Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ: Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bổ của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. Vì vậy, ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng tính chất tự cấp, tự túc thì các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta. Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước. Ở hai thành phố này tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu. các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. Đây cũng là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống,... đều phát triến mạnh
đảm bảo được chất lượng của các mặt hàng nông sản sau khi thu hoạch
-có thể làm tăng giá trị mặt hàng
-mở rộng thị trường tiêu thụ
-nâng cao hiệu quả sản xuất
-thúc đẩy sự phát triển nghành sản xuất nông nghiệp ở nước ta
Vai trò
Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vi trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng ; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới.
Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Vai trò
Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vi trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng ; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới.
Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam mang lại ý nghĩa sâu rộng cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Thứ nhất, ngành này đã giúp tăng cường giao tiếp và kết nối giữa các vùng miền, tạo nền tảng vững chắc cho sự bùng nổ của thương mại điện tử, một kênh thị trường đang mở rộng mạnh mẽ. Thứ hai, bưu chính viễn thông tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm, từ lắp đặt hạ tầng cho đến quản lý và phát triển sản phẩm. Thứ ba, với hạ tầng viễn thông hiện đại, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài, thu hút vốn và kỹ thuật tiên tiến. Cuối cùng, sự tiện ích và hiệu quả từ việc truy cập thông tin nhanh chóng đã giúp tăng năng suất và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, đồng thời góp phần đáng kể vào ngân sách nhà nước.
Cây công nghiệp quan trọng nhất là cây chè.
Thế mạnh trong việc khai thác khoáng sản và thuỷ điện tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng.
- Đây là vùng giàu nhất nước ta về khoáng sản (than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn; sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang; thiếc ở Cao Bằng, chì - kẽm ở Bắc Cạn, apatit ở Lào Cai, đồng ở Sơn La...).
- Tiềm năng thuỷ điện rất lớn, tập trung trên hệ thống sông Hồng (37% trữ lượng cả nước).
* Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp.
Diện tích rộng, có nhiều loại đất, khí hậu với một mùa đông lạnh thích hợp với việc phát triển các cây công nghiệp ưa lạnh nhất là chè, cây dược liệu, rau quả ôn đới, cận nhiệt.
* Thế mạnh về chăn nuôi gia súc.
- Có diện tích rộng, khí hậu mát mẻ nên có nhiều đồng cỏ thích hợp cho chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa.
- Có trồng nhiều hoa màu nên nguồn thức ăn dồi dào, chăn nuôi lợn phát triển.
* Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
- Du lịch sinh thái ở Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể.
- Du lịch hướng về cội nguồn ở Đền Hùng, Pác Bó.
- Du lịch biển ở vịnh Hạ Long.
* Có điều kiện để phát triển kinh tế biển.
- Du lịch biển ở Quảng Ninh (vịnh Hạ Long).
- Nuôi trồng, khai thác hải sản (vùng biển Quảng Ninh và các đảo).
Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:
+ Đối với nền kinh tế:
- Khai thác hợp lí hơn tiềm năng biển - đảo, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
- Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
- Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....
- Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch ...) -> tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
- Góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
+ Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
- Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.
- Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.
* Giao thông vận tải:
- Là ngành sản xuất đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất vừa mang tính chất dịch vụ và có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Thm gia vào hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nối liền sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu dùng, phục vụ đắc lực cho nhu cầu đi lại của người dân.
- Tao mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và quốc tế.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở những vùng khó khăn miền núi xa xôi.
- Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ tổ quốc.
* Thông tin liên lạc:
- Đảm nhận việc vận chuyển tin tức một cách hợp lí, góp phần thực hiện các mối giao lưu xã hội giữa các địa phương trong nước và quốc tế.
- Góp phần phục vụ nhân dân, làm thay đổi cuộc sống của từng cá nhân, xã hội.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Trong xu thế hội nhập hiện nay, thông tin liên lạc có vai trò quan trọng, có thể quyết định đến sự thành đạt trong sản xuất kinh doanh cũng như phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy quá tình toàn cầu hóa, làm thay đổi mạnh mẽ đời sống của con người
Các DTTS ở nước ta cư trú chủ yếu ở miền núi, suốt dọc biên giới phía Bắc và phía Tây của Tổ quốc. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam với nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần dân tộc không phải là một cộng đồng riêng rẽ, biệt lập về chính trị-xã hội, mà là bộ phận cấu thành dân tộc Việt Nam thống nhất. Các thành phần dân tộc cư trú đan xen lẫn nhau và phân tán trên mọi vùng miền của đất nước, không có lãnh địa riêng biệt của từng dân tộc. Dân số các DTTS ở nước ta chỉ chiếm trên 14% dân số nhưng cư trú ở những vùng đất rộng lớn, chiếm 3/4 diện tích cả nước, là nơi có nguồn tài nguyên phong phú, địa bàn chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong mối quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta thì đoàn kết thống nhất là đặc điểm nổi bật nhất, xuyên suốt trong mọi thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước. Các dân tộc sinh sống trên đất nước ta trong những giai đoạn khác nhau, nhưng đều có chung một vận mệnh lịch sử. Đoàn kết gắn bó là đảm bảo sự sống còn của từng dân tộc, cũng như của cả cộng đồng các dân tộc trong quá trình phát triển.
Các DTTS ở Việt Nam có vai trò rất to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm qua đã khẳng định, các DTTS là một lực lượng cơ bản, không thể thay thế trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các DTTS ở nước ta ngày càng phát huy vai trò to lớn của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trong lịch sử, các DTTS luôn là lực lượng che chắn, là "phên giậu", thường xuyên phải chống lại những âm mưu, thủ đoạn xâm phạm bờ cõi của kẻ thù. Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của các triều đại phong kiến, đều có sự đóng góp sức người, sức của rất to lớn của đồng bào các DTTS. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chiến khu Việt Bắc, vùng rừng núi miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ... không những là căn cứ vững chắc của cách mạng, mà còn là nơi chứng kiến những thất bại cuối cùng của kẻ thù. Ngày nay, sự vững mạnh về an ninh, quốc phòng ở vùng đồng bào các DTTS, có ý nghĩa quan trọng đến thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chúng ta đã ban hành và thực hiện rất nhiều chính sách nhằm phát triển mọi mặt đời sống, xã hội đồng bào DTTS. Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ở nước ta ngày càng được cải thiện. Các quyền cơ bản của đồng bào DTTS về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc y tế... được đảm bảo.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách quan, đời sống của đồng bào DTTS ở nước ta nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, còn có khoảng cách đáng kể so với dân tộc đa số, giữa miền xuôi và miền ngược. Việc thể chế quyền của DTTS bằng pháp luật cũng như cơ chế thực hiện quyền của DTTS còn không ít bất cập. Hiện nay, vùng DTTS vẫn là những vùng nghèo, lạc hậu nhất nước, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp.
Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS, đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế của Đảng, Nhà nước, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chúng ta cần quán triệt thực hiện các giải pháp về cơ chế thực hiện chính sách, pháp luật về DTTS như sau:
Xác định công tác dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo các quyền các DTTS là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tất cả các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương tới địa phương. Trong đó, vai trò nòng cốt thuộc trách nhiệm của cơ quan làm công tác dân tộc của Quốc hội và Chính phủ, được tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống cơ sở. Giữa các cơ quan cần có cơ chế phối hợp trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc đảm bảo các quyền của DTTS.
Trước hết, cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động đồng bào tích cực thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc. Tuyên truyền, giáo dục, vận động và tổ chức đồng bào tích cực, chủ động tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ra sức xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Động viên đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, nhanh chóng hội nhập với sự phát triển chung của đất nước.
Cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội từ Trung ương xuống địa phương cần quán triệt, tuyên truyền để mỗi cán bộ và nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của địa bàn DTTS và chính sách dân tộc nhất quán của Đảng, Nhà nước, cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện công tác dân tộc đối với sự phát triển của đồng bào DTTS trên cả nước.
Bên cạnh đó, tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương. Củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, để làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyến địa phương trong việc quản lý, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Tiếp tục đổi mới công tác dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ của ngành công tác dân tộc, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của vùng DTTS và miền núi, vì vậy, cần quan tâm đến chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng chăm sóc sức khỏe đồng bào. Thành lập Học viện Dân tộc gắn với đào tạo nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi. Ưu tiên bảo đảm nguồn lực cho thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo được ban hành. Huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư, phát triển, trước hết tập trung cho các vùng đặc biệt khó khăn (vùng "lõi nghèo"), tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Thực hiện nghiêm chỉnh việc phân cấp cho cơ sở, công khai các chính sách, chương trình, dự án, vốn đầu tư,... để đồng bào biết và tham gia quản lý, giám sát quá trình thực hiện.
Một giải pháp đặc biệt quan trọng là, điều chỉnh lại cơ chế quản lý thực hiện chính sách dân tộc theo hướng xây dựng chương trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu, dài hạn. Thống nhất đầu mối cơ quan chủ trì, tổ chức thực hiện chính sách đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc. Tập trung xây dựng, củng cố toàn diện, đồng bộ và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc và miền núi. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS tại chỗ.
Tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những điểm "nóng" về an ninh trật tự ở vùng dân tộc và miền núi. Tích cực chăm lo xây dựng và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bản sắc dân tộc. Từng bước xây dựng, tiến tới hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở vùng DTTS và miền núi. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS và miền núi được hưởng thụ những thành tựu của sự phát triển do công cuộc đổi mới đem lại.
Mặt khác, thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, việc quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật ở các cấp, đặc biệt là ở cơ sở. Có cơ chế khuyến khích người dân, các tổ chức đoàn thể nhân dân tham gia công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở vùng đồng bào DTTS...
Đại tá Nguyễn Văn Hướng (Cục An ninh xã hội, Bộ Công an)
Bưu chính - Viễn thông có vai trò ngày một quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đó là một ngành phục vụ công cộng, một bộ phận không thể thiếu của cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đồng thời cũng và một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Vai trò quan trọng của ngành đối với sự phát triển của đất nước. những dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông: điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu, Internet, phát hành báo chí, chuyển bưu điện, bưu phẩm,v..v...
Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet đã tác động đời sống kinh tế – xã hội nước ta. Cụ thể là:
Việc phát triển các dịch vụ trên đem đến cơ hội kết nối giúp cho mọi người thu hẹp khoảng cách của mình đối với phần còn lại của thế giới.
Ngoài ra, việc phát triển trên cũng mang lại những tiềm năng, những ngành nghề mới giải quyết việc làm và nâng cao trình độ dân trí.
Giúp phát triển KHKT từng bước, mở ra cánh cửa tri thức cho các trí thức trẻ tiếp cận với thế giới bên ngoài.
Cung cấp những phương tiện thông tin nhanh chóng và chuẩn xác ứng dụng rất nhiều trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, KHKT,quốc phòng
Vai trò của ngành bưu chính viễn thông: <Phần đầu SGK>
Những dịch vụ cơ bản của ngành bưu chính viễn thông là: điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu, Internet, phát hành báo chí, chuyển bưu điện, bưu phầm..v..v
Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet đã tác động đời sống kinh tế – xã hội nước ta. Cụ thể là:
Việc phát triển các dịch vụ trên đem đến cơ hội kết nối giúp cho mọi người thu hẹp khoảng cách của mình đối với phần còn lại của thế giới.
Ngoài ra, việc phát triển trên cũng mang lại những tiềm năng, những ngành nghề mới giải quyết việc làm và nâng cao trình độ dân trí
Giúp phát triển khoa học kĩ thuật từng bước, mở ra cánh cửa tri thức cho các trí thức trẻ tiếp cận với thế giới bên ngoài
Cung cấp những phương tiện thông tin nhanh chóng và chuẩn xác ứng dụng rất nhiều trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kĩ - thuật, quốc phòng