hạn chế:
- Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao.
- Chế độ tiền lương bất hợp lí
- Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp.
Kế hoạch nhà nước 1991-1995
Thành tựu:
- Lạm phát từng bước bị đầy lùi.
- Vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài trong 5 năm tăng nhanh.
- Hoạt động khoa học và công nghệ gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.
- Thu nhập của các tầng lớp nhân dân được cải thiện.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại.
Hạn chế:
- Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé.
- Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra.
- Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền.
Kế hoạch 5 năm 1996-2000
Thành tựu:
- Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Các doanh nghiệp trong nước từng bước mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
- Bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
Hạn chế:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.
- Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo.
- Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn ở mức cao.
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.
- Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo.
- Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn ở mức cao.
- Vê cơ bản nền kinh tế đất nước còn chậm phát triển hơn so với nhiều nước trong khu vực.
Câu 7. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới?
A. Xã hội.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa.
D. Chính trị.
Câu 8. Trong đường lối đổi mới đất nước (12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế
A. thị trường tư bản chủ nghĩa.
B. tập trung, quan liêu, bao cấp.
C. hàng hóa có sự quản lý của nhà nước.
D. thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Đáp án A
Kinh tế Việt Nam phát triển bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa để tiến thắng lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế, Việt Nam từ năm 1986 thực hiên đổi mới chính là để từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đồng thời với những thành tựu mà ta đạt được từ công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay cùng minh chứng đường lối của đảng là đúng đắn, có những bước đi căn bản là phù hợp với ki thời.
Đáp án A
Trước năm 1986, Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, chủ nghĩa xã hội đứng trước nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên với những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội
- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
- Góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước.
- Cải thiện đời sống nhân dân.
- Tăng niềm tin của nhân dân dưới sựu lãnh đạo của Đảng.