Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các phương tiện được nói đến trong văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa: thuyền đuôi én, ngựa, voi...
* 5 – 6 dòng
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa đã có nhiều sự đa dạng nhằm phù hợp với địa hình, khí hậu của từng khu vực, vùng miền. Như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, phương tiện của họ chủ yếu là các loại thuyền do sinh sống gần sông. Ngược lại dân tộc ở vùng Tây Nguyên chủ yếu dùng sức voi, sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa.
* 10 – 12 dòng
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa có nhiều sự đa dạng nhằm phù hợp với địa hình, điều kiện tự nhiên của từng khu vực, vùng miền. Như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, phương tiện của họ chủ yếu là các loại thuyền do sinh sống gần các con sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Lam... Ngoài ra, một vài tộc người khác họ cũng sử dụng xe quệt trâu kéo hay sức ngựa để vận chuyển hàng hóa. Các dân tộc ở vùng Tây Nguyên chủ yếu dùng sức voi, sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Ở đây phát triển nghề săn voi và thuần dưỡng voi, biến chúng thành voi mồi, voi săn để vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ, đi lại. Ở những vùng sông suối nhưng người dân Tây Nguyên không giỏi bơi lội, họ cũng sử dụng thuyền độc mộc để du chuyển qua sông nhưng nó chỉ phổ biến với đàn ông.
- Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa cung cấp những thông tin chính về phương tiện di cuyển của các dân tộc thiểu số xưa.
- Các phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sử dụng trong cuộc sống hiện nay như xe ngựa, xe máy, xe đạp, thuyền, ô tô…
- Các phương tiện được sử dụng hiện nay của các dân tộc thiểu số có sự được cải tiến và hiện đại hơn như ô tô, thuyền cỡ lớn, xe máy. Sự thay đổi này là nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại và những chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước trong việc giúp đỡ, tăng cường phát triển kinh tế của vùng các dân tộc thiểu số.
- Những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng:
+ Thuyền: được đóng từ các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước.
+ Bè, mảng: được xếp bởi nhiều thân tre có kích cỡ vừa phải.
+ Thuyền độc mộc đuôi én: được đục đẽo, chế tạo từ một thân gỗ tròn, thân thuyền thon dài, mũi và đuôi nhọn.
+ Xe quệt trâu kéo: được đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai càng quệt.
+ Ngựa
+ Sức voi
+ Thuyền độc mộc của người dân Tây Nguyên: được làm bằng các loại gỗ nhẹ, xốp, dai, ít nứt, chịu được nước. Tiết diện ngang của những caay gỗ làm thuyền có khi tới cả mét, chiều dài dăm, bảy, thậm chí chục mét, tùy theo từng tộc người.
→ Chúng được sử dụng nhằm vận chuyển người và vận chuyển hàng hóa, phục vụ đời sống và sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo:
+ Trên văn bản: “ ¹ Nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt”; “ ¹ Cần phân biệt: “đọc bằng mắt” và “đọc thầm”. Đọc thầm là nhìn vào văn bản, miệng vẫn lẩm bẩm theo từng chưa; đọc bằng mắt là “đọc bằng giọng đọc bên trong” tức “đọc bằng não”
+ Tài liệu tham khảo: “ ¹ Trong sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, ở mục Tham khảo, trang 276, tác giả A-đam Khu đưa ra một danh mục gồm 22 tài liệu tham khảo. Người biên soạn chỉ trích ra 6 trong số 22 tài liệu ấy.”
- Mục Tài liệu tham khảo (trích) ở cuối văn bản gồm 6 đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị có thông tin về tên tác giả, tên văn bản gốc, nơi xuất bản và năm sáng tác.
- Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng ghi nguồn được tham khảo để viết văn bản.
- Cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo:
+ Trên văn bản: “ ¹ Nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt”; “ ¹ Cần phân biệt: “đọc bằng mắt” và “đọc thầm”. Đọc thầm là nhìn vào văn bản, miệng vẫn lẩm bẩm theo từng chưa; đọc bằng mắt là “đọc bằng giọng đọc bên trong” tức “đọc bằng não”
+ Tài liệu tham khảo: “ ¹ Trong sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, ở mục Tham khảo, trang 276, tác giả A-đam Khu đưa ra một danh mục gồm 22 tài liệu tham khảo. Người biên soạn chỉ trích ra 6 trong số 22 tài liệu ấy.”
- Mục Tài liệu tham khảo (trích) ở cuối văn bản gồm 6 đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị có thông tin về tên tác giả, tên văn bản gốc, nơi xuất bản và năm sáng tác.
- Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng ghi nguồn được tham khảo để viết văn bản.
Trong cuộc sống ngày xưa , phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam thường được sử dụng là ngựa hoặc voi . Vì đây là phương tiện sẽ giúp dân tộc tiểu số về ngày trước vượt qua được mọi địa hình khó khăn , những núi trắc trở và vòng vèo . Từ những miêu tả và nội dung của bài " Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa " đã giúp cho người đọc hình dung , hiểu thêm được nhiều những phương tiện mà chính dân tộc từ đời trước con cháu đã sử dụng có trong từ khoảng thế kỉ X - XVIII và những phương tiện đó đã được coi là bộ phận quan trọng và cũng được coi là thành tố văn hóa vật chất của các cộng đồng tộc người từ thưở xa xưa .
Từ thế kỉ thứ X – XVIII, các dân tộc vùng núi phía Bắc chủ yếu di chuyển theo cách đi bộ. Tuy nhiên, ở một số dân tộc đã xuất hiện các cách vận tải, khác như: Người La Ha, Thái dùng thuyền, bè, mảng; người Sán Dìu dùng xe quệt trâu; Người mông, Hà Nhì, Dao dùng sức ngựa. Khác với các dân tộc vùng núi phía Bắc, các dân tộc ở Tây nguyên lại chủ yếu dùng sức voi, ngựa để vận chuyển. Ở các buôn làng ven sông, suối thì lại sử dụng các thuyền độc mộc.
- Em biết các dân tộc như Thái, Cao Lan, Mường, Mông, Ê-đê. Những người dân tộc này họ thường sử dụng ngựa, hoặc voi khi di chuyển trên cạn.
Việc đưa tên các tài liệu tham khảo vào cuối bài viết nhằm mục đích khẳng định nội dung bài viết mang tính khoa học, được tham khảo tổng hợp từ nhiều nguồn. Từ đó tạo niềm tin cho người đọc.
Tác dụng: làm người đọc hiểu rõ ý hơn, chi tiết hơn.
Tác dụng của việc trích dẫn và đưa tên các tài liệu tham khảo vào văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa giúp cho người đọc, người nghe có thể hiểu rõ hơn về nội dung được đề cập đến trong bài, tạo sự phong phú và thuyết phục cho thông tin được trình bày.