Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1/ Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc.
2/Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.
hông điệp mà tác giả gửi gắm tới mỗi người là câu chuyện xúc động về tình mẫu tử, là lòng hiếu thảo của người con. Lòng hiếu thảo vượt lên mọi chông gai và tạo kì tích tuyệt vời
Tham khảo
Để đạt đượcc thành công trong cuộc sống, con người cần đến rất nhiều đức tính. Một trong những đức tính rất cần để tạo nên thành công chính là tính chăm chỉ. Tính chăm chỉ được hiểu là nỗ lực, là cố gắng hoàn thành một công việc gì đó mà không đợi ai nhắc nhở, thúc ép. Chăm chỉ được biểu hiện qua việc làm bài tập đầy đủ, giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình. Tấm gương của các bác sĩ đêm ngày chống dịch Bắc Giang, tấm gương của những chiến sĩ công an trên mặt trận bảo vệ đất nước đều là nghĩa cử cao đẹp của sự chăm chỉ, cần cù. Dù là học tập hay lao động thì con người cũng cần chăm chỉ. Nhờ có sự chăm chỉ mà ta đạt được nhiều thành tựu trong công việc của mình. Nó còn tôi luyện ta trở thành người có bản lĩnh, có ý chí, có trách nhiệm. Đồng thời, tính chăm chỉ còn là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Nếu không chăm chỉ mà lười biếng, ỷ lại thì con người sẽ rất khó để phát triển bản thân mình. Họ cũng dần dần bị ghét bỏ, xa lánh. Hãy chăm chỉ và nỗ lực. Không vì gì cả, chăm chỉ tốt cho ta và giúp ta tiến bộ hơn mỗi ngày.
Tham khảo:
Cần cù bù thông minh, nhiều người trong cuộc sống này không thông minh nhưng họ vẫn trở thành những người có ích cho xã hội, họ vẫn thành đạt là do học chăm chỉ cần cù, sự siêng năng cần cù đó đã tạo nên những giá trị riêng cho chính bản thân mình. Siêng năng cần cù đó là một phẩm chất tốt của con người, chúng ta luôn luôn phải kiên trì và bền bỉ đẻ đạt được những điều đó, mỗi chúng ta đều phải cố gắng để vượt qua được tất cả mọi điều trong cuộc sống này, sự kiên trì bền bỉ sẽ tạo nên những điều tuyệt vời nhất cho mỗi bản thân chúng ta, sự kiên trì của chúng ta sẽ giúp chúng ta vượt qua được tất cả mọi thứ trong cuộc sống này, mỗi niềm yêu thương của chúng ta sẽ tạo dựng lên nhiều niềm yêu thương và hạnh phúc của chúng ta sẽ tạo dựng lên niềm yêu thương và hạnh phúc của mình.
Ý nghia của truyện Sự tích Hồ Gươm:
Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)
Dân gian muốn giải thích thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.
Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc
Ý nghĩa của nhận gươm thần là:Vì muốn đất nước chúng ta không thua giặc nên Lạc Long Quân đã cho Lê Lợi mượn gươm để đi đánh giặc vì Lễ Lợi dẫn quân đi mấy lần nhưng vẫn thua.Khi thắng giặc Lê lợi đã giả gươm
Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, em rất thích truyện Con Rồng, cháu Tiên. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên hay Sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ… vốn là một thần thoại có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo như các nhân vật thần linh có nhiều phép lạ và hình tượng cái bọc trăm trứng… đã biến nó thành một truyền thuyết hay và đẹp vào bậc nhất, nhằm giải thích và suy tôn nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc Việt.
Lạc Long Quân và Âu Cơ là sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú của người xưa. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được dệt nên từ những chi tiết lạ thường.
Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải (biển Đông); còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Mỗi thần có một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của Lạc Long Quân được nhấn mạnh là vẻ đẹp của tài năng. Thân có thân hình Rồng, sống được cả dưới nước lẫn trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, trấn áp được lũ yêu quái (Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh) làm hại dân lành. Thần lại có lòng thương người, thường dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
Âu Cơ là Tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần. Nàng thích đi đây đi đó. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm và tình cờ gặp Lạc Long Quân ở đó.
Câu chuyện hấp dẫn người nghe bởi những chi tiết ngẫu nhiên lạ lùng: Rồng ở dưới nước gặp Tiên trên non cao rồi yêu nhau, kết duyên thành vợ chồng. Đây là biểu tượng của sự kết hợp giữa hai thành phần chính trong cộng đồng mới hình thành của dân tộc Việt.
Đời Hùng vương, cư dân Văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên quan hệ với nhau về kinh tế, văn hóa. Cuộc hôn nhân thần thoại giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ và sự thống nhất giữa cư dân của hai bộ tộc này.
Truyện Con Rồng, cháu Tiên phản ánh sự hình thành của đất nước Lạc Việt trong buổi bình minh của lịch sử qua các chi tiết: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đật tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ… Khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Đây là thời kì mở đầu kỉ nguyên độc lập của người Việt, hay còn gọi là thời kì Hùng Vương dựng nước.
Thuở xa xưa ở miền Lạc Việt có một vị thần, nòi rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai của nữ thần Lạc Long Nữ nơi thuỷ cung tráng lệ.
Lạc Long Quân có sức khoẻ phi thường, lắm phép lạ, đã vì dân mà ra tay diệt Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh và nhiều yêu quái khác. Thần còn dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, chài lưới, cách làm nhà để ở,...
Cũng thuở ấy, ở vùng núi phương Bắc có nàng Âu Cơ, thuộc dòng dõi Thần Nông, tuyệt trần xinh đẹp. Nghe tin vùng đất Lạc Việt phương Nam là một xứ sở nhiều hoa thơm cỏ lạ, Âu Cơ bèn du ngoạn tới thăm.
Âu Cơ gặp Lạc Long Quân, người mến sắc, kẻ tham tài, rồi yêu nhau, nên vợ nên chồng. Sau mối kỳ duyên hạnh ngộ, Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai khôi ngô, tuấn tú tuyệt trần. Cuộc sống đang diễn ra vô cùng hạnh phúc, thì một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: Ta vốn nòi rồng ở nước, nàng là dòng tiên ở non cao. Khó ở với nhau một nơi lâu dài được. Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển; nàng sẽ đưa năm mươi, con lên núi, chia nhau trấn giữ các phương. Khi có đại sự nhớ giúp nhau, chớ sai lời hẹn....
Âu Cơ đưa đàn con lên rừng núi sinh cơ lập nghiệp. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, truyền ngôi mười mấy đời uy danh rạng rỡ bốn phương. Con cháu ngày một thêm đông đúc.
Từ sự tích Trăm trứng này mà người Việt Nam ta vẫn tự hào nhắc đến nguồn gốc dòng dõi của mình là con Rồng cháu Tiên.
Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể .hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng.
Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội. Lời cảm ơn là một trong những biểu hiện thái độ của ứng xử văn hóa, một hành vi văn minh và lịch sử trong các mối quan hệ xã hội. Biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tọc ta từ ngàn đời nay. Đứng giữa một tập thể, một công đồng, nếu một người nói ra những lời cảm ơn chân thành, sẽ cho mọi người thấy được phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ dàng cư xử và đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Lời cảm ơn trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn.Mỗi khi giúp đỡ ai đó, không mong sẽ được nhận bất cứ thứ gì, không cần người đó phải trả ơn bằng vật chất, cái chúng ta cần có lẽ chỉ là lời cảm ơn chân thành. Bởi thế mỗi chúng ta phải nghĩ đến những ai đã đốt lên ngọn lửa trong chúng ta với lòng biết ơn sâu sắc.Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Bạn hãy nói lời cảm ơn trước tiên đó chính là cha mẹ, vì họ chính là người giúp bạn tồn tại ở cuộc sống này, cũng là người đã nuôi dưỡng dạy dỗ bạn hằng ngày. Hãy cảm ơn những giúp bạn vượt qua những khó khăn, hay người hàng xóm nhắc bạn tắt công tắc nước khi nước tràn bể…..Hãy tự mình thực hiện lời cảm ơn chân thành. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.Dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.
#Châu's ngốc
bạn tham khảo nhé!
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng cho ta những cảm nhận rất sâu sắc về cho những con người có tầm nhìn hạn hẹp, quen thói hống hách không coi ai ra gì.Trong mắt ếch, bầu trời kia chỉ bé bằng cái vung bởi nó sống trong miệng giếng, hằng ngày nhìn lên nó chỉ thấy một khoảng trời qua miệng giếng mà thôi, và rồi, khi những con vật nhỏ bé như có, nhái khi nghe tiếng ếch kêu ồm ộp đều phải sợ hãi. Từ cái nhìn hẹn hẹp của ếch về giới đó ếch tự cho mình chính là chúa tể muôn loài, hống hách, ngạo mạn. Nó tự nuôi trong mình những ảo tưởng như thế do môi trường sống mang lại cho đến một ngày nước trong giếng dâng lên đưa nó ra một thế giời khác rộng lớn hơn gấp trăm ngàn lần thế giới nó từng sống trước đây. Nhưng nó không hề ý thức được sự thay đổi hoàn cảnh sống này, nó vẫn tiếp tục thái huênh hoang, coi trời bằng vung, cất tiếng kêu ồm ộp của mình để dương oai. Và kết quả của nó là bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. Ế chết không phải do con trâu, mà ếch chết bởi chính sự huênh hoang, ngạo mạn của chính bản thân mình. Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Dù cho có ở bất kì hoàn cảnh nào chúng ta cũng không bao giờ nên ngạo mạn, ta đây. chủ quan, kiêu ngạo. đồng thờ chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống để mở rộng hiểu biết, tích lũy thật nhiều kiến thức để bản thân mình không bao giờ có cái nhịn hạn hẹp về thế giới này cả.
good luck!
Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng không chỉ mang lại tiếng cười mà còn để lại bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch. Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩbầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường. Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng. Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói tự kiêu, khuyên răn con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.
Ý nghĩa Hoa Đào:
- Chính vì khoe sắc vào những dịp đầu năm mới, nên hoa Đào được xem là một dấu hiệu báo hiệu không khí cho một năm mới an nhàn, may mắn và hạnh phúc. ...
- Sức sống hoa Đào và sự sinh sôi nảy nở trong nó tượng trưng cho sự an khang thịnh vượng, phát triển trường tồn của mỗi cá nhân và gia đình.
- Vẻ đẹp hoa Đào tượng trưng cho vẻ đẹp của người con gái xứ Bắc, dịu dàng, kiều diễm, những chồi non e lệ chỉ chờ nở rộ trong gió xuân, lãng mạn vô cùng.
- Hoa Đào được coi là tinh hoa trong Ngũ Hành, xua tan bách quỷ, mang đến sự bình an tình vượng cho con người về đời sống tinh thần. Hoa đóng vai trò không nhỏ trong việc tô điểm cuộc đời thêm nhiều ý vị.
tk cho mk nha :)))))))))