K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2017

Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là có người mẹ hiền.

Mẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.

Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ.

Bà mẹ Mạnh Tử quan tâm giáo dục con tính trung thực, thật thà. Mẹ không được nói dối con thơ. Mẹ phải làm gương cho con trong nói năng, ứng xử, trong mọi việc lớn nhỏ. Nhỡ nói đùa con: "Để cho ăn ăn cơm đây", khi con hỏi: Người ta giết lợn làm gì thế, bà nghĩ và hối hận. Bà tự trách mình: Ta nói lỡ mồn rồi! Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao?. Mẹ hiền đã đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật. Lời nói ấy, cách suy nghĩ ấy, việc làm ấy cho thấy người mẹ hiền rất gương mẫu trong giáo dục đạo đức cho con thơ.


Mạnh mẫu rất thương con, nhưng không nuông chiều. Bà rất nghiêm khắc, rất kiên quyết trước ý thức vô kỷ luật trong học tập của con. Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Cử chỉ người mẹ trông thấy con bỏ học liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, xem như bị hỏng. Không la mắng! Không roi vọt! Bà chỉ nói với con: Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy. Một lời dạy con rất nghiêm, rất sâu sắc. Mạnh mẫu đã dạy con tính nghiêm túc, tính chăm chỉ trong học tập. Nhờ công giáo dục quý báu của mẹ hiền mà từ đó về sau, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, chẳng bao lâu trở thành một bậc đại hiền, được người đời ngưỡng mộ.

22 tháng 1 2017

Truyện Mẹ hiền dạy con trích từ sách Liệt nữ truyện của Trung Hoa, nội dung kể về cách dạy con rất nghiêm khắc và tình thương con đặc biệt của bà mẹ Mạnh Tử. Bà đã cố tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp và dạy con vừa có đạo đức, vừa có ý chí học hành, phấn đấu.

Cốt truyện gồm năm sự việc diễn ra từ thuở Mạnh Tử còn nhỏ:

Sự việc 1: Nhà ở gần nghĩa địa, thấy con bắt chước người ta đào, chôn, lăn, khóc. Bà nghĩ: Chỗ này không phải chỗ con ta ở được nên dọn nhà ra gần chợ.

Sự việc 2: Nhà ở gần chợ, thấy con bắt chước học theo thói bán buôn điên đảo, bà mẹ nghĩ: Chỗ này cũng không phải là chỗ con ta ở được nên dọn nha đến cạnh trường học.

Sự việc 3: Nhà ở gần trường học, thấy con bắt chước lễ phép, chăm chỉ học hành, bà mẹ vui lòng nói: Chỗ này là chỗ con ta ở được lâu dài.

Sự việc 4: Thấy nhà hàng xóm giết lợn, con hỏi mẹ: Người ta giết lợn làm gì thế? Mẹ nói đùa: Để cho con ăn đấy. Biết mình lỡ lời, bà đi chợ mua thịt lợn về cho con ăn.

Sự việc 5 : Con đang đi học bỏ về nhà chơi, mẹ cầm dao cắt đứt tám vải đang dệt để ngầm ví với việc con đang đi học mà bỏ học. Sau khi nghe mẹ khuyên, con học tập rất chuyên cần.

Năm sự việc trộn thể hiện ba ý như sau:
Môi trường sống ảnh hưởng, rất lớn đến việc hình thành tính cách con người.
Đề cao chữ tín trong cuộc sống.
Tác dụng của hành động và lời nói của người lớn đối với con trẻ.
Vấn đề mà bà mẹ thầy Mạnh Tử quan tâm trước hết trong việc dạy con là môi trường sống. Bà cho rằng phải tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp thì đứa trẻ mới cỏ thể tiếp thu những mặt tích cực, những yếu tố lành mạnh để phát triển nhân cách và trưởng thành. Trẻ em rất hay bắt chước. Nếu ở môi trường sống không tốt thì sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều không tốt. Như khi nhà ở gần nghĩa địa thì Mạnh Tử đã bắt chước người ta đào, chôn, lăn khóc. Đến lúc dọn nhà ra gần chợ thì lại bắt chước theo thói bán buôn điên đảo. Chỉ khi dọn nhà đến cạnh trường học thì bà mẹ mới yên tâm: Chỗ này mới là chỗ con ta ở được lâu dài. Mạnh Tử đã bắt chước theo thái độ lễ phép và chăm chỉ học hành của học trò. Đúng là Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng như nhân dân ta thường nói.
Ở sự việc thứ tư, khi biết mình lỡ lời nói đùa, bà mẹ đã kịp thời chữa lại ngay. Không phải bà đính chính lại câu nói đùa mà bà đi chợ mua thịt lợn về cho ăn thật. Bà muốn chứng tỏ câu nói của bà là đúng. Bà phải giữ chữ tín trước con vì bà nghĩ rằng con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối hay sao ? Mà nếu để trẻ em học nói dối từ nhỏ thì sẽ hết sức nguy hiểm. Cách dạy của bà mẹ thật khéo léo và tế nhị, giữ cho tâm hồn con trỏ trong sáng, hồn nhiên. Hơn thế, bà dạy cần phải biết quý trọng chữ tín vì nếu mất chữ tín thì không ai còn tin mình cả, do đó sẽ không thể làm tốt mọi việc.
Bên cạnh cách dạy con khéo léo, bà mẹ còn có thái độ rất kiên quyết. Phải nói rằng thái độ này của bà đã gây ấn tượng mạnh và cố tác dụng tích cực đối với con. Hành động, lời nói của bà mẹ xuất phát từ tình thương, muốn con nên người. Sự nghiêm khắc của bố mẹ có tác dụng rất lớn trong việc hướng con trai mình vào việc học tập chuyên cần để về sau trở nên bậc đại hiền.
Câu kết của truyện: Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao ? vừa là lời kể, vừa là lời bình của tác giả. Mạnh Tử trở thành người tài giỏi trước hết là nhờ công lao giáo dục và tình thương yêu của bà mẹ. Hành động cắt đứt tấm vải đang dệt và lời nói nghiêm khắc của bà mẹ đã để lại ấn tượng sâu sắc, thành bài học nhớ đời cho Mạnh Tử. Thắm thía lời dạy, từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần.
Truyện ngắn gọn nhưng đúc kết được nhiều bài học bổ ích và thiết thực về phương pháp giáo dục con cái. Mẹ thương con chưa đủ mà còn phải biết dạy con nên người. Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương và cách dạy con cho các bậc cha mẹ noi theo.
Dạy con trước hết phải chọn mối trường sống tốt cho con.
Dạy con trước hốt phải dạy dạo đức làm người.
Dạy đạo đức chưa đủ, còn phải dạy con lòng say mê học tập và ý chí phấn đấu trong cuộc sống.
Đối với con, không nên nuông chiều mà phải nghiêm khắc. Thái độ nghiêm khắc phải xuất phát từ tình yêu thương chân thành. Và mong muốn thiết tha con mình trở thành người có tài có đức.
Truyện Mẹ hiền dạy con tuy đơn giản nhưng lại gây xúc động sâu sắc bởi ý nghĩa to lớn của nó. Ý nghĩa ấy vượt ra ngoài phạm vi dạy con trong gia đình và mở rộng thành vấn đề giáo dục trẻ em trong toàn xã hội. Cách dạy con đúng đắn của bà mẹ thầy Mạnh Tử đã đem lại kết quả tốt đẹp. Sau này, Mạnh Tử đã trở thành một bậc đại hiền nổi tiếng trong thiên hạ.
26 tháng 1 2017

Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" đã được tác giả Nguyễn Dữ thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện cổ tích. Đó là chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối đã được thần rùa Linh Phi cho uống thuốc tiên sống lại, cho trở về trần gian. Đó là chi tiết Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. Đây cũng là những chi tiết làm hoàn thiện nét đẹp tâm hồn của Vũ Nương: vẫn luôn khát khao được phục hồi danh dự, vẫn mong muốn được chàm lo cho chồng con, nhà cửa. Và đồng thời đây cũng là một kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời người tốt dù có bị nghi oan rồi cũng được đền trả xứng đáng và cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.
Chúc bn hok tốt!

27 tháng 1 2017

Truyện Rùa vàng là một truyền thuyết vì sự kiện và nhân vật lịch sử triều đại An Dương Vương được kể lại trong một thế giới nghệ thuật thấm đẫm màu sắc huyền ảo: sứ Thanh Giang - một con rùa vàng nói sõi tiếng người, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Nguyên nhân xây thành không được và cách thức diệt trừ ma quỷ được sứ Thanh Giang cho An Dương Vương biết: Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước, muốn báo thù cho nước. Lại có con gà trắng sống ngàn năm, hó thành ẩn ở núi Thất Diệu sơn. Trong núi có ma, đó là hồn người nhạc công triều đại trước chôn ở đây. Ở bên cạnh, có một quán trọ cho khách vãng lai, chủ quán tên là Ngộ Không, có một người con gái và một con gà vốn là dư khí của quỷ tinh, phàm có khách qua đường nghỉ đêm ở quán thì quỷ tinh lại biến hoá muôn hình vạn trạng để làm hại. Người chết vì thế rất nhiều. Nay con gà trống trắng lại lấy con gái chủ quán, nếu giết được con gà trống thì trấn áp được quỷ tinh, quỷ tinh sẽ thu âm khí thành yêu, hoá ra con chim cú ngậm lá thư bay lên trên cây chiên đàn tâu cùng Thượng đế xin phá thành. Thần sẽ xin cắn rớt lá thư, nhà vua tức tốc lặt lấy, thành sẽ xây được. Hình ảnh nỏ thần: vua sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa vàng làm lẫy, gọi là Linh quang Kim Quy thần cơ. Về sau Triệu vương là Đà cử binh Nam xâm, cùng vua giao chiến. Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn. Cái chết của An Dương Vương: Vua cầm sừng tê bảy tấc, rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống bể. Hình ảnh hạt châu: Mị Châu chết ở bờ bể, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu [8,376 - 379].

23 tháng 1 2017

Ta là Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, dòng dõi ta thuộc nòi rồng. Chính vì vậy mà ta sống ở dưới nước, thỉnh thoảng ta lên cạn để giúp dân lành diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và các loài yêu quái. Ta còn dạy cho dân chúng cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Khi ta xuất hiện trên cạn thì tất cả dân chúng đều rất kính trọng và khâm phục tài năng của ta.

Có lần, ta đã hoá phép giết chết năm loài quỷ quái, chuyên đi giết hại dân lành. Sau khi bọn quỷ quái bị ta giết, người dân ở vùng này vô cùng sung sướng, họ đã đem rất nhiều lễ vật quý báu đến dâng cho ta nhưng ta không hề nhận một thứ gì. Chính vì thế họ càng kính phục tin tưởng vào tài năng và tấm lòng nhân đức của ta. Mỗi khi làm xong việc ta lại trở về Thủy Cung và báo cáo với cha ta. Trước khi trở về Thuỷ Cung ta còn dặn lại dân chúng khi nào gặp tai ương, hoạn nạn thì xuống biển gọi ta lên giúp.

Một lần, ta đang cùng cha vui chơi dưới Thuỷ Cung, bỗng có tiếng kêu cứu của dân chúng. Ta vội vàng từ biệt cha lên đường. Khi ta xuất hiện, ta đã phải chứng kiến một cảnh thảm thương ở vùng núi phương Bắc. Đó là nạn Hồ Tinh, Mộc Tinh quấy nhiễu dân lành. Chúng ăn thịt biết bao người dân vô,tội nơi đây khiến xương trắng phơi đầy sau một quả núi to. Ta vô cùng căm phẫn đã truy tìm tới tận hang ổ của bọn Hồ Tinh và Mộc Tinh.

Ròng rã một tháng trời, ta mới quét sạch được lũ yêu ma này. Sau khi giết hết lũ Hồ Tinh và Mộc Tinh, cuộc sống của người dân ở vùng này lại trở lại bình yên. Để đền đáp công ơn của ta, họ đã mở hội ăn mừng to lắm: Bao nhiêu lễ vật họ đã dâng biếu cho ta cùng tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng hò reo chào mừng chiến thắng náo động cả một vùng. Đã lâu nay ta mới cảm nhận được cuộc sống ở trên cạn có nhiều điều kì thú mà ở dưới Thuỷ Cung không có được. Cảnh núi non hùng vĩ với hoa lá chim muông thật đẹp và thơ mộng. Ta quyết định ở vùng này một thời gian để vãn cảnh. Thế rồi, vào một ngày đẹp trời, ta đang mải mê ngắm nhìn dòng sông chảy lững lờ quanh một sườn núi cỏ cây xanh biếc thì thấy xuất hiện một thiếu nữ xinh đẹp cùng các hầu nữ cũng đang hái hoa đuổi bướm dưới núi. Có lẽ vì mải mê với những bông hoa ven sườn núi mả nàng đã bị ngã. Không ngần ngại gì, ta vội chạy tới đỡ nàng lên. Sau một lúc trò chuyện ta đã biết được đó là nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Tiếng tăm của nàng ta đã được nghe đã lâu mà nay mới thấy. Ta đã đem lòng yêu thương nàng và nàng cũng yêu ta. Ta và nàng đã trở thành vợ chồng cùng chung sông ở cung điện Long Trang.

ít lâu sau, nàng có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con chẳng cần bú mớm mà tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Thế rồi một hôm, ở dưới Thuỷ Cung có việc lớn, cha ta gọi về. Ta đành phải từ biệt nàng và đàn con về Thuỷ Cung, ở dưới đó cha ta đã già yếu nên rất cần ta ở lại giúp việc, nên ta chưa thể về ngay với nàng cùng các con.

Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi ta lên mà than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà di, không cùng thiếp nuôi các con?

Ta nói:

-Ta vốn nồi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở dưới nước kẻ ở cạn tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp dỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Nàng đã nghe lời ta, rồi ta chia tay nàng cùng năm mươi con xuống vùng biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy tên hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Mốì tình của ta và nàng Âu Cơ đã trở thành một sự tích đẹp lưu truyền trong dân gian. Mỗi khi nhắc đến nguồn gốc của mình người Việt Nam thường tự xưng mình là con Rồng cháu Tiên.

2 tháng 2 2017

Bài làm

Ta là Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, dòng dõi ta thuộc nòi rồng. Chính vì vậy mà ta sống ở dưới nước, thỉnh thoảng ta lên cạn để giúp dân lành diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và các loài yêu quái. Ta còn dạy cho dân chúng cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Khi ta xuất hiện trên cạn thì tất cả dân chúng đều rất kính trọng và khâm phục tài năng của ta.

Có lần, ta đã hoá phép giết chết năm loài quỷ quái, chuyên đi giết hại dân lành. Sau khi bọn quỷ quái bị ta giết, người dân ở vùng này vô cùng sung sướng, họ đã đem rất nhiều lễ vật quý báu đến dâng cho ta nhưng ta không hề nhận một thứ gì. Chính vì thế họ càng kính phục tin tưởng vào tài năng và tấm lòng nhân đức của ta. Mỗi khi làm xong việc ta lại trở về Thủy Cung và báo cáo với cha ta. Trước khi trở về Thuỷ Cung ta còn dặn lại dân chúng khi nào gặp tai ương, hoạn nạn thì xuống biển gọi ta lên giúp.

Một lần, ta đang cùng cha vui chơi dưới Thuỷ Cung, bỗng có tiếng kêu cứu của dân chúng. Ta vội vàng từ biệt cha lên đường. Khi ta xuất hiện, ta đã phải chứng kiến một cảnh thảm thương ở vùng núi phương Bắc. Đó là nạn Hồ Tinh, Mộc Tinh quấy nhiễu dân lành. Chúng ăn thịt biết bao người dân vô,tội nơi đây khiến xương trắng phơi đầy sau một quả núi to. Ta vô cùng căm phẫn đã truy tìm tới tận hang ổ của bọn Hồ Tinh và Mộc Tinh.

Ròng rã một tháng trời, ta mới quét sạch được lũ yêu ma này. Sau khi giết hết lũ Hồ Tinh và Mộc Tinh, cuộc sống của người dân ở vùng này lại trở lại bình yên. Để đền đáp công ơn của ta, họ đã mở hội ăn mừng to lắm: Bao nhiêu lễ vật họ đã dâng biếu cho ta cùng tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng hò reo chào mừng chiến thắng náo động cả một vùng. Đã lâu nay ta mới cảm nhận được cuộc sống ở trên cạn có nhiều điều kì thú mà ở dưới Thuỷ Cung không có được. Cảnh núi non hùng vĩ với hoa lá chim muông thật đẹp và thơ mộng. Ta quyết định ở vùng này một thời gian để vãn cảnh. Thế rồi, vào một ngày đẹp trời, ta đang mải mê ngắm nhìn dòng sông chảy lững lờ quanh một sườn núi cỏ cây xanh biếc thì thấy xuất hiện một thiếu nữ xinh đẹp cùng các hầu nữ cũng đang hái hoa đuổi bướm dưới núi. Có lẽ vì mải mê với những bông hoa ven sườn núi mả nàng đã bị ngã. Không ngần ngại gì, ta vội chạy tới đỡ nàng lên. Sau một lúc trò chuyện ta đã biết được đó là nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Tiếng tăm của nàng ta đã được nghe đã lâu mà nay mới thấy. Ta đã đem lòng yêu thương nàng và nàng cũng yêu ta. Ta và nàng đã trở thành vợ chồng cùng chung sông ở cung điện Long Trang.

ít lâu sau, nàng có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con chẳng cần bú mớm mà tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Thế rồi một hôm, ở dưới Thuỷ Cung có việc lớn, cha ta gọi về. Ta đành phải từ biệt nàng và đàn con về Thuỷ Cung, ở dưới đó cha ta đã già yếu nên rất cần ta ở lại giúp việc, nên ta chưa thể về ngay với nàng cùng các con.

Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi ta lên mà than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà di, không cùng thiếp nuôi các con?

Ta nói:

-Ta vốn nồi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở dưới nước kẻ ở cạn tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp dỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Nàng đã nghe lời ta, rồi ta chia tay nàng cùng năm mươi con xuống vùng biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy tên hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Mốì tình của ta và nàng Âu Cơ đã trở thành một sự tích đẹp lưu truyền trong dân gian. Mỗi khi nhắc đến nguồn gốc của mình người Việt Nam thường tự xưng mình là con Rồng cháu Tiên.



20 tháng 8 2017

Theo mk thì chi tiết có thật là:

Cuộc chia tay đầy ân tình, cảm động, 50 người theo mẹ lên chốn non cao=> sự phát triển của cộng đồng dân tộc để mở mang đất nước.

20 tháng 8 2017

​sự thật lịch sử là 50 người con lên rừng, 50 người con xuống biển

14 tháng 3 2017

Cảm nhận:Nét nhạc vui tươi trong sáng ca ngợi lứa tuổi vô tư của lứa học trò.Bài hát có dáng vẻ tươi tắn long lanh thơ ngây của tuổi học trò đầy hồn nhiên mơ ước

14 tháng 3 2017

-Ca ngợi tình bạn vô tư, trong sáng của lứa tuổi học trò. Hình ảnh tia nắng giống như các bạn trai tinh nghịch, vô tư. Hình ảnh hạt mưa giống như các bạn gái duyên dáng hay dỗi hờn vô cớ .ok

26 tháng 3 2017

tu doc nao dung giong minh

29 tháng 3 2017

Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyền Tuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ .

Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao ttrùm cả mặt biển, không nom thấy đảo xa chỉ thấy một màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt như một bản tình ca không lời bất tận.

Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao.

Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đỏi màu, Một màu thật tuyệt. Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt, lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày.

Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời, hòa quyện cùng màu xanh của nước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô. Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa.
Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.

Những ngày nghỉ hè, tôi thích nhất là được ở nhà nằm đọc truyện cổ tích. Năm vừa rồi, tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi nên mẹ đã mua cho tôi một quyển Truyện cổ tích Việt Nam. Nhờ nó, tôi đã được du ngoạn trong một thế giới huyền ảo.

Tôi đang mơ màng bỗng giật mình tỉnh dậy bởi tiếng hát và nụ cười đùa trong trẻo của lũ trẻ. Tôi nhìn thấy trước mắt mình một đám trẻ đang vui đùa. Lũ trẻ đang chơi thấy tôi tiến lại thì dừng lại, chúng cũng có vẻ ngạc nhiên vì thấy tôi mặc khác với chúng. Có một cậu bé mặt mũi sáng sủa và thông minh tiến lại chào và hỏi tôi. "Chị là ai?". "Mình tên là Thúy, còn em?" Cậu bé chưa kịp trả lời thì lũ trẻ nhao nhao lên và đồng thanh hô: "Đó là cậu bé thông minh!". Tôi ngạc nhiên quá và vui mừng khi biết trước mặt mình là cậu bé thông minh - người đã đưa ra được những lời giải đơn giản và dễ hiểu trước những câu đố hóc búa của vua. Tôi nói: "Chị rất thích những câu trả lời của em. Dù có gặp vua hay bất kỳ ai, em không hề run sợ mà lại nhanh trí đối đáp lại những câu đố đầy oái oăm của nhà vua. Bằng trí thông minh của mình, em đã cứu được dân làng và cứu nước ta trước sự dòm ngó của ngoại bang. Câu trả lời của em trước sứ thần khiên ông ta sợ và nể phục nước Việt ta tuy nhỏ nhưng không thiếu người tài."

Cậu bé nhìn tôi, đưa tay gãi gãi, vẻ xấu hổ và nói: "Chị cứ khen em mãi thế. Đất nước ta không thiếu nhân tài. Em thấy các bạn học sinh bây giờ còn nhỏ nhưng đã rất giỏi, mang về cho đất nước bao giải quốc tế. Các bạn đã làm cho thế giới biết đến nước Việt Nam bằng các giải vàng trên trường quốc tế".

Tôi ngạc nhiên: "Sao em biết?" "Bởi em rất thích học nên thường đến xem các bạn học sinh học tập. Em thấy rất vui khi ngày càng có nhiều bạn học giỏi. Các bạn giỏi nhưng rất ngoan và khiêm tốn. Nhưng thôi, chị lại đây chơi cùng bọn em". Em kéo tay tôi, cùng hòa vào đám trẻ. Chúng tôi cùng giải đố, cùng đùa nghịch thật vui. Thậm chí, tôi còn được bọn trẻ đãi món khoai lang nướng vùi dưới lá khô. Mải vui đùa, chúng tôi quên cả thời gian. Trời đã sẩm tối, lũ trẻ chia tay tôi ra về. Tôi còn đang đứng ngẩn ngơ nhìn lũ trẻ ra về mà thấy tiếc quá, chẳng biết bao giờ mới có dịp gặp lại.

Bỗng tôi thấy có tiếng mẹ đang gọi tôi: "Thúy ơi! Dậy đi con. Sao lại nằm lên sách mà ngủ thế này". Hóa ra, tôi đang đọc truyện thì ngủ quên mất. Cuộc gặp gỡ với cậu bé thông minh thật là thú vị biết bao

6 tháng 2 2017

Trong cuộc sống của con người, gặp gỡ, giao tiếp chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người. Trong cuộc sống hàng ngày, cả trong học tập và những hoạt động thường ngày thì em đã gặp gỡ với rất nhiều người, cũng từ đó là em có thêm nhiều bạn bè thân thiết hơn. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, giao tiếp ấy, có lẽ đặc biệt nhất có lẽ chính là cuộc gặp gỡ với Thạch Sanh, đây không phải là một con người thông thường mà em gặp hàng ngày, Thạch Sanh là một người anh hùng bước ra từ câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã tạo cho em một ấn tượng khó phai.

Sau khi được học câu chuyện cổ tích Thạch Sanh trên lớp và nghe cô giáo giảng bài về nhân vật cổ tích này thì em đã vô cùng ngưỡng mộ, chàng là một hình mẫu anh hùng điển hình, không chỉ là một người nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho dân lành, mà Thạch Sanh còn là một người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngỡ tưởng hình tượng nhân vật Thạch Sanh chỉ là sự hư cấu của các tác giả dân gian, nhằm thể hiện khát vọng về cái thiện, lẽ công bằng và chính nghĩa ở đời. Em luôn nghĩ rằng nếu Thạch Sanh là một con người trần mắt thịt thì nhất định em sẽ tìm gặp, thể hiện sự ngưỡng mộ của em với Thạch Sanh.

Thật ngoài sức tưởng tượng, khi em đang ngồi học bài về nhà, em mang sách ra học bài cũ, em ngồi ngâm nga câu thơ trong sách giáo khoa ngữ văn tập một: “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”

Vừa ngâm nga những câu thơ, em vừa hình dung, mường tượng ra dáng vẻ của Thạch Sanh khi ngồi ôm đàn và hát lên những lời ca đầy tha thiết ấy, thì bỗng dưng bùm một tiếng, xuất hiện trước mặt em là hình ảnh của một chàng trai cao lớn, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Trang phục của người này cũng rất lạ mắt, đó là một bộ quần áo vải giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, mái tóc của người này cũng rất khác với bình thường, không phải kiểu tóc ngắn giống những người con trai ngày nay vẫn cắt mà mái tóc của người này rất dài, được buộc gọn gàng ở trên đầu.

Bình thường em vốn rất nhát gan, lại vô cùng sợ những câu chuyện ma quái, đột nhiên trong phòng em xuất hiện một người đàn ông lạ mặt, theo lẽ thường em phải hét lên và cầu cứu bố mẹ mới đúng. Nhưng thật kì lạ, sự xuất hiện của người đàn ông này chỉ làm em bất ngờ, bất ngờ đến mức đôi mắt mở lớn tròn xoe, nhìn chằm chằm vào người ấy, miệng thì há to ra trông rất tức cười. Có lẽ cũng vì khuôn mặt của người đàn ông ấy khá là hiền lành, phúc hậu nên em cũng không phản ứng như bình thường. Đang chìm vào sự bất ngờ, những suy nghĩ của mình thì người đàn ông lạ mặt đó đã chủ động đến giới thiệu mình, cũng là cách thức hiệu quả nhất để em trở về từ cõi mộng.

Người đàn ông ấy dùng giọng nói trầm ấm, đầy thiết tha mà giới thiệu mình: “Ta là Thạch Sanh, là người đã hát câu hát mà cháu vừa ngâm nga”. Nghe thấy vậy tôi càng thêm bất ngờ, không dám tin vào những điều mình đang chứng kiến là thật nữa, mọi thứ như trong giấc mơ vậy, tại sao một người ở trong chuyện có thể bước ra ngoài như vậy được chứ. Thấy em ngây ngốc như vậy, Thạch Sanh đã đến ngày và véo nhẹ vào má em, miệng thì cười nhẹ đầy hiền lành: “Cháu đã tin ta là thật chưa”. Lúc ấy tôi vẫn chưa thể nói được như bình thường, mà chỉ biết dùng hành động để ra hiệu cho Thạch Sanh biết là mình có nghe và đã tin, tôi gật đầu lia lịa làm Thạch Sanh cũng phải phá lên cười đầy thích thú.

Sau khi đã bình tĩnh lại thì em và Thạch Sanh đã có một cuộc nói chuyện đầy thú vị, em đã rất tò mò và yêu cầu Thạch Sanh kể lại chi tiết hơn các câu chuyện diệt yêu quái, chằn tinh, đại bàng như thế nào. Thạch Sanh đã rất thân thiện và gần gũi khi tiếp xúc với em, dù em là một người xa lạ, và những yêu cầu cũng rất trẻ con nhưng Thạch Sanh đều rất nhiệt tình giải đáp cho em từng vấn đề một. Câu chuyện của Thạch Sanh hấp dẫn hơn nhiều so với đoạn trích trong sách giáo khoa, bởi không chỉ câu chuyện diệt chằn tinh mà quá trình ấy diễn ra như thế nào, Thạch Sanh đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tiêu diệt cái ác ấy, đều được kể một cách chân thực và vô cùng sinh động.

Qua đó em cũng nhận thấy được việc tiêu diệt chằn tinh, đại bàng của Thạch Sanh vô cùng đáng khen ngợi, đáng cảm phục; nhưng em cũng thấy được sự cố gắng, nỗ lực của Thạch Sanh lớn như thế nào mới có thể tiêu diệt được bọn xấu xa, độc ác ấy. Bởi suy cho cùng, dù Thạch Sanh là thái tử nhà trời được phái xuống, nhưng khi đã đầu thai vào kiếp người thì cũng không còn những phép thần thông nữa, mọi việc giải quyết đều phải dựa vào sức mạnh, ý chí mà niềm tin của chính bản thân chàng. Vì vậy mà tấm gương người tốt việc tốt của Thạch Sanh càng đáng ngưỡng mộ, đáng trân trọng.

Đây là một cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa em và một nhân vật thần kì mà trước đó em cho rằng, người này chỉ có thể xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, trong thế giới của những tưởng tượng. Nhưng, khi em đã được gặp Thạch Sanh thì em hoàn toàn tin tưởng vào sự thần kì ấy. Cũng qua cuộc gặp gỡ bất ngờ này, em cũng đã được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện thú vị mà người kể chính là nhân vật em hàng ngưỡng mộ, thần tượng. Cuộc gặp gỡ này vô cùng tuyệt vời, thú vị, là một kỉ niệm mà em không bao giờ quên.

5 tháng 2 2017

trong trái tim tôi, các ông tiên, bà tiên, ông bụt, các vị thần đều thật tuyệt vời. họ mang tới những điều kì diệu cho các nhân vật bất hạnh, đem tới niềm vui, sự hạnh phúc và niềm tin trong mỗi tâm hồn non nớt, thơ ngây của những đứa trẻ thơ. phép màu họ tạo ra như cơn gió mùa xuân, sưởi ấm đêm đông giá lạnh; nó như nước suối ngọt ngào, làm tươi mát sa mạc khô hanh; nó như mặt trời ấm áp, xua tan bóng tối quạnh hiu. dù ngoài đời thật, họ không hề tồn tại nhưng chính những nhân vật hư cấu này lại tạo nên niềm tin, là chỗ dựa cuối cùng cho những con người rủi ro, bất hạnh. những họa sĩ đã vẽ rất nhiều hình ảnh về họ, không hình ảnh nào giống nhau. nhưng dù có muôn hình muôn vẻ thì sự nhân hậu, lòng từ bi vẫn không bị mất đi, vẫn giữ lại một cách trọn vẹn. tôi luôn cảm thấy thật yêu mến, ngưỡng mộ và cảm phục họ. ước gì, tôi được thấy họ, được gặp họ,chỉ một lần thôi,chỉ một lần duy nhất.

5 tháng 2 2017

vậy ko chép mag thì sao biết được hả bạn

sao bạn ko tự suy nghĩ đi mà đăng lên web học 24 làm gìvui