Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.
b. Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận. Chẳng hạn:
- (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.
- (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.
- (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.
c. Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:
- Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);
- Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);
- Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);
- Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).
Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.
Đề |
Lối sống giản dị của Bac Hồ - có tính chất giải thích, ca ngợi |
Tiếng Việt giàu đẹp - có tính chất giải thích, ca ngợi |
Thất bại là mẹ thành công - có tính chất khuyên nhủ, phân tích |
Chớ nên tự phụ - có tính chất khuyên nhủ, phân tích |
Không thầy đố mày làm nên và học Thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không ? - có tính chất suy nghĩ, bàn luận |
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng - có tính chất suy nghĩ, bàn luận |
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, nên chẳng ? - có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề |
Phẳng chăng Thật thà là cha dại ? - có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề |
cứ cho thứ tự cột A là 1,2,3.. nha! còn thứ tự cột B là a),b)c)..nhé
ta đc:
1,2 -a
3,4,5-b
8,5-c
7,8-d mik trình bày theo kiểu toán học cho dễ hihi
ok nha pn, ko biết có đúng ko, đây chỉ là bài soạn thôi nhưng mik mún giúp pn
Bài làm
+ Mở bài:
– Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
+ Thân bài
– Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng”
Nghĩa đen theo chúng ta hiểu ở đây mực là loại mực tàu ngày xưa có màu đen tuyền dùng viết bút lông trên giấy gió, khi viết người ta thường chấm bút lông vào mực để viết nếu sơ ý mực dính tay thì sẽ bị bẩn rất khó sạch
– Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích. Nó giúp người ta nhìn thấy trong bóng tối.
“Mực” ám chỉ những con người xấu xa, không có ích trong xã hội
“Đèn”: ở đây chỉ hình ảnh ánh sáng, những người tốt sống có ích và được nể trọng trong xã hội, đại diện cho chuẩn mực đạo đức.
– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nhằm khuyên nhủ con người ta nên biết chọn bạn mà chơi, biết chọn hướng đi đúng trong hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì cn người tốt, yêu thương chan hòa
– Nhằm giáo dục con người nên tránh xa những hoàn cảnh, con người xấu để tránh bị dính vào người như dính mực vừa bẩn vừa khó làm sạch .
– Là một học sinh chúng ta nên chọn bạn mà chơi, tránh xa các tệ nạn xã hội như game, ma túy, cờ bạc. Nên tích cực học tập, nghe lời thầy cô cha mẹ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi , có ích trong xã hội
– Nên biết giúp đỡ những bạn khó khăn hơn mình, những bạn có lối sống lệch lạc cần giúp các bạn nhìn ra điều sai trái để đi đúng hướng.
+ Kết bài
– Câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một câu tục ngữ hết sức ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên ta nên học những điều hay lẻ phải và tránh xa những điều sai trái, xấu xa. Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ.
Lập dàn ý chứng minh rằng con người không thể sống thiếu tình bạn
Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
Hãy biết quý thời gian
1. Mở Bài - Cuộc đời mỗi con người thật quý giá. - Thời gian là tài sản vô giá, nên phải biết quý trọng thời gian. 2. Thân Bài a. Thời gian là gì? · Là giây, phút, ngày giờ, năm tháng... · Biết quý trọng thời gian là sử dụng thời gian hiệu quả nhất, không lãng phí. b. Bàn về cách tiết kiệm thời gian: · Lên thời gian biểu để giờ nào việc ấy cho khoa học. · Sử dụng thời gian cân đối giữa học tập, lao động, nghỉ ngơi... · Dẫn chứng: Bác Hồ trăm công nghìn việc, vẫn sắp xếp thời gian trò chuyện cùng thiếu nhi, đọc sách, trồng cây, nuôi cá, tập thể dục... c. Phê phán: · Hiện tượng phí phạm thời gian vì lười biếng. · Nướng thời gian vào trò chơi điện tử, mạng xã hội... · Sử dụng thời gian để học, làm việc không khoa học cũng ảnh hưởng sức khỏe. d. Bài học: · Thế hệ trẻ phải biết quý thời gian như vốn liếng của mình. · Dùng thời gian để làm nhiều điều có ích 3. Kết Bài · Quý trọng thời gian là quý trọng cuộc đời mình và những người khác. · Hãy dành thời gian cho những người thân yêu của ban.Lối sống giản dị của Bác Hồ: Giải thích, ca ngợi
Tiếng Việt giàu đẹp: Giải thích, ca ngợi
Thất bại là mẹ thành công; Khuyên nhủ
Chớ nên tự phụ: Khuyên nhủ
Không thầy đố mày làm nên và họ thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không: Bàn luận
Gần mực thì đen gần đèn thì rạng: Khuyên nhủ
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, nên chăng?: Tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề
Phải chăng thật thà là cha dại: Tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề\
Chúc bạn học tốt!
a, Tất cả các đề văn đều có thể xem là đề bài, đầu đề. Dĩ nhiên là có thể dùng cho bài văn sắp được viết
b, Văn nghị luận là phải dùng hệ thoongs tư tưởng quan điểm của mình nhằm xác lập cho người nghe, người đọc tư tưởng quan điểm đó. Các đề trên đều định hướng như trên nên nó là văn nghị luận
c,Tính chất của đề văn yêu cầu chúng ta phải hiểu đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận. Nó giúp ta không đi lệch khỏi vấn đề mình quan tâm
Bạn tham khảo phần so sánh sau:
* Giống nhau: cả hai câu tục ngữ đều đề cao việc học hỏi, học tập mọi lúc mọi nơi để có thể thành công.
* Khác nhau
- “Không Thầy đố mày làm nên” : Khẳng định vai trò lớn lao và tiên quyết của người thầy trong môi trường giáo dục, trong nhà trường
- “Học thầy không tày học bạn”: Câu này là một lời khuyên, khuyên con người phải mở rộng môi trường học, không chỉ học trên trường mà còn phải học hỏi trong đời sống xã hội
=> Hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn với nhau, ngược lại chúng còn hỗ trợ ý nghĩa cho nhau, để đề cao vai trò của việc học tập.
+ Vấn đề của đề (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.
+ Vấn đề của đề (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.
+ Vấn đề của đề (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.