Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lĩnh vực | Thời Lý | Thời Trần | Thời Hồ |
Nông nghiệp | -Lễ cày tịch điền -Khuyến khích việc khai khẩn đất hoang -Thủy lợi: đào kênh mương -Ban luật cấm giết trâu, bò | -Mở rộng diện tích, khai khẩn đất hoang -Rất chú trọng đến việc làm thủy lợi -Đặt chức Hà đê sứ, Khuyến nông sứ | -Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng -Chính sách hạn điền, biểu thuế đinh, thuế ruộng |
Thủ công nghiệp | -Nhiều nghề rất phát triển: dệt lụa,.. -Một số nghề được mở rộng: đúc đồng,... -Một số công trình nởi tiếng: chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên,.. | -Các xưởng thủ công nhà nước:làm gốm, dệt,..rất phát triển -Thủ công trong nhân dân rất phổ biến và phát triển: đồng, giấy,.. -Nhiều làng nghề, phường ghề xuất hiện | -Đóng thuyền đi biển, đúc đồng, chế tạo vũ khí,.. |
Thương nghiệp | -Trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước -Nhiều chợ được thành lập -Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất | -Trong nước: các làng các xã chợ mọc lên ngày càng nhiều. Thăng Long là trung tâm buôn bán của cả nước | -Ban hành tiền giấy sang tiền đồng |
Lĩnh vực | Thời Lý | Thời Trần | Thời Hồ | ||||||||||||||||
Nông nghiệp | - Lễ cày tịch điền - Khuyến khích việc khai khẩn -Thủy lợi: đào kênh mương - Ban luật cấm giết trâu, bò | - Mở rộng diện tích, khai khẩn đất hoang - Rất chú trộng đếng việc là thủy lợi - Đặt chức Hà đê sứ, Khuyến nông sứ | - Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng - Chính sách hạn điền, biểu thuế đinh, thuế ruộng | ||||||||||||||||
Thủ công nghiệp | - Nhiều nghề rất phát triển:dệt lụa,... - Một số nghề được mở rộng:đúc đồng,.. - Một số công trình nổi tiếng: chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên,.. | - Các xưởng thủ công nghiệp nhà nước: làm gốm, dệt,...rất phát triển -Thủ công trong nhân dân rất phổ biến và phát triển: đồng, giấy,... -Nhiều làng nghề, phường nghề xuất hiện | -Đóng thuyền, đi biển, đúc tiền đồng, chế tạo vũ khí,.. | ||||||||||||||||
Thương nghiệp | -Trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước. -Nhiều chợ được thành lập -Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất | -Trong nước: các làng, xã chợ mọc lên ngày càng nhiều. Thăng Long là trung tâm buôn bán của cả nước. | -Ban hành tiền giấy sang tiền đồng | ||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
1.
a/ Nông nghiệp
_ giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.
_ khác nhau:
+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế
+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều
b/ Thủ công nghiệp
_ giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )
c/ Thương nghiệp
_ giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp
2. Nông nghiệp:
- Được phục hồi và phát triển.
- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất.
- Ruộng đất tư điền trang thái ấp nhiều lên.
Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý được mở rộng, nhiều ngành nghề.
- Thủ công nghiệp trong nhân dân phổ biến và phát triển, lập làng nghề thủ công.
Xã hội:
– Xã hội ngày càng phân hóa giữa các tầng lớp sâu sắc.
+ Tầng lớp thống trị : Vua,vương hầu,quý tộc.quan lại,địa chủ
+ Tầng lớp bị trị : Thợ thủ công,thương nhân,Nông dân tá điền,Nông nô,Nô tì.
Văn hóa:
- Đạo phật và nho giáo đều phát triển, nho giáo phát triển mạnh.
- Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đa dạng, phong phú: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng,...
- Bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ nôm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giáo dục:
- Mở rộng quốc tử giám.
- Trường học mở ra nhiều, các kì thi được tổ chức nhiều hơn.
Khoa học kĩ thuật:
- Thành lập quốc sử viện.
- Quân sự, y học đạt được nhiều thành tựu.
Kiến trúc và điêu khắc:
- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời: Thành Tây Đô, tháp Phổ Minh,...
- Nghệ thuật chạm, khắc tinh tế.
Câu 1:Sự chuyển biến của nền nông nghiệp thời Lý
- Ruộng đất trong cả nước trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu của vua. Nhưng thực tế, phần lớn ruộng đất lại do nông dân canh tác. Hằng năm, dân làng chia nhau ruộng đất công để cày cấy và nộp thuế cho nhà vua.
- Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ hoặc phong cấp cho con cháu, những người có công, làm các đền chùa.
- Nhà nước có những biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển:
+ Cày tịch điền
+ Khẩn hoang, đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng ngập lụt.
+ Cấm giết hại trâu, bò.
- Nhiều năm mùa màng bội thu:
+ Năm 1016 (triều Lý Thái Tổ).
+ Năm 1030, 1044 (triều Lý Thánh Tông)
+ Năm 1131 (triều Lý Nhân Tông)
+ Năm 1139, 1140 (triều Lý Anh Tông)
Câu 2: - Thủ công nghiệp rất phát triển với những nghề:
+ Uơm tơ, dệt lụa, làm gốm, đồ trang sức, làm giấy, in bản gỗ, …
+ Nhiều công trình: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định).
Câu 3:
So với thời Đinh - Tiền Lê, sự phân biệt đẳng cấp ở thời Lý đã sâu sắc hơn, sự phân biệt giàu - nghèo cũng rõ ràng hơn.
- Giai cấp bóc lột: tăng lên về số lượng. Những hoàng tử, công chúa, quan lại hay một số ít dân thường có nhiều ruộng đất đều trở thành địa chủ.
- Giai cấp bị bóc lột: những người nông dân chiếm đa số trong xã hội nhưng lại bị địa chủ bóc lột và chèn ép. Người nông dân nghèo phải cày ruộng, nộp tô cho địa chủ, có người phải rời bỏ quê hương đi khai hoang, lập nghiệp ở nhiều nơi.
Câu 4:* Giáo dục:
- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.
- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.
=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.
* Văn hóa:
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Tư tưởng:
+ Phật giáo phát triển thịnh trị, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi, nhiều công trình Phật giáo nổi tiếng ra đời.
+ Nho giáo đã được du nhập vào từ trước, tuy nhiên chưa được phát triển rộng rãi.
+ Đạo giáo: tiếp tục duy trì và phát triển.
- Nghệ thuật: Hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Dàn nhạc có trống, đàn, sáo, nhị.
- Đời sống tinh thần: nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa. Nhiều trò chơi dân gian như đá cầu, vật, đua thuyền rất được ham chuộng. Mùa xuân, khắp nơi đều mở hội.
- Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo.
+ Nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng và đặc sắc được xây dựng như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh),…
+ Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, các hình trang trí rồng, bệ đá hình hoa sen,… Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến ở thời Lý.
+ Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo, linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long.
Chúc bạn học tốt!Do môi trường đới ôn hoà rất đa dạng nên các nông sản chủ yếu phân bố ở các kiểu môi trường này rất khác nhau. Nếu đi từ các vĩ độ trung bình lên các vĩ độ cao, có thể thấy : Ở vùng cận nhiệt đới gió mùa (Đông Trung Quốc và Đông Nam Hoa Kì) có nguồn nhiệt ẩm phong phú, trồng được nhiều lúa nước, đậu tương, bông, các loại quả (cam, quýt, đào, mận...). Ở vùng khí hậu địa trung hải, nhất là ven Địa Trung Hải thuộc Nam Âu và ti- Phi. nổi tiếng về các loại nho và rượu vang. Những nơi này cũng trồng nhiều chanh, ôliu... Ở vùng ôn đới hải dương khí hậu ôn hoà, trên các đồng bằng thường trồng lúa mì củ cải đường, rau và nhiều loại hoa quả, trên các vùng núi có đồng cỏ tươi chăn nuôi bò thịt và bò sữa. Vào sâu nội địa là vùng ôn đới lục địa, khí hậu nóng hơn về mùa hạ và lạnh về mùa đông. Các vĩ độ trung bình là vùng trồng lúa mì chủ yếu của thế giới. Ở những nơi khô hơn, trồng đại mạch. Trên các thảo nguyên có đất đen màu mỡ, người ta trồng lúa mì, khoai tây, ngô và chăn nuôi bò, ngựa, lợn. ở các vùng hoang mạc ôn đới, chủ yếu chăn nuôi cừu. - Trên các vĩ độ cao hơn là vùng ôn đới lạnh, nông nghiệp kém phát triển, chủ yếu trồng khoai tây, lúa mạch đen... và chăn nuôi hươu Bắc cực. like mình nha :3
*Nông nghiệp:
- Quyền sở hữu ruộng đất chủ yếu thuộc về làng xã, theo tập tục chia nhau cày, cấy, nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
- Việc đào vét kênh mương, khai thẩn đất hoang được chú trọng nên nông nghiệp ổn định, bước đầu phát triển
- Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyễn khích -> Năm 987, 989 được mùa
*Thủ công nghiệp:
- Xây dựng một số xưởng thủ công. Từ thời ĐInh đã có xưởng đúc tiền, chế tạo vũ kí, may mũ áo, xây dựng chùa chiền...
- Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển như dệt lụa, làm gốm
*Thương nghiệp:
- Nhiều trung tâm buôn bán, chợ làng quê được hình thành, nhân dân 2 nước Việt - Tống thường xuyên qua lại, trao đổi hàng hóa.
Trước đây việc kiện tụng đều do quan xử lí nên có người xử khắc nghiệt có người xử oan ức nhà Lý làm theo bộ luật hình thư để có sự công bằng.
Đồng thời giảm sự nhung nhẽo lừa bịp của quan đại thần
Bộ Hình thư thời Lý nhằm bảo vệ vua, cung điện, bảo vệ của công, tài sản của nhân dân, nghiêm cấm mổ trâu bò, người phạm tội xử phạt rất nghiêm khắc.
Câu 1:Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến xã hội châu Âu :
Các cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, rất
nhiều vàng bạc châu báu và cả những con đường mới. những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ.
Câu 2: Quan hộ sản xuất tư bản chủ nghĩa ờ châu Âu được hình thành :Trong đó, cần nhấn mạnh sự ra đời của hai giai cấp cơ bản trong lòng xã hội phong kiến : tư sản (quý tộc, thương nhân giàu có) và vô sản (những người làm thuê, bị bóc lột kiệt quệ sức lao động).
Tình hình sản xuất nông nghiệp thời Lý :
- Ruộng đất gồm ruộng công làng xã; ruộng phong cấp cho con cháu , và người có công; ruộng khai hoang .
- Thủy lợi : cho đào kênh , khơi ngòi, đắp đê.
- Cấm mổ hại trâu bò để bảo vệ sức kéo .
- Nhà vua làm lễ tế thần Nông , xong tự cầm cày - lễ Tịch Điền .