Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những loại đất xấu, đất bạc màu, đất thoái hoá thường mang những nhược điểm gây hại cho cây trồng như đất bị mất tầng canh tác, nghèo kiệt dinh dưỡng, đặc biệt là nghèo chất hữu cơ, bị khô hạn, chai cứng hoặc bị ngập úng nước, bị chua hoá, mặn hoá... do vậy mà hiệu quả sản xuất thu được không cao.
Để có thể tiếp tục canh tác được trên vùng đất bạc màu đưa lại hiệu quả kinh tế cao bà con cần phải cải tạo đất bạc màu bằng các biện pháp tổng hợp như thuỷ lợi, luân canh cây trồng, thâm canh hợp lý, phân bón...
Đáp án: D. Cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học
Giải thích: Trường hợp không phải là biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học là cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học- SGK trang 59
Đáp án: D. Cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học
Giải thích: Trường hợp không phải là biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học là cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học- SGK trang 59
Đất là vốn cơ bản của nhà nông. Đất không mất đi sau mùa gặt hái, nhưng đất sẽ xấu dần đi hay tốt dần lên tuỳ thuộc vào quá trình khai thác và cải tạo con người. Đất tốt quyết định bởi khả năng giữ nước, giữ thức ăn, giữ không khí và bởi độ phì nhiêu của đất. Muốn sử dụng đất hợp lý phải luôn luôn chăm lo cải tạo đất.
Cải tạo đất bao gồm một hệ thống tổng hợp nhiều biện pháp: sanh ghềnh, lấp trũng, tránh xáo trộn lớp đất màu, thiết kế thuỷ lợi và giao thông một cách thuận tiện và hợp lý, cải tạo độ chua (bón vôi, thạch cao), cày bừa vun xới để làm cho đất có độ xốp thích hợp (giữ nước, giữ phân, giữ không khí). Quan trọng hơn nữa là phải bón đủ loại phân hữu cơ, phân vô cơ (N, P, K), phân vi lượng và trong một số trường hợp cần bón thêm phân vi sinh vật. Cố thi sĩ Hoàng Trung Thông đã viết: “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.