K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2024

a, c, f.Ngăn cách giữa các vế của câu ghép.

b,d,e,g,h.Ngăn cách các bộ phận trong vị ngữ.

c. 

16 tháng 4 2022

A. 1 quan hệ từ

13 tháng 5 2022

Câu 28: Dòng nào có từ nhiều nghĩa?*

A. Chim ăn quả chín. Nó làm tôi ngượng chín mặt.

B. Anh sao cho tôi 2 bản . Cô ấy là sao.

C. Bác ấy đang cô đơn. Cô tôi là giáo viên.

D. Bản làng tôi rất đẹp. Bác ấy đang tôi vôi.

13 tháng 5 2022

A

BÀ TÔI          Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua trường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về.          Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít...
Đọc tiếp

BÀ TÔI

          Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua trường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về.

          Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Nhưng tôi không muốn bà vào sân trường, lớp tôi trông thấy, chúng nó lại trêu :

–     Hoàng sướng thật. Bà chiều cậu thế ?

Trống xếp hàng, bà vẫn chưa chịu về. Tôi nhăn nhó :

–     Bà ơi, bà về đi, bà về đi.

Và đưa tay vẫy vẫy bà.

Chiều bà đến đón tôi. Trên đường đi, bà hỏi tôi, giọng đượm buồn :

–     Này con, con sợ xấu hổ vì các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá à ?

Tôi vội vàng lắc đầu :

–     Không phải thế, nhưng các bạn bảo “Hoàng lớn rồi mà cứ để cho bà phải lo lắng”.

Tôi nhăn nhó :

–     Cháu cứ nói mãi mà bà không chịu nghe cơ. Có hôm cô giáo bảo cháu : “Chắc bà sợ nhà trường cho con ăn đói đấy. Có hôm cô còn thấy bà cầm đầy một túi bỏng ngô” mặc dù cô vừa nói vừa cười.

          Từ hôm đó, buổi trưa, bà tôi không ra nữa. Mấy hôm đầu tôi cũng thấy buồn buồn.

          Chiều đón tôi về nhà, bà có bao việc phải làm nhưng bà cứ tắm gội cho tôi, lại còn tắm gội rất kĩ, kì cọ từ cái răng, cái tai. “Trời ạ !”. Nhiều lúc tôi kêu lên như thế.

          Rồi một hôm, tôi cương quyết nói với bà :

–     Bà ơi, hôm nay, bà để cháu tắm lấy bà ạ. Cháu sẽ tắm sạch sẽ như bà tắm cho cháu. Cháu lớn rồi mà bà cứ coi như trẻ con.

          Bà tôi cười :

–     Lớn rồi ư ? Chưa đầy mười tuổi thì lớn với ai cơ chứ ?

          Nhưng dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen:

–     Được rồi, sạch đấy, thơm đấy.

Tôi nhớ mãi có lần bà nói :

–     Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì chắc lúc ấy bà cũng không còn nữa.

          Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…

(Trần Huy Hoàng)

          Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1.   Người bà trong câu chuyện đã “chiều” cháu như thế nào ?

a.    Dạy cháu học.

b.   Mua quần áo đẹp cho cháu.

c.    Mua quà mang đến lớp cho cháu và đón cháu vào buổi chiều.

2.   Tại sao bạn nhỏ không muốn bà đến thăm mình vào buổi trưa ?

a.    Vì bạn xấu hổ sợ các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá.

b.   Vì bạn ngượng với các bạn là mình đã lớn rồi mà còn để bà phải lo lắng.

c.    Vì cả hai ý trên.

3.   Tại sao bạn nhỏ muốn tự mình tắm lấy ?

a.    Vì bạn cho rằng mình đã lớn rồi.

b.   Vì bạn thương bà vất vả.

c.    Cả hai ý trên.

4.   Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

a.    Phải biết giúp bà mọi việc cho bà đỡ vất vả.

b.   Trẻ con không nên làm nũng người lớn.

c.    Phải biết yêu thương, trân trọng những tình cảm của người thân dành cho mình.

v LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1 :Các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ.

          Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…

Bài 2.Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi.

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Bài 3.a) Hai câu cuối trong đoạn văn bài 1 là câu đơn hay câu ghép ?

……………………………………………………………………………………………………………..

b) Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu thứ hai thành câu ghép chính phụ.( lưu ý câu ghép chính phụ là câu ghép dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ để nối kết giữa các vế câu ghép.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 4 : a, Đặt một câu ghép trực tiếp và xác định cấu tạo câu.

 ……………………………………………………………………………………………….

b, Đặt  một câu ghép có dùng từ nối để nối kết các vế câu và xác định cấu tạo câu.

………………………………………………………………………………………………..

1
7 tháng 1 2022

1:c

2:b

3:c

Bài 2:                                                      Cây tre           Cành lá tre này cũng như cành lá tre khác, không có gì đặc biệt nhưng tôi không bao giờ nhìn ngắm một cành tre mà không thấy nổi lên trong lòng những ý nghĩ và những cảm  giác lúc nào cũng giống nhau.           Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang...
Đọc tiếp

Bài 2:                                                      Cây tre

 

        Cành lá tre này cũng như cành lá tre khác, không có gì đặc biệt nhưng tôi không bao giờ nhìn ngắm một cành tre mà không thấy nổi lên trong lòng những ý nghĩ và những cảm  giác lúc nào cũng giống nhau.

 

        Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang động âm thầm và kín đáo trong tâm hồn. Hình như một cảm giác gì thanh thoát và lạnh lẽo, một cái gì vừa cứng cỏi lại vừa chua xót, vừa thiết tha lại vừa thanh đạm, như tâm hồn một nhà ẩn dật thời xa, chán những điều thế tục đem giấu cái tài năng không được ai biết trong rừng núi….. Vài lá tre dài, nhọn, vắt qua trăng sáng trông thật giống một bức tranh phóng bút của Tàu.

 

       Những bức tranh ấy không những chỉ phơi bày một cành mà thôi, nó lại còn là một ý nghĩa biểu hiện nữa mà chúng ta không ra thoát. Tre cũng như thông, được người ta lấy làm biểu hiện của người thanh cao, danh lợi không phàm và trong ngọn gió đầu sương vẫn giữ được tâm hồn ngay thẳng.

 

a)     Khoanh tròn các quan hệ từ có trong đoạn văn.

 

b)     Các từ: cứng cỏi, chua xót, ngọn gió đầu sương, ngay thẳng được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? ……………………………..…………………………………….

 

c)     Ghi lại 2 từ đồng nghĩa với mỗi từ đó:

 

    - Cứng cỏi: ………………………………………..……………………………………….

 

    - Chua xót: ………………………………………….……………………………………..

 

    - Ngọn gió đầu sương: ……………………………………………………………………..

 

     d) Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ và khoanh tròn trạng ngữ (nếu có) của hai câu sau:

 

- Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang động âm thầm và kín đáo trong tâm hồn.

 

- Những bức tranh ấy không những chỉ phơi bày một cành mà thôi, nó lại còn là một ý nghĩa biểu hiện nữa mà chúng ta không ra thoát.

Làm hộ mik ik 

Đang cần 

 

 

 

 

 

 

 

0
7 tháng 5 2022

ngượng nghịu->từ láy

,xấu hổ->TỪ GHÉP

7 tháng 5 2022

thanks

 

Cơm nắm của Mận nhiều cơm hơn cơm nắm mà Thơm mang theo.Mận nói với Vị ThầnMận: Ráng ăn cho hết cơm nắm nha.Có muốn xin thêm cũng không được đâu.Vị Thần 1: Ủa ? Còn đồ ăn của cô đâu ?Mận: Nhà tôi nghèo lắm nên tôi chỉ lấy được 3 nắm cơm thôi.Mấy ông Vị Thần ăn đi.Tôi nhịn đói được.Vị Thần 1 đang ăn cơm nắm mà nói với Vị Thần 3.Vị Thần 1: Ngon thật à ? Ngon thiệt à...
Đọc tiếp

Cơm nắm của Mận nhiều cơm hơn cơm nắm mà Thơm mang theo.Mận nói với Vị Thần

Mận: Ráng ăn cho hết cơm nắm nha.Có muốn xin thêm cũng không được đâu.

Vị Thần 1: Ủa ? Còn đồ ăn của cô đâu ?

Mận: Nhà tôi nghèo lắm nên tôi chỉ lấy được 3 nắm cơm thôi.Mấy ông Vị Thần ăn đi.Tôi nhịn đói được.

Vị Thần 1 đang ăn cơm nắm mà nói với Vị Thần 3.

Vị Thần 1: Ngon thật à ? Ngon thiệt à ?

Mận đứng phía gốc cây rồi nói.

Mận: Ta đâu có nhầm.Mấy Vị Thần ăn cơm nắm đi.Còn ta,ta ăn đùi gà.

Mận nói dối Vị Thần nên Vị Thần 3 thấy được Mận nói dối rồi Ba Vị Thần ném lá chuối.

Vị Thần 1: Cô Mận đúng là đồ Vô tâm.

Vị Thần 3: Hóa ra, Cô Mận vô đây để cho chúng tôi ăn cơm mà Cô Mận giả vờ tốt bụng tôi sao ?

Vị Thần 2: Tôi ghét cô gái này rồi đó.

Mận: Ủa ? Rồi, ăn cơm xong chưa ? Ăn xong rồi thì làm gì nhanh lên đi.Làm phép đi cho người ta còn đi về.

Vị Thần 1: Ủa ? Vậy là cô Mận không hái nấm hả ?

Mận: Hái nấm làm chi nữa trời ?

Vị Thần 3: Vậy sao lúc đầu cô vào đây để hái nấm ?

Vị Thần 2: Vậy là cô Mận nói dối đúng không ?

Mận: Không có nha,Không có nói dối nha.Tại hồi nãy thích hái.Bây giờ hết thích hái nấm.

Mận nói với Vị Thần 1 rằng Ráng ăn cho hết cơm nắm nha.Có muốn............. cũng không được đâu.

A.Xin thêm

B.Lãng phí

C.Giúp đỡ

3
21 tháng 4 2022

A

21 tháng 4 2022

A. Xin thêm nhen cậuuuu

29 tháng 12 2022

Câu 15. Trong các câu sau đây, câu nào có từ "ăn" được dùng theo nghĩa gốc:

          A. Làm không cẩn thận thì ăn đòn như­ chơi!

          B. Chúng tôi là những ng­ười làm công ăn l­ương.

          C. Cá không ăn muối cá ươn.

          D. Bạn Hà thích ăn cơm với cá.

Câu 16. Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa của từ "chạy" trong thành ngữ "Chạy thầy chạy thuốc"

    A. Di chuyển nhanh bằng chân

    B. Hoạt động của máy móc

    C. Khẩn trương tránh những điều không may xảy ra.

    D. Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn.

28 tháng 12 2022

câu 15:D

câu16:C

NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi biết chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì...
Đọc tiếp

NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi biết chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép, trích Ngữ Văn 9, Tập 1, tr.22, NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Hãy chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, tại sao không nhận được xu nào từ nhân vật tôi mà ông lão vẫn cảm ơn và nói: Như vậy là cháu đã cho lão rồi.?

Câu 4 (1,0 điểm): Hãy nhận xét ngắn gọn về nhân vật tôi trong câu chuyện trên.

Mong các ah chị giúp em em gấp lắm rồi ạ

4
28 tháng 5 2022

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự

Câu 2 (0,5 điểm): Hãy chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong văn bản.

- Từ láy: giàn giụa, run run

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, tại sao không nhận được xu nào từ nhân vật tôi mà ông lão vẫn cảm ơn và nói: Như vậy là cháu đã cho lão rồi ?

- Theo em, nhân vật ông lão vẫn cảm ơn vì ông đã nhận được sự cảm thông từ cậu bé

Câu 4 (1,0 điểm): Hãy nhận xét ngắn gọn về nhân vật tôi trong câu chuyện trên.

- Nhân vật tôi là một nhân vật giàu lòng nhân ái, đầy lòng vị tha

28 tháng 5 2022

Câu 1: PTBĐ: Tự sự

Câu 2: Từ láy: giàn giụa, run rẩy

Câu 3: Vì ông lão đã nhận được sự quan tâm, yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ của cậu bé qua hành động lục hết túi nọ đến túi kia, run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông nói lời xin lỗi với ông.

Câu 4: Nhân vật tôi là một cậu bé thương người, biết quan tâm, giúp đỡ người khác, cậu có một trái tim rất ấm áp

10 tháng 1 2022

Đại từ: tôi, cô

Đại từ là  tôi và cô