Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Bài 2:
“Nam Cao, nhà văn không biết khóc cho khốn khó đời mình lại rất dễ khóc cho đời người. Khó biết nhân vật hay tác giả khóc, bởi mỗi chữ ứa lệ khi lão Hạc khóc. Khi “rân rấn”, khi “ầng ậng nước”, khi khóc thầm, khi vỡ òa. Nước mắt ẩn cả trong nụ cười, “cười đưa đà”, “cười nhạt”, “cười và ho sòng sọc”, “cười như mếu”. Thật xúc động khi đọc đoạn lão khóc con đi phu. Tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?...
Với đứa con trai duy nhất, Nam Cao nhìn ra ở người cha xác xơ, còm cõi này một tình phụ tử nguyên sơ và vĩnh cửu. Không phải lão không biết quý sinh mạng của mình. Tuy nhiên có một thứ lão còn quý hơn: ấy là đạo làm người, làm cha! Hoàn cảnh cùng cực ấy đã đẩy lão đến một sự lựa chọn nghiệt ngã: Muốn sống thì phải lỗi đạo làm cha (phải xâm phạm vào mảnh vườn – tài sản duy nhất đáng giá mà lão đêm ngày giữ gìn để bù trì tạo lập cho giọt máu duy nhất mình để lại chơ vơ trên cõi đời này), còn để trọn đạo làm cha thì phải chết. Và lão đã quyên sinh. Cái chết của lão Hạc khiến ta đâu đớn nhận ra tình phụ tử mộc mạc ấy mới thăm thẳm và mới thiêng liêng làm sao!”.
Bài 3:
Lão Hạc chọn cái chết như con chó. Cảnh lão Hạc chết có những nét tương đồng với với cảnh thằng Mục và thàng Xiên bắt cậu Vàng. Đó là lời tạ lỗi chân thành và sâu sắc nhất với câu Vàng. Qua cái chết đó nam cao muốn thể hiện niềm tin vào người nông dân: dù có chết họ vẫn luôn giữ bản chất lương thiện lòng thương con và sự tự trọng của mình. đồng thời nó cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.
Câu 4:
- Nó là một tài sản "Lão lẩm nhẩm quy ra tiền", một "vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt", nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.
- Lão coi nó như một đứa con, một thành viên trong gia đình lão Hạc
Em tham khảo:
2.
Lão đã khóc 2 lần
( 1 ) Lão khóc vì khi kể lại câu chuyện thằng con trai lão đi phu với ông giáo
( 2 ) Lão khóc vì đã bán đi con chó mà bao lâu nay đã sống chung với mình
Cho thấy lão là người yêu thương con và có lòng nhân hậu
3.
Lão chết do ăn bả chó của Binh Tư
Lão hoàn toàn có thể lựa chọn một cái chết êm dịu, nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Bởi lẽ lão sống cả đời chân thực, chưa biết lừa dối một ai. Vậy mà cậu Vàng – người bạn tâm tình, trung thành với lão mà lão lỡ lừa dối nó. Lão đã lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Đó như một sự tự trừng phạt của lão dành cho mình. Người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho một tấm lòng nhân hậu, trung thực đáng quý ở con người nghèo khổ nhưng thanh cao ấy. Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Chi tiết cái chết của lão Hạc đã góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho truyện. Đó là cái chết khiến người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.
4.
Cậu Vàng giúp cho nhân vật bộc lộ cảm xúc, lòng nhân hậu.
Với lão Hạc, nó giúp lão có thêm niềm vui, như có con trai ở bên
Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muôn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao.
Nhân vật lão Hạc - trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao( thành phần phụ chú) là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Chao ôi !( câu cảm thán) Lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.
Tham khảo
Không có con chó vàng, có lẽ truyện "Lão Hạc" không thể nào sâu lắng và cảm động đến thế. Dùng con vật như một đối sánh để khắc hoạ chân dung con người không còn là một thủ pháp nghệ thuật xa lạ nữa. Trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, con chó đã thực sự là một tình tiết nghệ thuật đắt giá. Vậy mà ám ảnh hơn cả vẫn là cậu Vàng của ông lão này thôi.
Ở đây, con chó nào đâu chỉ sắm một vai truyện. Cậu Vàng còn như một phần của lão Hạc. Liệu có thể hình dung đầy đủ về lão Hạc, nếu thiếu đi con chó ấy? Rõ ràng, Nam Cao có dụng ý đối chiếu ý thức sở hữu của anh trí thức và người nông dân. Ông giáo vô cùng quý những cuốn sách của mình. Nhưng với ông giáo, sách chỉ là một kỉ vật về thời gian đầy mơ ước và cũng chỉ thế thôi! Con chó Vàng với lão Hạc thì biết bao ý nghĩa. Nó là một tài sản "Lão lẩm nhẩm quy ra tiền", một "vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt", nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.
Song, phát hiện sâu sắc đến kì lạ của ngòi bút Nam Cao ở đây, vẫn là tư cách thứ tư của nó: một thành viên trong gia đình lão Hạc. Có một đứa con độc nhất thì đã bỏ lão mà đi. Sống cô quạnh trong một tuổi già trống trơ, lạnh lẽo, lão có một nhu cầu rất tự nhiên: được làm cha, làm ông nội. Có bao nhiêu tình cảm chất chứa trong lòng, lão dồn hết vào con chó. Lão coi nó như một đứa con, rồi chăm chút cưu mang như một đứa cháu nội bé bỏng, côi cút: lão bắt rận, lão tắm, lão trò chuyện âu yếm. Lão gọi là "cậu Vàng" như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Lão mắng yêu, lão cưng nựng, dấu dí. Cứ thế, ranh giới, sự phân đẳng người - vật (chủ sở hữu và vật bị chiếm hữu) đã bị xóa nhòa từ bao giờ. Dường như vật nuôi đã được người hóa.
Cũng vì thế mà khi cuộc sống tàn ác buộc lão phải chà đạp, phải thủ tiêu quan hệ tình cảm này, lão đã rơi vào bi kịch. Lúc đường cùng, buộc phải trả con chó về địa vị thông thường của một vật nuôi, một tài sản, nghĩa là xóa bỏ tư cách một kỉ vật, một thành viên, một người bạn tận tụy trung thành, đối với lão là một tội hình không thể tha thứ.
Con chó không chỉ làm hiện lên nguyên vẹn tính người tự nhiên sâu thẳm trong lão Hạc. Đằng sau đó, Nam Cao còn kín đáo kí thác một triết lý đau buồn về thân phận trớ trêu của con người trên mặt đất này.
Câu 6: Vì sao lão Hạc phải bán cậu vàng ?
A. Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả
B. Vì lão không muốn nuôi con chó nữa
C. Vì nuôi chó sẽ tiêu vào tiền của con
D. Để lấy tiền gửi cho con
Câu 7: “Lão Hạc” là tác phẩm của nhà văn nào?
A. Nam Cao
B. Ngô Tất Tố
C. Thanh Tịnh
D. Nguyên Hồng
Câu 8: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thuộc thể loại nào ? Phương thức biểu đạt chính ?
A. Hồi kí – tự sự
B. Truyện ngắn – tự sự
C. Tiểu thuyết – tự sự
D. Truyện ngắn – biểu cảm
sao bạn k vào ngữ văn lớp 8 rồi vào lý thuyết mà xem có sẵn mà